Biệt thự bỏ hoang: Hiện tượng của đầu cơ?
Không một căn biệt thự nào là không có chủ, vấn đề là người ta chưa ở hoặc chưa có nhu cầu ở. Có thể họ để dành cho con cái hay đầu tư để chờ đợi một cái gì đó.
Tạo nơi trú ngụ cho trộm cắp, nghiện hút?
Những ngôi biệt thự ở những khu đất đẹp, được xây đẹp và số tiền để có nó thì không nhỏ chút nào. Thế nhưng, những ngôi biệt thự này lại vẽ lên một bức tranh hoang tàn, rêu mốc và không vết chân người. Để xóa đi hình ảnh xấu này, đã có nhiều biện pháp được đưa ra nhưng xem chừng chưa thấy hiệu quả, nguyên nhân là ở...
Chạy xe qua những khu đô thị (KĐT) mới như Mỹ Đình, Cổ Nhuế, Văn Quán, Pháp Vân… không ai không liếc nhìn nhiều tòa nhà được thiết kế giống nhau và nằm liền kề nhau bị bỏ hoang mà trong lòng không khỏi thắc mắc và thấy tiếc cho nhiều người chưa có nhà ở. Thực tế, tình trạng bỏ hoang biệt thự trong các KĐT không phải là cá biệt, thậm chí có thể thấy xuất hiện ở hầu hết các dự án KĐT mới của TP.
Những khu biệt thự này rêu mốc bám xanh lớp vữa khô cứng, cỏ dại mọc um tùm, thậm chí có nơi cỏ mọc leo lên tận mái nhà, chứng tỏ rằng từ lâu đã không có dấu chân người. Có chăng những ngôi nhà mơ ước của nhiều người lại trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của những kẻ trộm cắp, nghiện hút.
Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng hồi đầu tháng 1.2011, Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cùng Sở Xây dựng Hà Nội đã rà soát tình trạng xây dựng, sử dụng biệt thự, nhà chung cư trên địa bàn TP. Kết quả cho thấy: Trong số 16 dự án của 11 chủ đầu tư được kiểm tra gồm khoảng 2,684 căn biệt thự thì có đến 1,743 căn đã được sử dụng (chiếm khoảng 65%), còn khoảng 698 căn (chiếm gần 35%) chưa đưa vào sử dụng, vẫn còn ở tình trạng xây thô, bỏ hoang.
Vậy, nguyên nhân nằm ở đâu? Tại sao bao nhiêu năm rồi các khu nhà này vẫn mãi không hoàn thiện và không có người đến ở?
Đi hỏi chủ đầu tư một dự án có nhiều khu nhà bị bỏ hoang, ông này cho hay: Nhiều KĐT gặp rắc rối khi hoàn thiện do TP chưa đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ về điện đường trường trạm nên chưa được hoàn thiện. Một vài khu biệt thự của chúng tôi cũng đã hoàn tất về cơ sở hạ tầng như đèn điện, bể bơi, siêu thị song trường học lại đang trong quá trình xin phép xây dựng nên vẫn chưa có nhiều người đến ở. Cũng chẳng muốn để hoang biệt thự làm gì nhưng chủ đầu tư sẽ khó đủ vốn để mua lại.
Đó cũng là một lý do, nhưng thực tế nguyên nhân chính của hiện tượng này là do đầu cơ hoặc không đầu cơ của những người có tiền. Không một căn biệt thự nào là không có chủ, vấn đề là người ta chưa ở hoặc chưa có nhu cầu ở. Có thể họ để dành cho con cái hay đầu tư để chờ đợi một cái gì đó.
Các căn biệt thự này đều có giá rất cao, nó đang được rao bán trên thị trường khoảng 140 - 150 triệu đồng/m2, tương đương hàng chục tỷ đồng một lô có diện tích từ 100m2 trở lên nhưng vẫn bị bỏ trống là do có thời điểm thị trường ảm đạm nên nhà đầu tư không muốn bán. Nhưng cũng có lúc dù giá đất tăng, nhưng họ vẫn còn kỳ vọng tăng cao hơn nên cũng không bán, trừ những người phải đến kỳ đáo hạn ngân hàng.
Và ngay cả trong thời điểm sau tết vừa rồi khi nhà đất lên giá, với cơ hội sinh lời rất khả quan, nhiều người vẫn có ý định để dành chưa muốn bán vội. Và tình trạng bỏ hoang biệt thự như hiện nay sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường nhà đất, đặc biệt là về giá nhà ở, đẩy khoảng cách về nhà ở giữa “kẻ ăn không hết người lần chẳng ra” sẽ ngày càng lớn hơn.
