Bất động sản thua lỗ vẫn phải nộp thuế - Tin thị trường - Bài viết
Tin tức | Kiến trúc thiết kế | Kiến thức tra cứu | Phong thủy | Công ty địa ốc | Thế giới quanh ta | Hỏi chuyên gia

Bất động sản thua lỗ vẫn phải nộp thuế - Tin thị trường - Bài viết

Bất động sản thua lỗ vẫn phải nộp thuế


"Bức xúc của nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản về chuyện thua lỗ vẫn phải nộp thuế không được đề cập trong dự thảo sửa đổi Luật thuế TNCN lần này".

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thái Sơn, nguyên trưởng TNCN Cục Thuế TP.HCM. Ông Sơn nói:

- Mặc dù có hai phương pháp thu thuế TNCN đối với chuyển nhượng chứng khoán, nhưng thực tế nhà đầu tư chứng khoán bắt buộc phải nộp theo phương án 0,1% trên giá chuyển nhượng, bất kể lỗ hay lãi.

Ông Nguyễn Thái Sơn- Ảnh: A.H.

* Vì sao có bất hợp lý trên, thưa ông?


- Theo quy định, muốn nộp theo phương pháp 20% chênh lệch mua-bán phải hội đủ điều kiện “có sổ sách, hóa đơn chứng từ”. Nhưng trên thế giới không có quốc gia nào quy định chế độ kế toán với cá nhân, kể cả VN. Vậy làm sao có nhà đầu tư chứng khoán nào đạt yêu cầu này để được thu theo phương thức 20%.

Chưa kể nhà đầu tư chứng khoán đăng ký nộp thuế theo phương thức 20% chênh lệch giá bán trừ giá mua cũng phải nộp ngay thuế 0,1% tính trên giá trị mỗi lần chuyển nhượng. Cuối năm quyết toán thuế thì dù có tổng thu nhập âm cũng không được hoàn lại số thuế đã nộp vì không thể đáp ứng được yêu cầu có sổ sách, hóa đơn chứng từ của cá nhân. Ngoài ra họ không thể tổng hợp được khối lượng, giá trị giao dịch, giá mua và giá bán bình quân của từng mã chứng khoán đã chuyển nhượng trong năm, nhất là đối với các cá nhân mở nhiều tài khoản ở các công ty chứng khoán khác nhau.

Ban đầu dự thảo tờ trình sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo một trong hai phương án sau:

Phương án 1: Cá nhân xác định được giá mua và các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán lựa chọn một trong hai phương pháp xác định thu nhập chịu thuế có lợi nhất, giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

Phương án 2:
Quy định thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo phương pháp tỉ lệ, giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

* Về phương pháp tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung theo một trong hai phương án sau:

Phương án 1: Cá nhân xác định được giá mua và các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản lựa chọn một trong hai hình thức xác định thu nhập chịu thuế có lợi nhất.

Phương án 2: Quy định thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nộp thuế theo phương pháp tỉ lệ.

Tuy nhiên, trong bản dự thảo trình chính thức, nội dung này không được đề cập.
Thị trường chứng khoán liên tục điều chỉnh suốt thời gian dài, nhiều cổ phiếu giảm dưới mệnh giá. Nhiều nhà đầu tư bắt buộc phải bán lỗ chứng khoán để cơ cấu lại danh mục đầu tư nhưng vẫn bị bắt buộc phải nộp thuế 0,1% trên giá trị mỗi lần chuyển nhượng. Chính sách thuế như trên đã góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán nhưng không được Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi.

Theo tôi, nên đưa nội dung sửa đổi, bổ sung cơ chế thu thuế TNCN với chuyển nhượng chứng khoán để bảo vệ thị trường chứng khoán khi thị trường sụt giảm mạnh, tạo sức hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư quay lại thị trường trong những giai đoạn khó khăn hiện nay, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định tương đối thị trường chứng khoán.

* Thuế TNCN với chuyển nhượng bất động sản cũng khiến nhà đầu tư bức xúc?

- Thuế TNCN với bất động sản, theo quy định, có hai phương pháp tính thuế chuyển nhượng bất động sản là 25% trên chênh lệch giá bán trừ giá mua và các chi phí liên quan hoặc nộp thuế 2% trên giá chuyển nhượng. Thực tế đại đa số trường hợp chuyển nhượng nhà, đất đều áp dụng phương pháp nộp 2% trên giá chuyển nhượng. Nguyên nhân chủ yếu là người chuyển nhượng không giữ được chứng từ, hóa đơn chứng minh giá mua và các chi phí liên quan.

Việc xác định giá chuyển nhượng thực tế gặp nhiều khó khăn do người mua, người chuyển nhượng thỏa thuận thanh toán bằng vàng, ngoại tệ nên khi khai thuế bằng tiền đồng VN thường giá chuyển nhượng sẽ thấp hơn so với giá thực tế. Một số trường hợp giữ được hóa đơn, chứng từ nhưng do giá mua không tính tới yếu tố trượt giá nên tính thuế theo mức thuế suất 25% thì số thuế cao hơn so với số thuế tính theo mức thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.

Ngoài ra, việc tính thuế theo mức 2% trên giá chuyển nhượng đơn giản dễ được người nộp thuế chấp nhận. Quan trọng nhất là bảng giá để tính thuế ấn định do UBND tỉnh, thành phố quy định, chắc chắn không theo kịp giá thị trường.

Việc quy định hai phương pháp tính dễ đưa đến hậu quả là tạo điều kiện cho cơ chế xin cho, nhũng nhiễu, vì thủ tục hành chính phức tạp cho phép cán bộ thuế làm khó dễ người nộp thuế trong việc xác định giá chuyển nhượng, chấp nhận hóa đơn, chứng từ hợp pháp...

Theo tôi, để phù hợp với thực tế, hạn chế tiêu cực từ phía cơ quan thuế, đảm bảo chính sách đơn giản, thuận tiện, minh bạch cho người nộp thuế, nên chăng Bộ Tài chính chỉ chọn một phương pháp tính thuế 2% trên giá chuyển nhượng.

Theo Tuổi Trẻ

 

 

Dự án bất động sản nổi bật

Chung cư cao cấp Golden Land Building

Dự án tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở Golden Land Building, Hà Nội do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (thuộc Tập đoàn

Căn hộ cao cấp Kim Tâm Hải

Dự án nằm tại quận 12, TP HCM gồm 16 tầng với 168 căn hộ (diện tích từ 6 đến 116 m2, 2 hoặc 3 phòng ngủ) thiết kế theo

Cao ốc căn hộ Ngọc Lan

Ngọc Lan Apartment tại TP HCM được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 5.400 m2 là tòa nhà cao 18 tầng với 275 căn hộ diện tích từ 53

Trung tâm Thương mại Lái Thiêu

Trung tâm thương mại Lái Thiêu tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích hơn 77.700 m2 với vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Công ty địa