Quỹ tiết kiệm nhà ở sẽ vận hành thí điểm cuối năm 2012
Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho hay, tháng 4 tới, Bộ sẽ trình Chính phủ Quỹ tiết kiệm nhà ở và đưa vào vận hành thí điểm vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Tại cuộc hội thảo Giải pháp tổng thể cho thị trường bất động sản 2012 do Hiệp hội Bất động sản VN và InfoTV tổ chức sáng nay, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản cho hay, trong tháng 4, Bộ Xây dựng sẽ trình đề án Quỹ tiết kiệm nhà ở.
Đề án gồm hai mô hình, Quỹ phát triển và tiết kiệm nhà ở xã hội để cho người có thu nhập thấp vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc cho doanh nghiệp vay đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội. Mô hình thứ hai là Quỹ tiết kiệm cho vay nhà ở để các đối tượng có thu nhập ổn định từ trung bình trở lên mua nhà.
Theo ông Hà, người dân sẽ không đóng quỹ tiết kiệm trên cơ sở tiền lương mà chủ yếu dựa trên nhu cầu vay vốn trong tương lai. Ví dụ, nếu muốn vay 500 triệu đồng để mua nhà rộng 50 m2 thì người dân sẽ phải đóng 30% của tổng số tiền. Sau khoảng 4-5 năm, họ có thể được vay tiếp 70% số tiền còn lại. Tiền vay sẽ được trả trong khoảng 10 năm với lãi suất cố định.
"Lãi suất ngân hàng thương mại dù có biến động thì lãi suất của Quỹ tiết kiệm sẽ cố định để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nhà ở", ông Hà cho nói.
Trước đó, Quỹ tiết kiệm nhà ở sẽ được xây dựng giống như hình thức bảo hiểm xã hội với mức đóng góp dự kiến 1% tổng tiền lương hằng tháng của người lao động. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho biết, Quy định tỷ lệ tiền lương trích lại để đóng quỹ được áp dụng nhiều ở nước ngoài nhưng không thích hợp ở Việt Nam vì ngoài tiền lương còn có nhiều thu nhập khác như đi làm thêm, kinh doanh ngoài.
"Quỹ tiết kiệm nhà ở trước hết sẽ được thí điểm ở Hà Nội và TP HCM. Dự kiến, cuối năm nay hoặc chậm nhất là đầu năm sau sẽ đưa vào thí điểm", ông Hà cho biết.
Theo đề án, Quỹ tiết kiệm nhà ở được hình thành từ vốn hiện có của Quỹ phát triển nhà ở; nguồn đóng tiết kiệm và trả nợ của đối tượng có nhu cầu tham gia đóng vào quỹ; từ ngân sách trung ương; 30% lợi nhuận từ phát hành xổ số; phát hành trái phiếu nhà ở. Lãi suất huy động bằng 1/2 lãi suất vay thương mại (dự kiến 5%/năm), lãi suất cho vay bằng lãi suất huy động cộng thêm 1%.
Tại cuộc hội thảo Giải pháp tổng thể cho thị trường bất động sản 2012 do Hiệp hội Bất động sản VN và InfoTV tổ chức sáng nay, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản cho hay, trong tháng 4, Bộ Xây dựng sẽ trình đề án Quỹ tiết kiệm nhà ở.
Đề án gồm hai mô hình, Quỹ phát triển và tiết kiệm nhà ở xã hội để cho người có thu nhập thấp vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc cho doanh nghiệp vay đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội. Mô hình thứ hai là Quỹ tiết kiệm cho vay nhà ở để các đối tượng có thu nhập ổn định từ trung bình trở lên mua nhà.
Quỹ tiết kiệm nhà ở đóng trên cơ sở tự nguyện. Ảnh: Hoàng Hà
Theo ông Hà, người dân sẽ không đóng quỹ tiết kiệm trên cơ sở tiền lương mà chủ yếu dựa trên nhu cầu vay vốn trong tương lai. Ví dụ, nếu muốn vay 500 triệu đồng để mua nhà rộng 50 m2 thì người dân sẽ phải đóng 30% của tổng số tiền. Sau khoảng 4-5 năm, họ có thể được vay tiếp 70% số tiền còn lại. Tiền vay sẽ được trả trong khoảng 10 năm với lãi suất cố định.
"Lãi suất ngân hàng thương mại dù có biến động thì lãi suất của Quỹ tiết kiệm sẽ cố định để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nhà ở", ông Hà cho nói.
Trước đó, Quỹ tiết kiệm nhà ở sẽ được xây dựng giống như hình thức bảo hiểm xã hội với mức đóng góp dự kiến 1% tổng tiền lương hằng tháng của người lao động. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho biết, Quy định tỷ lệ tiền lương trích lại để đóng quỹ được áp dụng nhiều ở nước ngoài nhưng không thích hợp ở Việt Nam vì ngoài tiền lương còn có nhiều thu nhập khác như đi làm thêm, kinh doanh ngoài.
"Quỹ tiết kiệm nhà ở trước hết sẽ được thí điểm ở Hà Nội và TP HCM. Dự kiến, cuối năm nay hoặc chậm nhất là đầu năm sau sẽ đưa vào thí điểm", ông Hà cho biết.
Theo đề án, Quỹ tiết kiệm nhà ở được hình thành từ vốn hiện có của Quỹ phát triển nhà ở; nguồn đóng tiết kiệm và trả nợ của đối tượng có nhu cầu tham gia đóng vào quỹ; từ ngân sách trung ương; 30% lợi nhuận từ phát hành xổ số; phát hành trái phiếu nhà ở. Lãi suất huy động bằng 1/2 lãi suất vay thương mại (dự kiến 5%/năm), lãi suất cho vay bằng lãi suất huy động cộng thêm 1%.
Theo VnExpress