Thuế thu nhập doanh nghiệp: Hồi hộp chờ sửa Nghị định 124
Bộ Tài chính vừa chính thức trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp đang hết sức hồi hộp với dự thảo sửa đổi, vì nếu được thông qua, mức thuế phải đóng có thể sẽ thay đổi đáng kể.
Sau hơn hai năm thực hiện, Nghị định 124 được xem là đã “phát huy tác dụng”, trong đó việc thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông hạ từ 28% xuống 25% đã góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh.
Nghị định cũng quy định thu hẹp diện ưu đãi theo ngành nghề, lĩnh vực, chỉ áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn cần đặc biệt khuyến khích đầu tư và những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, qua đó tập trung được nguồn lực tài chính phát triển những ngành nghề mũi nhọn và phát triển kinh tế, xã hội của những địa bàn có điều kiện khó khăn, giảm sức ép đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trong quá trình thực hiện Nghị định 124 đã phát sinh một số vướng mắc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Quy định chi tiết về chuyển nhượng chứng khoán
Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, Nghị định 124 quy định nguyên tắc về việc xác định thu nhập của hoạt động chuyển nhượng vốn được trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng, tuy nhiên chưa có quy định về các khoản thặng dư vốn cổ phần phát sinh khi công ty cổ phần phát hành cổ phiếu lần đầu hoặc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn.
Trên thực tế có trường hợp có hoạt động chuyển nhượng vốn nhưng không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ có phát sinh thu nhập. Câu hỏi đặt ra là khoản thu nhập này có phải kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hay không.
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp doanh nghiệp cổ phần tiến hành chia tách, hợp nhất, sáp nhập mà phải thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì cổ đông của các doanh nghiệp này có cổ phiếu bị hoán đổi có phải kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần chênh lệch do hoán đổi cổ phiếu ngay tại thời điểm hoán đổi không cũng cần được quy định rõ để tránh vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Về vấn đề này, hướng xử lý của Bộ Tài chính là trường hợp công ty cổ phần thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu hoặc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn thì phần chênh lệch lớn hơn giữa giá phát hành và mệnh giá được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn cổ phần và không tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thặng dư vốn cổ phần.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ....) có phát sinh thu nhập thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong khi đó, trường hợp doanh nghiệp cổ phần tiến hành chia tách, hợp nhất, sáp nhập mà phải thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì cổ đông (là tổ chức) của các doanh nghiệp này nếu có phát sinh thu nhập do hoán đổi cổ phiếu thì phải kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm thực hiện hoán đổi cổ phiếu.
Thuê đất “lỏng” hơn, chuyển nhượng “chặt” hơn
Một trong những nội dung được các doanh nghiệp bất động sản đặc biệt quan tâm là cách tính doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê lại đất đã trả tiền một lần cho nhiều năm
Nghị định 124 quy định: trong trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước.
Theo Bộ Tài chính, có ý kiến cho rằng quy định nêu trên là cứng nhắc và chưa phản ánh đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên cho thuê trong trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm và chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản, bởi vì số tiền thu được một lần của nhà đầu tư khi thực hiện phân bổ cho từng năm sẽ thấp hơn nhiều so với việc thu tiền từng năm của nhà đầu tư dẫn đến công ty sẽ bị lỗ trong thời gian đầu do phải đầu tư nhiều.
Ngoài ra, có những trường hợp doanh nghiệp cho thuê tài sản thu tiền một lần, toàn bộ chi phí do bên thuê chịu, sau đó doanh nghiệp bị phá sản hoặc trường hợp doanh nghiệp tư nhân có nhà cho thuê thu tiền một lần sau đó ra nước ngoài sinh sống thì quy định phân bổ doanh thu thu tiền trước theo số năm trả tiền trước như hiện hành sẽ phát sinh vướng mắc.
Về vấn đề này, dự thảo nghị định mới đã bổ sung quy định trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm và chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản thì được lựa chọn xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc tính toàn bộ số tiền cho thuê thu trước cho nhiều năm vào năm thu tiền; trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế, việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của số năm trả tiền trước chia cho số năm bên thuê trả tiền trước.
Vẫn theo Nghị định 124, tại điều 13 quy định "thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; thu nhập từ cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai không phân biệt có hay không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất".
Tuy nhiên Nghị định 124 chỉ đề cập đến bất động sản là quyền sử dụng đất, quyền thuê đất mà chưa có quy định bất động sản bao gồm cả tài sản gắn liền với đất như nhà, công trình xây dựng...
Vì vậy, theo Bộ Tài chính, việc bổ sung khái niệm bất động sản theo pháp luật về dân sự để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của chính sách thuế là cần thiết.
Để phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự, dự thảo nghị định đã bổ sung “thu nhập từ chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó không phân biệt có hay không có chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; thu nhập từ chuyển nhượng các tài sản khác gắn liền với đất đai” vào khái niệm về thu nhập từ bất động sản quy định tại điều 13 Nghị định 124.
