Quy hoạch sân golf: Hiểm hoạ đằng sau những con số
Khác với dự tính quy hoạch cả nước sẽ có 90 sân golf đến năm 2020 theo Quyết định số 1946 của Chính phủ, mới đây Bộ KHĐT đề xuất nới số lượng dự án lên đến 115. Tức là cứ 1 tỉnh - kể cả tỉnh miền núi khó khăn thì bình quân sẽ có 2 sân golf.
Với nhiều phương án mang tính mở cho số lượng sân golf phát sinh, đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng đất lúa, liệu cơ quan này có đủ thuyết phục Chính phủ trước vấn đề vốn dĩ luôn gây nhiều tranh cãi dư luận lâu nay?
90 sân golf, chưa đủ?
Bộ KHĐT vừa có văn bản về việc thực hiện quy hoạch sân golf đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ, theo đó đề nghị bổ sung thêm dự án sân golf, nâng số sân golf quy hoạch từ 90 lên 115 sân. Có vẻ như con số 90 này vẫn còn là... hơi ít cho các nhà hoạch định chính sách!
Vấn đề sân golf đã từng nóng dư luận, nóng nghị trường và thu hút tò mò của hàng chục chuyên gia kinh tế, BĐS trong và ngoài nước vài năm qua. Từ bấy đến nay, mọi chuyện tưởng chừng như “lắng” xuống khi Chính phủ phải vào cuộc rà soát lại hàng trăm dự án sân golf được vẽ ra như nấm. Theo đó trong tổng 166 dự án đã lược đi 76 sân golf (với 15.600ha đất các loại bị thu hồi), giữ lại con số tròn trĩnh 90 với lộ trình quy hoạch “dài hơi” đến năm 2020. Nhưng mới đây, Bộ KHĐT lại xin phép Thủ tướng bổ sung thêm 28 dự án, chỉ lược đi 3 dự án thiếu khả thi, nâng số sân golf đề đạt lên 115 dự án. Cơ quan này đã có tờ trình với nội dung rất cụ thể về việc xin bổ sung khoảng 3.812ha đất cho 28 dự án này và con số 115 sẽ là con số “cứng” từ nay cho đến hết 2020.
Khoan bàn đến việc Bộ KHĐT xin bổ sung số lượng sân golf, riêng trong 90 sân golf “cứng” đã được Chính phủ phê duyệt nằm trong địa bàn 34/63 tỉnh thành đã thấy có quá nhiều vấn đề. Theo Bộ KHĐT, cho đến nay chỉ có 29/90 sân golf đã đi vào hoạt động. Phức tạp hơn, có 22 sân đang xây dựng, 13 sân được cấp giấy phép chứng nhận đầu tư, 23 sân được chấp nhận... chủ trương đầu tư và cũng 23 sân... đang trong quá trình xem xét chủ trương đầu tư.
Chỉ 3 sân bị loại khỏi “cuộc chơi” do không đáp ứng các tiêu chí, điều kiện đầu tư là sân golf Yên Lập (Quảng Ninh), Khu du lịch nghỉ dưỡng Nam A Lăng Cô (Huế) và Khu du lịch biển Bình Thuận. Với 28 dự án mới bổ sung, Bộ KHĐT khẳng định đáp ứng đủ chỉ tiêu và điều kiện theo quy định của Chính phủ, nằm ở khu vực đất đồi, đất cát và tuyệt đối không sử dụng đất lúa. Xem ra việc “đổi” 3 sân golf thừa trong quy hoạch lấy thêm 28 sân mới để cho là đủ một lần nữa cho thấy sự bất cập.
Quá liều lĩnh?
Sẽ không có gì đáng nói nếu những dự án sân golf này chỉ đơn thuần là sân để chơi golf. Cũng tại tờ trình, Bộ KHĐT nêu rõ trong số 90 dự án sân golf nằm trong quy hoạch, chỉ 21 dự án là kinh doanh sân golf đơn thuần, còn lại 69 dự án khác kết hợp bất động sản (BĐS) và khu du lịch, sân golf chỉ là một dự án thành phần. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ 40% quỹ đất dành cho sân golf, còn lại tập trung cho khu du lịch sinh thái, trung tâm thương mại đi kèm. Ví dụ như sân golf Tam Nông (Phú Thọ) đất dự án là 2.000ha song đất xây sân chỉ gần 172ha, đất xây sân golf trong tổng 1.200ha dự án Khu du lịch quốc tế Tản Viên (Hà Nội) chỉ chiếm 200ha...
