Vốn thiếu, đường hỏng, nhà thầu khó
Tình trạng khó khăn về vốn tại các công trình giao thông đang khiến các nhà thầu phải dừng công trình dang dở. Hệ lụy là đường hỏng, giao thông ngừng trệ. Trong khi các nhà thầu cùng quẫn, méo mặt vì thua lỗ…
Điểm mặt đường dở dang
Dự án (DA) nâng cấp, mở rộng QL47 đoạn qua huyện Đông Sơn (Thanh Hoá) đang trong tình trạng đường biến thành “ao” do thi công chậm. Hơn 200m QL47 trước cổng chợ Cầu Đống, thị trấn Nhồi, huyện Đông Sơn trở thành điểm đen tai nạn giao thông vì đã có người điều khiển xe máy ban đêm lao xuống vũng nước. Nguyên nhân DA thi công chậm, gần hết thời gian tiến độ cho phép vẫn mới chỉ được 20% là do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm.
Tương tự DA đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến QL27 đoạn km174-km272+800 (từ TP.Phan Rang, Tháp Chàm, Ninh Thuận đến ngã ba Finom, Đức Trọng, Lâm đồng), do Tổng cục ĐBVN (Bộ GTVT) triển khai từ cuối năm 2008 dự kiến hoàn thành vào tháng 3.2011. Tuy nhiên, sau hơn 2,5 năm triển khai, DA vẫn dang dở khiến nhiều đoạn hư hỏng nghiêm trọng. Đơn cử đoạn từ ngã ba Châu Sơn đến thị trấn Dran dài hơn 4km đã bị băm nát, với sự xuất hiện của hàng chục “ao tù” ngay giữa lòng đường. Đoạn đèo Sông Pha (Ninh Thuận) qua Đơn Dương (Lâm Đồng) nhiều đoạn taluy bị xói lở sâu hoắm.
Theo Ban QLDA 2, hiện các gói thầu của DA phải tạm dừng thi công do gặp khó khăn về nguồn vốn TPCP. Nhiều chủ đầu tư cho biết: Vốn xây lắp do từ nguồn ODA nên không thiếu. Tuy nhiên do thiếu vốn đối ứng của Nhà nước VN chi trả cho GPMB nên công trình vẫn bị đình trệ. Đơn cử DA cải tạo nâng cấp cầu yếu sử dụng vốn vay Jica đang ở giai đoạn tăng tốc và đạt tiến độ giải ngân rất cao.
Tuy nhiên theo Ban QLDA 6: Kế hoạch vốn đối ứng của Bộ GTVT giao cả năm cho DA là 250 tỉ đồng, trong đó có khoảng 50 tỉ đồng cho GPMB. Đến hết tháng 5.2011, các nhà thầu đã được giải ngân hơn 318 tỉ đồng, trong đó hơn 268 tỉ đồng vốn Jica và vốn đối ứng GPMB được cấp đã được sử dụng hết. Như vậy nhà thầu không thể tiếp tục thi công dù nguồn vốn nước ngoài cho DA đã sẵn sàng vì thiếu vốn đối ứng. Cụ thể 32 cầu còn lại của DA thiếu đến hơn 120 tỉ đồng.
Các đoạn đường thi công dang dở bị dừng vì thiếu vốn sẽ hư hỏng nặng, gây lãng phí đầu tư. Ảnh: B.L
“Con khóc, mẹ cạn sữa…”
Hiện nay các ban quản lý, chủ đầu tư các DA kể trên đang tích cực “khóc” để tìm vốn cho các DA tiếp tục triển khai, tránh rơi vào tình trạng dở dang, xuống cấp nhưng có vẻ lực bất tòng tâm. Bởi “mẹ cũng đang cạn bầu sữa”. Đại diện Ban QLDA 2 quản lý DA đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến QL27 đoạn từ TP.Phan Rang, Tháp Chàm, Ninh Thuận đến ngã ba Finom, Đức Trọng, Lâm Đồng, đang đề nghị Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN bố trí kinh phí trả nợ để các nhà thầu thi công dứt điểm.
DA đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên cũng trong tình trạng, vốn đối ứng luôn thiếu và chủ đầu tư phải liên tục xin bổ sung để chi trả khối lượng GPMB. Hiện nay, tổng khối lượng chưa GPMB được của DA còn khoảng 17%. vốn cho GPMB vẫn còn thiếu khoảng 400 tỉ đồng khiến việc GPMB ách tắc. Chủ đầu tư bó tay...
Bộ GTVT cũng đang tìm mọi cách tháo gỡ để giải quyết tình trạng thiếu vốn, tuy nhiên kết quả không mấy khả quan. Vừa qua bộ cũng rà soát đình hoãn gần 70 DA với nguồn vốn hơn 1.400 tỉ đồng để dồn vốn cho những công trình cấp bách, song tình hình vốn vẫn thiếu nghiêm trọng. Đây vẫn là bài toán hóc búa chưa có lời giải. Trong khi đó, việc lãng phí đầu tư đang nhãn tiền do quá nhiều công trình dang dở chờ vốn. Đặc biệt, các nhà thầu khóc dở mếu dở vì nguy cơ thua lỗ.
