Kinh doanh địa ốc: "Nhất thân, nhì quen"
Simon Paterson, cựu Giám đốc của Laguna Lăng Cô, Colliers Vietnam, chia sẻ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam - với tư cách là một người kinh doanh nước ngoài.
Khi làm ăn tại Việt Nam, người nước ngoài thường gặp phải những thách thức mới. Điều này là tất yếu đối với mọi người khi làm việc và kinh doanh trong một môi trường mới.
Cùng với những thách thức hiển nhiên như hàng rào về ngôn ngữ (thật may là do trình độ tiếng Anh của nhiều người Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây nên hàng rào này giờ đây đã được giảm thiểu) thì sự hiểu biết về văn hóa kinh doanh bản địa lại là một thách thức lớn hơn nhiều mà người nước ngoài phải vượt qua.
Có được thông tin chính xác về một mảnh đất nào đó là vấn đề mà tôi muốn đề cập ở đây. Là người đã làm việc trong lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam trong nhiều năm, tôi nhận thấy có một số khó khăn dường như đang tái xuất hiện, và đó không phải là ngoại lệ. Một trong những vấn đề đó là thông tin chính xác và đáng tin cậy về đất đai.
Trong quá trình tìm kiếm đất đai để phát triển dự án ở Việt Nam, có vẻ như mỗi một người Việt Nam mà bạn gặp đều có một mối liên hệ nào đó với chủ sử dụng đất, hoặc là bà con, hoặc có những mối thân quen có mối quan hệ gần gũi với các cấp chính quyền. Sẽ không có gì đáng nói nếu những gì người đó nói là đúng, nhưng làm cách nào để bạn kiểm chứng được thông tin mà bạn được cung cấp?
Mối quan hệ là điều hết sức quan trọng khi làm ăn ở Việt Nam. Thông qua những mối quan hệ bạn có thể có được những thông tin đáng tin cậy. Thậm chí nếu người đó không biết mảnh đất nào phù hợp với yêu cầu của bạn, họ sẽ tìm kiếm thông tin từ mạng lưới người quen của họ. Tất nhiên đây không phải là chiếc chìa khóa vạn năng, nhưng tôi cho rằng đây là phương cách tốt nhất mà một nhà kinh doanh ngoại quốc nên sử dụng khi ở Việt Nam.
Chỉ cần bạn tới nhìn mảnh đất thôi, thông tin này đã nhanh chóng được lan truyền và trước khi bạn về tới khách sạn ngày hôm đó thì giá của mảnh đất đã bắt đầu rục rịch tăng cùng với tin đồn rằng một công ty nước ngoài đang dòm ngó để mua mảnh đất đó. Giới đầu cơ có thể nhảy vào mua mảnh đất đó với hy vọng có thể kiếm lời nhanh từ việc bán lại mảnh đất. Thậm chí với những mảnh đất hấp dẫn, giá cả có thể tăng cao ngay tức thì.
Do vậy, sẽ tốt hơn nhiều nếu đầu mối người địa phương của bạn tới hỏi giá và tìm hiểu thông tin về mảnh đất trước khi bạn tiếp xúc với người bán. Bạn cũng nên yêu cầu những giấy tờ có liên quan tới mảnh đất đó để có căn cứ xác định xem mảnh đất đó hiện ở tình trạng ra sao trước khi quyết định tiến hành các bước tiếp theo.
Tất nhiên, việc làm này lại làm nảy sinh những khó khăn tiếp theo. Chẳng hạn như: làm thế nào để bạn có thể đặt niềm tin vào đầu mối người bản địa của bạn?
Không thể có được mối quan hệ đáng tin cậy trong một sớm một chiều. Phải cần có thời gian trước khi bạn có thể quyết định có nên làm việc/hợp tác với một người nào đó hay không. Thường thì bạn có thể nhận được những lời khuyên từ người này, và đó là khởi đầu tốt đẹp. Tuy nhiên, vẫn cần phải có thời gian để xây dựng mối quan hệ với một người nào đó. Tiêu tốn một chút thời gian để tạo ra mối quan hệ làm việc có thể tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian làm việc sau này.