Sau hơn hai năm thực hiện, Nghị định 124 được xem là đã “phát huy tác dụng”, trong đó việc thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông hạ từ 28% xuống 25% đã góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh - Ảnh: Reuters. |
Nhiều doanh nghiệp đang hết sức hồi hộp với dự thảo sửa đổi, vì nếu được thông qua, mức thuế phải đóng có thể sẽ thay đổi đáng kể.
Sau hơn hai năm thực hiện, Nghị định 124 được xem là đã “phát huy tác dụng”, trong đó việc thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông hạ từ 28% xuống 25% đã góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh.
Nghị định cũng quy định thu hẹp diện ưu đãi theo ngành nghề, lĩnh vực, chỉ áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn cần đặc biệt khuyến khích đầu tư và những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, qua đó tập trung được nguồn lực tài chính phát triển những ngành nghề mũi nhọn và phát triển kinh tế, xã hội của những địa bàn có điều kiện khó khăn, giảm sức ép đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trong quá trình thực hiện Nghị định 124 đã phát sinh một số vướng mắc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Quy định chi tiết về chuyển nhượng chứng khoán
Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, Nghị định 124 quy định nguyên tắc về việc xác định thu nhập của hoạt động chuyển nhượng vốn được trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng, tuy nhiên chưa có quy định về các khoản thặng dư vốn cổ phần phát sinh khi công ty cổ phần phát hành cổ phiếu lần đầu hoặc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn.
Trên thực tế có trường hợp có hoạt động chuyển nhượng vốn nhưng không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ có phát sinh thu nhập. Câu hỏi đặt ra là khoản thu nhập này có phải kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hay không.
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp doanh nghiệp cổ phần tiến hành chia tách, hợp nhất, sáp nhập mà phải thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì cổ đông của các doanh nghiệp này có cổ phiếu bị hoán đổi có phải kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần chênh lệch do hoán đổi cổ phiếu ngay tại thời điểm hoán đổi không cũng cần được quy định rõ để tránh vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Về vấn đề này, hướng xử lý của Bộ Tài chính là trường hợp công ty cổ phần thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu hoặc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn thì phần chênh lệch lớn hơn giữa giá phát hành và mệnh giá được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn cổ phần và không tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thặng dư vốn cổ phần.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ....) có phát sinh thu nhập thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong khi đó, trường hợp doanh nghiệp cổ phần tiến hành chia tách, hợp nhất, sáp nhập mà phải thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì cổ đông (là tổ chức) của các doanh nghiệp này nếu có phát sinh thu nhập do hoán đổi cổ phiếu thì phải kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm thực hiện hoán đổi cổ phiếu.
Thuê đất “lỏng” hơn, chuyển nhượng “chặt” hơn
Một trong những nội dung được các doanh nghiệp bất động sản đặc biệt quan tâm là cách tính doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê lại đất đã trả tiền một lần cho nhiều năm
Nghị định 124 quy định: trong trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước.
Theo Bộ Tài chính, có ý kiến cho rằng quy định nêu trên là cứng nhắc và chưa phản ánh đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên cho thuê trong trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm và chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản, bởi vì số tiền thu được một lần của nhà đầu tư khi thực hiện phân bổ cho từng năm sẽ thấp hơn nhiều so với việc thu tiền từng năm của nhà đầu tư dẫn đến công ty sẽ bị lỗ trong thời gian đầu do phải đầu tư nhiều.
Ngoài ra, có những trường hợp doanh nghiệp cho thuê tài sản thu tiền một lần, toàn bộ chi phí do bên thuê chịu, sau đó doanh nghiệp bị phá sản hoặc trường hợp doanh nghiệp tư nhân có nhà cho thuê thu tiền một lần sau đó ra nước ngoài sinh sống thì quy định phân bổ doanh thu thu tiền trước theo số năm trả tiền trước như hiện hành sẽ phát sinh vướng mắc.
Về vấn đề này, dự thảo nghị định mới đã bổ sung quy định trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm và chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản thì được lựa chọn xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc tính toàn bộ số tiền cho thuê thu trước cho nhiều năm vào năm thu tiền; trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế, việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của số năm trả tiền trước chia cho số năm bên thuê trả tiền trước.
Vẫn theo Nghị định 124, tại điều 13 quy định "thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; thu nhập từ cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai không phân biệt có hay không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất".
Tuy nhiên Nghị định 124 chỉ đề cập đến bất động sản là quyền sử dụng đất, quyền thuê đất mà chưa có quy định bất động sản bao gồm cả tài sản gắn liền với đất như nhà, công trình xây dựng...
Vì vậy, theo Bộ Tài chính, việc bổ sung khái niệm bất động sản theo pháp luật về dân sự để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của chính sách thuế là cần thiết.
Để phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự, dự thảo nghị định đã bổ sung “thu nhập từ chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó không phân biệt có hay không có chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; thu nhập từ chuyển nhượng các tài sản khác gắn liền với đất đai” vào khái niệm về thu nhập từ bất động sản quy định tại điều 13 Nghị định 124.
Theo DĐDN