Thị trường BĐS khó có thể giảm giá sâu hơn
Trước cảnh thị trường bất động sản (BĐS) trầm lắng, người dân vẫn đang ngóng việc giá nhà sẽ tiếp tục xuống nữa. Thế nhưng, theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì giá nhà, đất khó có thể giảm sâu hơn nữa, đây là thời điểm thích hợp cho việc mua nhà của những người có nhu cầu thực.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho hay, nếu tính từ giữa năm 2011 đến nay, giá BĐS trên cả nước đã giảm trung bình 30 – 40% so với đỉnh điểm, thậm chí có một số dự án còn giảm sâu hơn. Tuy nhiên, biên độ giảm giá các dự án có phần chậm lại trong mấy tháng gần đây. Ngoại trừ một số hiện tượng các nhà đầu tư thứ phát bán cắt lỗ, tình trạng bán tháo đã không diễn ra ồ ạt tại hầu hết dự án.
“Dự báo giá BĐS đang ở thế giằng co giữa khách hàng và chủ đầu tư, tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong vài tháng tới, trước khi thị trường có sự đảo chiều thực sự. Tuy nhiên, đặt trong tổng thể các yếu tố tác động đến thị trường thì giá BĐS sẽ khó có thể giảm sâu hơn nữa. Mức giá BĐS hiện nay là giá mà thị trường đã kiểm tra và xác lập”, ông Quyết nhận định.
Theo ông Quyết, mức giá BĐS tại các dự án hiện nay đã tiệm cận với chi phí mà chủ đầu tư phải bỏ ra. Hầu hết các dự án không còn siêu lợi nhuận như mấy năm về trước. Nếu giá bán tiếp tục giảm nữa thì hoặc là chủ đầu tư phải chấp nhận lỗ hoặc là phải cắt giảm chi phí và chấp nhận để dự án “rớt hạng” về chất lượng. Tuy nhiên, cả hai khả năng này đều khó xảy ra.
Mặt khác, ông Quyết cho rằng, với tình hình thị trường như hiện nay, ngay cả những dự án đã triển khai đúng tiến độ cũng gặp khó khăn trong khâu bán hàng, thời gian thu hồi vốn sẽ dài hơn, đồng nghĩa với việc chi phí đầu tư sẽ tăng lên và chi phí dự phòng cũng bị đẩy lên cao. Trong bối cảnh đó, chủ đầu tư không thể mạo hiểm giảm giá bán để phải chịu thua lỗ nặng nề.
“Giá BĐS thời gian tới được dự báo là sẽ vẫn dao động quanh mốc được xác lập hiện nay”, ông Quyết cho hay.
Ông Trương Chí Kiên, Phó tổng Giám đốc Cty CP Him Lam Thủ đô cho rằng, BĐS hiện nay dường như đang ở đáy, biểu đồ là đi ngang nhưng khi không thể xuống nữa thì nó sẽ đi lên.
Với tư cách là đơn vị tư vấn, ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội cho hay, người mua đang có nhiều quyền hơn khi chủ đầu tư đang phải “gõ cửa” từng nhà để mời chào mua hàng. Trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều sản phẩm phù hợp với năng lực tài chính của người sử dụng cuối cùng. Tuy nhiên, theo ông Trung, không nên trông chờ vào việc giá nhà sẽ tiếp tục giảm sâu bởi mọi thứ đều có giới hạn.
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cũng cho rằng, vấn đề giá cả là một trong những nguyên nhân khiến người mua không gặp được người bán. Người bán do thiếu vốn đã giảm giá mạnh các sản phẩm, nhưng người mua vẫn có tâm lý chờ đợi, chờ giá tiếp tục xuống mới mua.