Kết quả mới đây nhất của đoàn kiểm tra liên ngành về quy hoạch sân golf cho thấy hiệu quả đầu tư các dự án golf hiện nay chủ yếu là từ BĐS (bán và cho thuê biệt thự). Theo tính toán, nếu chỉ đơn thuần kiếm lãi từ việc cho thuê phí chơi golf khoảng 100USD/lượt/ngày thì nhà đầu tư chắc chắn... lỗ nặng!
Về tác động môi trường, Bộ KHĐT khẳng định trong 64 dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường đã có 55 dự án được phê duyệt báo cáo, 9 dự án đang thực hiện. Đoàn thanh tra liên ngành bước đầu nhận thấy các thông số được lấy mẫu để kiểm tra đều phù hợp với tiêu chuẩn môi trường cho phép.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia ngành TNMT, đất sử dụng làm sân golf gây ô nhiễm môi trường gấp 5 – 8 lần so với sử dụng sản xuất nông nghiệp. Trung bình mỗi ngày tiêu tốn 150.000m3 nước mặt để tưới, sử dụng nhiều loại hóa chất độc hại để giữ đất, giữ cỏ cho sân, trong đó có chất giữ đất khỏi trượt lở có khả năng gây ung thư cao. Lượng phân bón hóa học tưới cỏ cũng được tính toán là lớn hơn gấp 5 lần hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Vị chuyên gia này cảnh báo, quỹ đất một khi đã dùng để làm sân golf rồi thì khi hoàn trả, chất đất không lấy lại được như ban đầu kể cả khi phải tiêu tốn một khoản đầu tư không nhỏ để cải tạo lại đất.
Với các tác động trên, câu hỏi đặt ra là con số 115 sân golf liệu quá nhiều và quá “liều” cho một đất nước còn nghèo như VN? Dù việc xây sân golf là cần thiết cho phát triển kinh tế, du lịch nói chung, nhưng trước quá nhiều bất cập, tính trung bình mỗi tỉnh có gần 2 sân golf, dư luận sẽ tiếp tục ngồi yên?
Với nhiều phương án mang tính mở cho số lượng sân golf phát sinh, đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng đất lúa, liệu cơ quan này có đủ thuyết phục Chính phủ trước vấn đề vốn dĩ luôn gây nhiều tranh cãi dư luận lâu nay?
90 sân golf, chưa đủ?
Bộ KHĐT vừa có văn bản về việc thực hiện quy hoạch sân golf đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ, theo đó đề nghị bổ sung thêm dự án sân golf, nâng số sân golf quy hoạch từ 90 lên 115 sân. Có vẻ như con số 90 này vẫn còn là... hơi ít cho các nhà hoạch định chính sách!
Vấn đề sân golf đã từng nóng dư luận, nóng nghị trường và thu hút tò mò của hàng chục chuyên gia kinh tế, BĐS trong và ngoài nước vài năm qua. Từ bấy đến nay, mọi chuyện tưởng chừng như “lắng” xuống khi Chính phủ phải vào cuộc rà soát lại hàng trăm dự án sân golf được vẽ ra như nấm. Theo đó trong tổng 166 dự án đã lược đi 76 sân golf (với 15.600ha đất các loại bị thu hồi), giữ lại con số tròn trĩnh 90 với lộ trình quy hoạch “dài hơi” đến năm 2020. Nhưng mới đây, Bộ KHĐT lại xin phép Thủ tướng bổ sung thêm 28 dự án, chỉ lược đi 3 dự án thiếu khả thi, nâng số sân golf đề đạt lên 115 dự án. Cơ quan này đã có tờ trình với nội dung rất cụ thể về việc xin bổ sung khoảng 3.812ha đất cho 28 dự án này và con số 115 sẽ là con số “cứng” từ nay cho đến hết 2020.
Vùng đất cằn cỗi xã Phước Lại - huyện Cần Giuộc (TPHCM) dành cho dự án sân golf, được xem là quyết định hợp lý. |
Khoan bàn đến việc Bộ KHĐT xin bổ sung số lượng sân golf, riêng trong 90 sân golf “cứng” đã được Chính phủ phê duyệt nằm trong địa bàn 34/63 tỉnh thành đã thấy có quá nhiều vấn đề. Theo Bộ KHĐT, cho đến nay chỉ có 29/90 sân golf đã đi vào hoạt động. Phức tạp hơn, có 22 sân đang xây dựng, 13 sân được cấp giấy phép chứng nhận đầu tư, 23 sân được chấp nhận... chủ trương đầu tư và cũng 23 sân... đang trong quá trình xem xét chủ trương đầu tư.