Điểm mặt đường dở dang
Dự án (DA) nâng cấp, mở rộng QL47 đoạn qua huyện Đông Sơn (Thanh Hoá) đang trong tình trạng đường biến thành “ao” do thi công chậm. Hơn 200m QL47 trước cổng chợ Cầu Đống, thị trấn Nhồi, huyện Đông Sơn trở thành điểm đen tai nạn giao thông vì đã có người điều khiển xe máy ban đêm lao xuống vũng nước. Nguyên nhân DA thi công chậm, gần hết thời gian tiến độ cho phép vẫn mới chỉ được 20% là do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm.
Tương tự DA đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến QL27 đoạn km174-km272+800 (từ TP.Phan Rang, Tháp Chàm, Ninh Thuận đến ngã ba Finom, Đức Trọng, Lâm đồng), do Tổng cục ĐBVN (Bộ GTVT) triển khai từ cuối năm 2008 dự kiến hoàn thành vào tháng 3.2011. Tuy nhiên, sau hơn 2,5 năm triển khai, DA vẫn dang dở khiến nhiều đoạn hư hỏng nghiêm trọng. Đơn cử đoạn từ ngã ba Châu Sơn đến thị trấn Dran dài hơn 4km đã bị băm nát, với sự xuất hiện của hàng chục “ao tù” ngay giữa lòng đường. Đoạn đèo Sông Pha (Ninh Thuận) qua Đơn Dương (Lâm Đồng) nhiều đoạn taluy bị xói lở sâu hoắm.
Theo Ban QLDA 2, hiện các gói thầu của DA phải tạm dừng thi công do gặp khó khăn về nguồn vốn TPCP. Nhiều chủ đầu tư cho biết: Vốn xây lắp do từ nguồn ODA nên không thiếu. Tuy nhiên do thiếu vốn đối ứng của Nhà nước VN chi trả cho GPMB nên công trình vẫn bị đình trệ. Đơn cử DA cải tạo nâng cấp cầu yếu sử dụng vốn vay Jica đang ở giai đoạn tăng tốc và đạt tiến độ giải ngân rất cao.
Tuy nhiên theo Ban QLDA 6: Kế hoạch vốn đối ứng của Bộ GTVT giao cả năm cho DA là 250 tỉ đồng, trong đó có khoảng 50 tỉ đồng cho GPMB. Đến hết tháng 5.2011, các nhà thầu đã được giải ngân hơn 318 tỉ đồng, trong đó hơn 268 tỉ đồng vốn Jica và vốn đối ứng GPMB được cấp đã được sử dụng hết. Như vậy nhà thầu không thể tiếp tục thi công dù nguồn vốn nước ngoài cho DA đã sẵn sàng vì thiếu vốn đối ứng. Cụ thể 32 cầu còn lại của DA thiếu đến hơn 120 tỉ đồng.
Các đoạn đường thi công dang dở bị dừng vì thiếu vốn sẽ hư hỏng nặng, gây lãng phí đầu tư. Ảnh: B.L
“Con khóc, mẹ cạn sữa…”
Hiện nay các ban quản lý, chủ đầu tư các DA kể trên đang tích cực “khóc” để tìm vốn cho các DA tiếp tục triển khai, tránh rơi vào tình trạng dở dang, xuống cấp nhưng có vẻ lực bất tòng tâm. Bởi “mẹ cũng đang cạn bầu sữa”. Đại diện Ban QLDA 2 quản lý DA đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến QL27 đoạn từ TP.Phan Rang, Tháp Chàm, Ninh Thuận đến ngã ba Finom, Đức Trọng, Lâm Đồng, đang đề nghị Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN bố trí kinh phí trả nợ để các nhà thầu thi công dứt điểm.
DA đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên cũng trong tình trạng, vốn đối ứng luôn thiếu và chủ đầu tư phải liên tục xin bổ sung để chi trả khối lượng GPMB. Hiện nay, tổng khối lượng chưa GPMB được của DA còn khoảng 17%. vốn cho GPMB vẫn còn thiếu khoảng 400 tỉ đồng khiến việc GPMB ách tắc. Chủ đầu tư bó tay...
Bộ GTVT cũng đang tìm mọi cách tháo gỡ để giải quyết tình trạng thiếu vốn, tuy nhiên kết quả không mấy khả quan. Vừa qua bộ cũng rà soát đình hoãn gần 70 DA với nguồn vốn hơn 1.400 tỉ đồng để dồn vốn cho những công trình cấp bách, song tình hình vốn vẫn thiếu nghiêm trọng. Đây vẫn là bài toán hóc búa chưa có lời giải. Trong khi đó, việc lãng phí đầu tư đang nhãn tiền do quá nhiều công trình dang dở chờ vốn. Đặc biệt, các nhà thầu khóc dở mếu dở vì nguy cơ thua lỗ.
Theo Lao Động