“Lúc này, các dự án có thể giảm giá vì các chủ đầu tư đã giảm tới mức khó giảm được nữa. Chỉ một số khu vực không đủ điều kiện thuận lợi hoặc có vấn đề về thủ tục pháp lý thì có thể sẽ phải giảm giá. Thời điểm này theo tôi, người mua nên lựa chọn mua những dự án có vị trí tốt, giao thông thuận tiện, đầy đủ các thủ tục pháp lý và phù hợp với khả năng tài chính của mình”, ông Võ nhận định.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho hay, nếu tính từ giữa năm 2011 đến nay, giá BĐS trên cả nước đã giảm trung bình 30 – 40% so với đỉnh điểm, thậm chí có một số dự án còn giảm sâu hơn. Tuy nhiên, biên độ giảm giá các dự án có phần chậm lại trong mấy tháng gần đây. Ngoại trừ một số hiện tượng các nhà đầu tư thứ phát bán cắt lỗ, tình trạng bán tháo đã không diễn ra ồ ạt tại hầu hết dự án.
“Dự báo giá BĐS đang ở thế giằng co giữa khách hàng và chủ đầu tư, tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong vài tháng tới, trước khi thị trường có sự đảo chiều thực sự. Tuy nhiên, đặt trong tổng thể các yếu tố tác động đến thị trường thì giá BĐS sẽ khó có thể giảm sâu hơn nữa. Mức giá BĐS hiện nay là giá mà thị trường đã kiểm tra và xác lập”, ông Quyết nhận định.
Thị trường BĐS hiện nay được nhận định khó có thể giảm giá sâu hơn. Ảnh: Internet
Theo ông Quyết, mức giá BĐS tại các dự án hiện nay đã tiệm cận với chi phí mà chủ đầu tư phải bỏ ra. Hầu hết các dự án không còn siêu lợi nhuận như mấy năm về trước. Nếu giá bán tiếp tục giảm nữa thì hoặc là chủ đầu tư phải chấp nhận lỗ hoặc là phải cắt giảm chi phí và chấp nhận để dự án “rớt hạng” về chất lượng. Tuy nhiên, cả hai khả năng này đều khó xảy ra.
Mặt khác, ông Quyết cho rằng, với tình hình thị trường như hiện nay, ngay cả những dự án đã triển khai đúng tiến độ cũng gặp khó khăn trong khâu bán hàng, thời gian thu hồi vốn sẽ dài hơn, đồng nghĩa với việc chi phí đầu tư sẽ tăng lên và chi phí dự phòng cũng bị đẩy lên cao. Trong bối cảnh đó, chủ đầu tư không thể mạo hiểm giảm giá bán để phải chịu thua lỗ nặng nề.
“Giá BĐS thời gian tới được dự báo là sẽ vẫn dao động quanh mốc được xác lập hiện nay”, ông Quyết cho hay.
Ông Trương Chí Kiên, Phó tổng Giám đốc Cty CP Him Lam Thủ đô cho rằng, BĐS hiện nay dường như đang ở đáy, biểu đồ là đi ngang nhưng khi không thể xuống nữa thì nó sẽ đi lên.
Với tư cách là đơn vị tư vấn, ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội cho hay, người mua đang có nhiều quyền hơn khi chủ đầu tư đang phải “gõ cửa” từng nhà để mời chào mua hàng. Trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều sản phẩm phù hợp với năng lực tài chính của người sử dụng cuối cùng. Tuy nhiên, theo ông Trung, không nên trông chờ vào việc giá nhà sẽ tiếp tục giảm sâu bởi mọi thứ đều có giới hạn.
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cũng cho rằng, vấn đề giá cả là một trong những nguyên nhân khiến người mua không gặp được người bán. Người bán do thiếu vốn đã giảm giá mạnh các sản phẩm, nhưng người mua vẫn có tâm lý chờ đợi, chờ giá tiếp tục xuống mới mua.
“Lúc này, các dự án có thể giảm giá vì các chủ đầu tư đã giảm tới mức khó giảm được nữa. Chỉ một số khu vực không đủ điều kiện thuận lợi hoặc có vấn đề về thủ tục pháp lý thì có thể sẽ phải giảm giá. Thời điểm này theo tôi, người mua nên lựa chọn mua những dự án có vị trí tốt, giao thông thuận tiện, đầy đủ các thủ tục pháp lý và phù hợp với khả năng tài chính của mình”, ông Võ nhận định.
Theo Lao Động