Chỉ 3 sân bị loại khỏi “cuộc chơi” do không đáp ứng các tiêu chí, điều kiện đầu tư là sân golf Yên Lập (Quảng Ninh), Khu du lịch nghỉ dưỡng Nam A Lăng Cô (Huế) và Khu du lịch biển Bình Thuận. Với 28 dự án mới bổ sung, Bộ KHĐT khẳng định đáp ứng đủ chỉ tiêu và điều kiện theo quy định của Chính phủ, nằm ở khu vực đất đồi, đất cát và tuyệt đối không sử dụng đất lúa. Xem ra việc “đổi” 3 sân golf thừa trong quy hoạch lấy thêm 28 sân mới để cho là đủ một lần nữa cho thấy sự bất cập.
Theo đề xuất của Bộ KHĐT, đến năm 2020, trung bình mỗi tỉnh sẽ có 2 sân golf(!?) (ảnh minh hoạ). |
Quá liều lĩnh?
Sẽ không có gì đáng nói nếu những dự án sân golf này chỉ đơn thuần là sân để chơi golf. Cũng tại tờ trình, Bộ KHĐT nêu rõ trong số 90 dự án sân golf nằm trong quy hoạch, chỉ 21 dự án là kinh doanh sân golf đơn thuần, còn lại 69 dự án khác kết hợp bất động sản (BĐS) và khu du lịch, sân golf chỉ là một dự án thành phần. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ 40% quỹ đất dành cho sân golf, còn lại tập trung cho khu du lịch sinh thái, trung tâm thương mại đi kèm. Ví dụ như sân golf Tam Nông (Phú Thọ) đất dự án là 2.000ha song đất xây sân chỉ gần 172ha, đất xây sân golf trong tổng 1.200ha dự án Khu du lịch quốc tế Tản Viên (Hà Nội) chỉ chiếm 200ha...
Kết quả mới đây nhất của đoàn kiểm tra liên ngành về quy hoạch sân golf cho thấy hiệu quả đầu tư các dự án golf hiện nay chủ yếu là từ BĐS (bán và cho thuê biệt thự). Theo tính toán, nếu chỉ đơn thuần kiếm lãi từ việc cho thuê phí chơi golf khoảng 100USD/lượt/ngày thì nhà đầu tư chắc chắn... lỗ nặng!
Sân golf chiếm nhiều diện tích và xả một lượng nước thải lớn ra môi trường. Ảnh: T.L |
Về tác động môi trường, Bộ KHĐT khẳng định trong 64 dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường đã có 55 dự án được phê duyệt báo cáo, 9 dự án đang thực hiện. Đoàn thanh tra liên ngành bước đầu nhận thấy các thông số được lấy mẫu để kiểm tra đều phù hợp với tiêu chuẩn môi trường cho phép.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia ngành TNMT, đất sử dụng làm sân golf gây ô nhiễm môi trường gấp 5 – 8 lần so với sử dụng sản xuất nông nghiệp. Trung bình mỗi ngày tiêu tốn 150.000m3 nước mặt để tưới, sử dụng nhiều loại hóa chất độc hại để giữ đất, giữ cỏ cho sân, trong đó có chất giữ đất khỏi trượt lở có khả năng gây ung thư cao. Lượng phân bón hóa học tưới cỏ cũng được tính toán là lớn hơn gấp 5 lần hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Vị chuyên gia này cảnh báo, quỹ đất một khi đã dùng để làm sân golf rồi thì khi hoàn trả, chất đất không lấy lại được như ban đầu kể cả khi phải tiêu tốn một khoản đầu tư không nhỏ để cải tạo lại đất.
Với các tác động trên, câu hỏi đặt ra là con số 115 sân golf liệu quá nhiều và quá “liều” cho một đất nước còn nghèo như VN? Dù việc xây sân golf là cần thiết cho phát triển kinh tế, du lịch nói chung, nhưng trước quá nhiều bất cập, tính trung bình mỗi tỉnh có gần 2 sân golf, dư luận sẽ tiếp tục ngồi yên?
Theo Lao Động