Đất nền vẫn trầm lắng
Năm 2011, thị trường bất động sản (BĐS) chứng kiến cảnh giao dịch èo uột ở hầu hết các dự án. Vậy từ nay đến hết năm 2012, thị trường BĐS sẽ đi về đâu?
Giảm nhưng vẫn ế
Theo giới kinh doanh BĐS, trong năm 2011, một trong những nguyên nhân làm thị trường BĐS trầm lắng, ế ẩm là do “đói” vốn. Và dường như tình trạng này đang tiếp diễn trong những tháng đầu năm 2012. Điệp khúc thiếu vốn tiếp tục được giới kinh doanh BĐS nhắc tới. Điều này vô hình trung đã có những tác động mạnh mẽ đến tâm lý người tiêu dùng về loại hàng hóa đặc biệt này. Đây chính là một phần nguyên nhân giải thích vì sao dù hiện nhiều dự án đã giảm giá tới 15 đến 30% nhưng vẫn không đủ sức hấp dẫn người mua. Tại Đà Nẵng ở thời điểm này, nhiều chủ dự án đã rao bán đất dưới giá gốc so với mức giá ban đầu được đưa ra.
Chẳng hạn, khu An Cư 5 giá đất hiện tại 11 – 12 triệu đồng/m2, thấp hơn 7 - 8 triệu đồng/m2 so với năm 2011; đất mặt tiền đường đường Phạm Văn Đồng giao dịch từ 43-45 triệu đồng/m2, giảm 15 -17 triệu đồng/m2. Đường Hoàng Sa - Trường Sa giao dịch 35-37 triệu đồng/m2, giảm 10 triệu/m2… Nhiều dự án như Nam Việt Á, Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, Golden Hills, Tân Cường Thành, Phương Trang đều có mức giảm giá từ 15-30% so với lúc cao điểm.
Anh Lê Văn Hồng, một nhà đầu tư BĐS lâu năm nhận định: Từ nay đến cuối năm 2012, thị trường BĐS vẫn tiếp tục có xu hướng giảm giá nếu như các ngân hàng không “mở van” cho vay vốn đối với BĐS. Hiện tại giới đầu tư và người dân có nhu cầu về BĐS vẫn đang tìm kiếm cơ hội và theo dõi thị trường sát sao để có thể nắm bắt thời cơ mua BĐS vào thời điểm có lợi nhất. Ông Võ Văn Cường, Tổng giám đốc Tập đoàn Cường Hưng Thịnh cho biết: Mặc dù trong thời gian qua, giao dịch BĐS thành công trên thị trường rất thấp, nhưng có không ít nhà đầu tư đang thăm dò rất sát diễn biến của thị trường, trong đó có cả nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều khách hàng bắt đầu liên lạc để tìm hiểu thông tin cho những lô đất có giá trị nhỏ.
Sẽ khởi sắc trở lại?
Ngay sau khi một số ngân hàng công bố chương trình giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực BĐS, không ít chuyên gia kinh tế đã đưa ra dự báo, thị trường BĐS sẽ sôi động trở lại vào quý 3 năm 2012. Nhưng theo anh Đỗ Khương, giám đốc một công ty TNHH BĐS trên địa bàn thành phố lại cho rằng: “Việc Ngân hàng Nhà nước có chủ trương nới lỏng tín dụng cho vay với 4 nhóm BĐS, nhiều chuyên gia cũng như các nhà đầu tư BĐS đã khấp khởi mừng thầm, kỳ vọng thị trường này sẽ khởi sắc.
Những giải pháp kể trên là tốt nhưng chưa đủ để giúp các doanh nghiệp BĐS thoát khỏi cảnh khó khăn như hiện nay, bởi hai rào cản lớn nhất là vốn thì quá hiếm, còn mặt bằng lãi suất vẫn quá cao. Trong khi đó, người làm công ăn lương, có thu nhập ổn định nếu được vay tiền mua nhà, nhưng với mặt bằng lãi suất như hiện nay cũng khó mua được nhà”. Như vậy để thấy rằng, thời điểm này, nếu tiếp tục “lướt sóng” như các năm trước thì hiệu quả đầu tư sẽ không cao. Đây có thể xem là cơ hội cho những người có nhu cầu thực sự và cũng là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính thực sự mua vào khi thị trường sôi động thì tung ra thu lợi nhuận.
Có thể thấy thị trường BĐS trong 2012 này vẫn còn nhiều khó khăn, diễn biến thị trường vẫn rất khó đoán, bởi nó còn phụ thuộc nhiều vào cách điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trong năm nay, đặc biệt là đối với tín dụng BĐS. Tuy nhiên, với việc giảm lãi suất cho vay ở các ngân hàng trong thời gian gần đây cũng như một số ngân hàng thông báo tiếp tục “mở van” cho vay BĐS, hy vọng sẽ là yếu tố tác động tích cực đến thị trường BĐS khởi sắc trở lại trong thời gian tới.
