Người mua vẫn còn dè dặt
Nếu có trong tay 2 tỷ đồng tiền mặt với một nhu cầu về nhà ở, thì giải pháp an toàn nhất vẫn là ôm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng rồi đi thuê nhà.
Đây là tâm lý của rất nhiều người dân có nhu cầu về nhà ở thực sự mà chưa dám mua nhà. Bởi tuy giá nhà ở tại TPHCM và Hà Nội đã xuống đến mức nhiều người không thể ngờ nhưng vẫn chưa đủ tầm với của đại đa số người dân.
Bám đáy thị trường
Mặc dù các chuyên gia về bất động sản (BĐS) đã bật tín hiệu xanh cho người cần mua nhà để ở nên tham gia vào thị trường lúc này, nhưng tâm lý mua nhà của người tiêu dùng vẫn rất dè dặt.
Anh Tuấn một người dân ở Ba Đình - Hà Nội lý giải: Với tầm tiền 2 tỷ, tôi gửi ngân hàng với lãi suất 13% thì tôi cũng có 23 triệu đồng/tháng, đủ để thuê căn nhà tương đương với mức giá 6 - 8 triệu/tháng mà lại không phải lo tiền sinh hoạt phí hàng tháng cho cả nhà.
Theo anh Tuấn đến thời điểm này thị trường BĐS chưa có tín hiệu khả quan để người tiêu dùng phải bỏ hầu bao.
Van mở cho thị trường BĐS chưa rộng nên rất ít các dự án BĐS tiếp cận được nguồn vốn lúc này, trong khi nhiều người dân đã đầu tư hàng tỷ đồng vào hợp đồng góp vốn, mà dự án vẫn còn đang dang dở.
“Tôi vẫn đang đi thuê nhà và tiếp tục nghe ngóng tín hiệu từ thị trường tiền tệ, ngân hàng, tài chính, chứng khoán, các chính sách kinh tế vĩ mô… để bám đáy thị trường, từ đó mới quyết định mua nhà lúc nào cho hợp lý” - anh Tuấn cho biết.
Tâm lý đi thuê
Anh Đông - một nhà đầu tư ở Trung Hòa - Hà Nội cho rằng tâm lý “an cư mới lạc nghiệp” chưa chắc đã phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Mặc dù việc mua một căn hộ có giá dưới 2 tỷ là trong tầm tay, nhưng anh nói vẫn có thể lựa chọn cho mình rất nhiều phương án khác nữa, kể cả mua chung cư hay mua đất nền rồi xây nhà.
“Tôi không muốn đầu tư một khoản tiền lớn như thế vào thời điểm thị trường BĐS hiện nay” - anh Đông chia sẻ, gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi hoặc đầu tư sản xuất kinh doanh với mục đích ngắn hạn vẫn là lựa chọn thiết thực nhất: “Đồng tiền đang khan hiếm mà đầu tư vào “một khối bất động” thì quả là lãng phí, nhà có thể đi thuê chứ không thể thiếu tiền để trang trải cuộc sống”.
Theo TS Alan Phan - Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai thì việc mua nhà vào thời điểm này còn tùy vào từng thị phân khúc trường mà người mua hướng tới.
“Nếu đầu tư theo tính cá nhân, mua nhà để ở với phân khúc dành cho người có thu nhập thấp thì nên mua nếu thấy thuận tiện về vị trí địa lý, bởi phân khúc này trong tương lai cũng không giảm nhiều, chỉ có thể giảm thêm khoảng 10% nữa; nếu mua nhà ở phân khúc trung và cao cấp thì nên đợi bởi phân khúc trung cấp và cao cấp sẽ xuống ít nhất vài ba chục % trong thời gian tới” - TS Alan Phan tư vấn.
Hai vợ chống anh Quyết ở Nam Trực - Nam Định ở trọ cùng với 3 người em đã tìm kiếm mua nhà với mức trên 1 tỷ từ 3 năm nay nhưng chưa có căn nào hợp lý. Sau 3 năm, vợ chồng anh và 3 người em vẫn cố thủ trong căn phòng trọ 20 m2 để chờ cơ hội mua được nhà với giá tốt. Vừa rồi anh hỏi được một vài căn có giá 25 - 27 triệu đồng/m2 nhưng anh còn đang lưỡng lự bởi giá đó anh thấy chưa thật hợp lý.