Cá nhân tôi đã từng đứng ngay trên một mảnh đất rất đẹp cùng với người tự nhận là người chủ của mảnh đất đó. Ông ta nói rằng đó là mảnh đất của vợ chồng ông ấy, mỗi người đứng tên một sổ đỏ, tổng diện tích là 2.500 m2 và ông hứa sẽ gửi cho tôi toàn bộ giấy tờ photocopy của mảnh đất vào ngay tối hôm đó. Hai tiếng sau đồng nghiệp của tôi nói với tôi rằng, đó là mảnh đất thuộc sở hữu của nhà nước, chưa có sổ đỏ và để có được mảnh đất đó sẽ phải trải qua một quá trình rất phức tạp. Tôi liền kiểm tra lại thông tin mà người đồng nghiệp của tôi đã cung cấp và đó là đúng.
Trăm nghe không bằng một thấy. Trong lĩnh vực đất đai, thông tin đầu tiên mà bạn cần có là một bản photocopy của sổ đỏ. Sổ đỏ sẽ cung cấp nhiều thông tin mà bạn cần. Có thể bạn sẽ được nghe câu trả lời là “tuần tới tôi sẽ đưa” hoặc “bây giờ tôi không cầm theo nó”… Nếu như vậy, bạn hãy lịch sự nói với họ rằng, bạn có thể đợi tới khi nhìn được sổ đỏ trước khi bạn có thể tiến hành những giao dịch tiếp theo.
Tóm lại, Việt Nam là một nơi rất thú vị để làm ăn, kinh doanh; có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng. Đặc biệt, lĩnh vực bất động sản thay đổi rất nhanh. Rất khó để có thể cập nhật được với những qui định mới, những địa điểm hấp dẫn mới… Nếu có được mối quan hệ làm việc tốt với người Việt Nam, họ sẽ giúp bạn cập nhật tình hình và qua đó sẽ gia tăng cơ hội gặt hái được thành công trong một môi trường kinh doanh đầy thách thức.
* Bài đăng trên báo Doanh nhân và Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Ảnh minh họa
Khi làm ăn tại Việt Nam, người nước ngoài thường gặp phải những thách thức mới. Điều này là tất yếu đối với mọi người khi làm việc và kinh doanh trong một môi trường mới.
Cùng với những thách thức hiển nhiên như hàng rào về ngôn ngữ (thật may là do trình độ tiếng Anh của nhiều người Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây nên hàng rào này giờ đây đã được giảm thiểu) thì sự hiểu biết về văn hóa kinh doanh bản địa lại là một thách thức lớn hơn nhiều mà người nước ngoài phải vượt qua.
Có được thông tin chính xác về một mảnh đất nào đó là vấn đề mà tôi muốn đề cập ở đây. Là người đã làm việc trong lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam trong nhiều năm, tôi nhận thấy có một số khó khăn dường như đang tái xuất hiện, và đó không phải là ngoại lệ. Một trong những vấn đề đó là thông tin chính xác và đáng tin cậy về đất đai.
Trong quá trình tìm kiếm đất đai để phát triển dự án ở Việt Nam, có vẻ như mỗi một người Việt Nam mà bạn gặp đều có một mối liên hệ nào đó với chủ sử dụng đất, hoặc là bà con, hoặc có những mối thân quen có mối quan hệ gần gũi với các cấp chính quyền. Sẽ không có gì đáng nói nếu những gì người đó nói là đúng, nhưng làm cách nào để bạn kiểm chứng được thông tin mà bạn được cung cấp?
Mối quan hệ là điều hết sức quan trọng khi làm ăn ở Việt Nam. Thông qua những mối quan hệ bạn có thể có được những thông tin đáng tin cậy. Thậm chí nếu người đó không biết mảnh đất nào phù hợp với yêu cầu của bạn, họ sẽ tìm kiếm thông tin từ mạng lưới người quen của họ. Tất nhiên đây không phải là chiếc chìa khóa vạn năng, nhưng tôi cho rằng đây là phương cách tốt nhất mà một nhà kinh doanh ngoại quốc nên sử dụng khi ở Việt Nam.