Giảm nhưng vẫn ế
Đất nền ở nhiều dự án đã giảm giá từ 15-30% nhưng giao dịch vẫn trầm lắng.
Theo giới kinh doanh BĐS, trong năm 2011, một trong những nguyên nhân làm thị trường BĐS trầm lắng, ế ẩm là do “đói” vốn. Và dường như tình trạng này đang tiếp diễn trong những tháng đầu năm 2012. Điệp khúc thiếu vốn tiếp tục được giới kinh doanh BĐS nhắc tới. Điều này vô hình trung đã có những tác động mạnh mẽ đến tâm lý người tiêu dùng về loại hàng hóa đặc biệt này. Đây chính là một phần nguyên nhân giải thích vì sao dù hiện nhiều dự án đã giảm giá tới 15 đến 30% nhưng vẫn không đủ sức hấp dẫn người mua. Tại Đà Nẵng ở thời điểm này, nhiều chủ dự án đã rao bán đất dưới giá gốc so với mức giá ban đầu được đưa ra.
Chẳng hạn, khu An Cư 5 giá đất hiện tại 11 – 12 triệu đồng/m2, thấp hơn 7 - 8 triệu đồng/m2 so với năm 2011; đất mặt tiền đường đường Phạm Văn Đồng giao dịch từ 43-45 triệu đồng/m2, giảm 15 -17 triệu đồng/m2. Đường Hoàng Sa - Trường Sa giao dịch 35-37 triệu đồng/m2, giảm 10 triệu/m2… Nhiều dự án như Nam Việt Á, Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, Golden Hills, Tân Cường Thành, Phương Trang đều có mức giảm giá từ 15-30% so với lúc cao điểm.
Anh Lê Văn Hồng, một nhà đầu tư BĐS lâu năm nhận định: Từ nay đến cuối năm 2012, thị trường BĐS vẫn tiếp tục có xu hướng giảm giá nếu như các ngân hàng không “mở van” cho vay vốn đối với BĐS. Hiện tại giới đầu tư và người dân có nhu cầu về BĐS vẫn đang tìm kiếm cơ hội và theo dõi thị trường sát sao để có thể nắm bắt thời cơ mua BĐS vào thời điểm có lợi nhất. Ông Võ Văn Cường, Tổng giám đốc Tập đoàn Cường Hưng Thịnh cho biết: Mặc dù trong thời gian qua, giao dịch BĐS thành công trên thị trường rất thấp, nhưng có không ít nhà đầu tư đang thăm dò rất sát diễn biến của thị trường, trong đó có cả nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều khách hàng bắt đầu liên lạc để tìm hiểu thông tin cho những lô đất có giá trị nhỏ.
Sẽ khởi sắc trở lại?
Ngay sau khi một số ngân hàng công bố chương trình giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực BĐS, không ít chuyên gia kinh tế đã đưa ra dự báo, thị trường BĐS sẽ sôi động trở lại vào quý 3 năm 2012. Nhưng theo anh Đỗ Khương, giám đốc một công ty TNHH BĐS trên địa bàn thành phố lại cho rằng: “Việc Ngân hàng Nhà nước có chủ trương nới lỏng tín dụng cho vay với 4 nhóm BĐS, nhiều chuyên gia cũng như các nhà đầu tư BĐS đã khấp khởi mừng thầm, kỳ vọng thị trường này sẽ khởi sắc.
Những giải pháp kể trên là tốt nhưng chưa đủ để giúp các doanh nghiệp BĐS thoát khỏi cảnh khó khăn như hiện nay, bởi hai rào cản lớn nhất là vốn thì quá hiếm, còn mặt bằng lãi suất vẫn quá cao. Trong khi đó, người làm công ăn lương, có thu nhập ổn định nếu được vay tiền mua nhà, nhưng với mặt bằng lãi suất như hiện nay cũng khó mua được nhà”. Như vậy để thấy rằng, thời điểm này, nếu tiếp tục “lướt sóng” như các năm trước thì hiệu quả đầu tư sẽ không cao. Đây có thể xem là cơ hội cho những người có nhu cầu thực sự và cũng là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính thực sự mua vào khi thị trường sôi động thì tung ra thu lợi nhuận.
Có thể thấy thị trường BĐS trong 2012 này vẫn còn nhiều khó khăn, diễn biến thị trường vẫn rất khó đoán, bởi nó còn phụ thuộc nhiều vào cách điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trong năm nay, đặc biệt là đối với tín dụng BĐS. Tuy nhiên, với việc giảm lãi suất cho vay ở các ngân hàng trong thời gian gần đây cũng như một số ngân hàng thông báo tiếp tục “mở van” cho vay BĐS, hy vọng sẽ là yếu tố tác động tích cực đến thị trường BĐS khởi sắc trở lại trong thời gian tới.
Theo Báo Đà Nẵng