Đây là tâm lý của rất nhiều người dân có nhu cầu về nhà ở thực sự mà chưa dám mua nhà. Bởi tuy giá nhà ở tại TPHCM và Hà Nội đã xuống đến mức nhiều người không thể ngờ nhưng vẫn chưa đủ tầm với của đại đa số người dân.
Một khu chung cư có giá căn hộ khoảng 27 triệu đồng/m2.
Bám đáy thị trường
Mặc dù các chuyên gia về bất động sản (BĐS) đã bật tín hiệu xanh cho người cần mua nhà để ở nên tham gia vào thị trường lúc này, nhưng tâm lý mua nhà của người tiêu dùng vẫn rất dè dặt.
Anh Tuấn một người dân ở Ba Đình - Hà Nội lý giải: Với tầm tiền 2 tỷ, tôi gửi ngân hàng với lãi suất 13% thì tôi cũng có 23 triệu đồng/tháng, đủ để thuê căn nhà tương đương với mức giá 6 - 8 triệu/tháng mà lại không phải lo tiền sinh hoạt phí hàng tháng cho cả nhà.
Theo anh Tuấn đến thời điểm này thị trường BĐS chưa có tín hiệu khả quan để người tiêu dùng phải bỏ hầu bao.
Van mở cho thị trường BĐS chưa rộng nên rất ít các dự án BĐS tiếp cận được nguồn vốn lúc này, trong khi nhiều người dân đã đầu tư hàng tỷ đồng vào hợp đồng góp vốn, mà dự án vẫn còn đang dang dở.
“Tôi vẫn đang đi thuê nhà và tiếp tục nghe ngóng tín hiệu từ thị trường tiền tệ, ngân hàng, tài chính, chứng khoán, các chính sách kinh tế vĩ mô… để bám đáy thị trường, từ đó mới quyết định mua nhà lúc nào cho hợp lý” - anh Tuấn cho biết.
Tâm lý đi thuê
Anh Đông - một nhà đầu tư ở Trung Hòa - Hà Nội cho rằng tâm lý “an cư mới lạc nghiệp” chưa chắc đã phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Mặc dù việc mua một căn hộ có giá dưới 2 tỷ là trong tầm tay, nhưng anh nói vẫn có thể lựa chọn cho mình rất nhiều phương án khác nữa, kể cả mua chung cư hay mua đất nền rồi xây nhà.
“Tôi không muốn đầu tư một khoản tiền lớn như thế vào thời điểm thị trường BĐS hiện nay” - anh Đông chia sẻ, gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi hoặc đầu tư sản xuất kinh doanh với mục đích ngắn hạn vẫn là lựa chọn thiết thực nhất: “Đồng tiền đang khan hiếm mà đầu tư vào “một khối bất động” thì quả là lãng phí, nhà có thể đi thuê chứ không thể thiếu tiền để trang trải cuộc sống”.
Theo TS Alan Phan - Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai thì việc mua nhà vào thời điểm này còn tùy vào từng thị phân khúc trường mà người mua hướng tới.
“Nếu đầu tư theo tính cá nhân, mua nhà để ở với phân khúc dành cho người có thu nhập thấp thì nên mua nếu thấy thuận tiện về vị trí địa lý, bởi phân khúc này trong tương lai cũng không giảm nhiều, chỉ có thể giảm thêm khoảng 10% nữa; nếu mua nhà ở phân khúc trung và cao cấp thì nên đợi bởi phân khúc trung cấp và cao cấp sẽ xuống ít nhất vài ba chục % trong thời gian tới” - TS Alan Phan tư vấn.
Hai vợ chống anh Quyết ở Nam Trực - Nam Định ở trọ cùng với 3 người em đã tìm kiếm mua nhà với mức trên 1 tỷ từ 3 năm nay nhưng chưa có căn nào hợp lý. Sau 3 năm, vợ chồng anh và 3 người em vẫn cố thủ trong căn phòng trọ 20 m2 để chờ cơ hội mua được nhà với giá tốt. Vừa rồi anh hỏi được một vài căn có giá 25 - 27 triệu đồng/m2 nhưng anh còn đang lưỡng lự bởi giá đó anh thấy chưa thật hợp lý.
Theo Bee