Chỉ cần bạn tới nhìn mảnh đất thôi, thông tin này đã nhanh chóng được lan truyền và trước khi bạn về tới khách sạn ngày hôm đó thì giá của mảnh đất đã bắt đầu rục rịch tăng cùng với tin đồn rằng một công ty nước ngoài đang dòm ngó để mua mảnh đất đó. Giới đầu cơ có thể nhảy vào mua mảnh đất đó với hy vọng có thể kiếm lời nhanh từ việc bán lại mảnh đất. Thậm chí với những mảnh đất hấp dẫn, giá cả có thể tăng cao ngay tức thì.
Do vậy, sẽ tốt hơn nhiều nếu đầu mối người địa phương của bạn tới hỏi giá và tìm hiểu thông tin về mảnh đất trước khi bạn tiếp xúc với người bán. Bạn cũng nên yêu cầu những giấy tờ có liên quan tới mảnh đất đó để có căn cứ xác định xem mảnh đất đó hiện ở tình trạng ra sao trước khi quyết định tiến hành các bước tiếp theo.
Tất nhiên, việc làm này lại làm nảy sinh những khó khăn tiếp theo. Chẳng hạn như: làm thế nào để bạn có thể đặt niềm tin vào đầu mối người bản địa của bạn?
Không thể có được mối quan hệ đáng tin cậy trong một sớm một chiều. Phải cần có thời gian trước khi bạn có thể quyết định có nên làm việc/hợp tác với một người nào đó hay không. Thường thì bạn có thể nhận được những lời khuyên từ người này, và đó là khởi đầu tốt đẹp. Tuy nhiên, vẫn cần phải có thời gian để xây dựng mối quan hệ với một người nào đó. Tiêu tốn một chút thời gian để tạo ra mối quan hệ làm việc có thể tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian làm việc sau này.
Cá nhân tôi đã từng đứng ngay trên một mảnh đất rất đẹp cùng với người tự nhận là người chủ của mảnh đất đó. Ông ta nói rằng đó là mảnh đất của vợ chồng ông ấy, mỗi người đứng tên một sổ đỏ, tổng diện tích là 2.500 m2 và ông hứa sẽ gửi cho tôi toàn bộ giấy tờ photocopy của mảnh đất vào ngay tối hôm đó. Hai tiếng sau đồng nghiệp của tôi nói với tôi rằng, đó là mảnh đất thuộc sở hữu của nhà nước, chưa có sổ đỏ và để có được mảnh đất đó sẽ phải trải qua một quá trình rất phức tạp. Tôi liền kiểm tra lại thông tin mà người đồng nghiệp của tôi đã cung cấp và đó là đúng.
Trăm nghe không bằng một thấy. Trong lĩnh vực đất đai, thông tin đầu tiên mà bạn cần có là một bản photocopy của sổ đỏ. Sổ đỏ sẽ cung cấp nhiều thông tin mà bạn cần. Có thể bạn sẽ được nghe câu trả lời là “tuần tới tôi sẽ đưa” hoặc “bây giờ tôi không cầm theo nó”… Nếu như vậy, bạn hãy lịch sự nói với họ rằng, bạn có thể đợi tới khi nhìn được sổ đỏ trước khi bạn có thể tiến hành những giao dịch tiếp theo.
Tóm lại, Việt Nam là một nơi rất thú vị để làm ăn, kinh doanh; có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng. Đặc biệt, lĩnh vực bất động sản thay đổi rất nhanh. Rất khó để có thể cập nhật được với những qui định mới, những địa điểm hấp dẫn mới… Nếu có được mối quan hệ làm việc tốt với người Việt Nam, họ sẽ giúp bạn cập nhật tình hình và qua đó sẽ gia tăng cơ hội gặt hái được thành công trong một môi trường kinh doanh đầy thách thức.
Simon Paterson
* Bài đăng trên báo Doanh nhân và Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Theo Doanh nhân