Nhằm hạn chế sự lãng phí về nhà ở trong bối cảnh nguồn cung bất động sản vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, Bộ Tài chính cho biết, đang gấp rút hoàn chỉnh Nghị định trình Thủ tướng phê duyệt việc đánh thuế đối với các biệt thự, chung cư, nhà liền kề bỏ hoang trên toàn quốc. Mức thuế được Bộ Tài chính dự kiến ban đầu là 2-3%/tài sản/năm và chỉ áp dụng đối với các trường hợp biệt thự, chung cư trong các dự án có khả năng hoàn thành và đã có đầy đủ hạ tầng giao thông, điện, nước, trường học.
Một biện pháp khác TP Hà Nội đưa ra là, yêu cầu các chủ đầu tư ép các chủ nhân của các biệt thự nếu không đưa vào sử dụng thì phải bán lại cho Nhà nước.
Tuy nhiên, cái khó là ở chỗ, những người sở hữu các căn biệt thự này có quyền định đoạt tài sản của mình, khó có thể can thiệp được nếu như không dùng những biện pháp ‘’cưỡng ép’’ của cơ quan chức năng.
Tạo nơi trú ngụ cho trộm cắp, nghiện hút?
Những ngôi biệt thự ở những khu đất đẹp, được xây đẹp và số tiền để có nó thì không nhỏ chút nào. Thế nhưng, những ngôi biệt thự này lại vẽ lên một bức tranh hoang tàn, rêu mốc và không vết chân người. Để xóa đi hình ảnh xấu này, đã có nhiều biện pháp được đưa ra nhưng xem chừng chưa thấy hiệu quả, nguyên nhân là ở...
Chạy xe qua những khu đô thị (KĐT) mới như Mỹ Đình, Cổ Nhuế, Văn Quán, Pháp Vân… không ai không liếc nhìn nhiều tòa nhà được thiết kế giống nhau và nằm liền kề nhau bị bỏ hoang mà trong lòng không khỏi thắc mắc và thấy tiếc cho nhiều người chưa có nhà ở. Thực tế, tình trạng bỏ hoang biệt thự trong các KĐT không phải là cá biệt, thậm chí có thể thấy xuất hiện ở hầu hết các dự án KĐT mới của TP.
Biệt thự bỏ hoang, hình ảnh thường gặp ở các dự án BĐS Hà Nội |
Những khu biệt thự này rêu mốc bám xanh lớp vữa khô cứng, cỏ dại mọc um tùm, thậm chí có nơi cỏ mọc leo lên tận mái nhà, chứng tỏ rằng từ lâu đã không có dấu chân người. Có chăng những ngôi nhà mơ ước của nhiều người lại trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của những kẻ trộm cắp, nghiện hút.
Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng hồi đầu tháng 1.2011, Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cùng Sở Xây dựng Hà Nội đã rà soát tình trạng xây dựng, sử dụng biệt thự, nhà chung cư trên địa bàn TP. Kết quả cho thấy: Trong số 16 dự án của 11 chủ đầu tư được kiểm tra gồm khoảng 2,684 căn biệt thự thì có đến 1,743 căn đã được sử dụng (chiếm khoảng 65%), còn khoảng 698 căn (chiếm gần 35%) chưa đưa vào sử dụng, vẫn còn ở tình trạng xây thô, bỏ hoang.
Vậy, nguyên nhân nằm ở đâu? Tại sao bao nhiêu năm rồi các khu nhà này vẫn mãi không hoàn thiện và không có người đến ở?
Đi hỏi chủ đầu tư một dự án có nhiều khu nhà bị bỏ hoang, ông này cho hay: Nhiều KĐT gặp rắc rối khi hoàn thiện do TP chưa đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ về điện đường trường trạm nên chưa được hoàn thiện. Một vài khu biệt thự của chúng tôi cũng đã hoàn tất về cơ sở hạ tầng như đèn điện, bể bơi, siêu thị song trường học lại đang trong quá trình xin phép xây dựng nên vẫn chưa có nhiều người đến ở. Cũng chẳng muốn để hoang biệt thự làm gì nhưng chủ đầu tư sẽ khó đủ vốn để mua lại.
Đó cũng là một lý do, nhưng thực tế nguyên nhân chính của hiện tượng này là do đầu cơ hoặc không đầu cơ của những người có tiền. Không một căn biệt thự nào là không có chủ, vấn đề là người ta chưa ở hoặc chưa có nhu cầu ở. Có thể họ để dành cho con cái hay đầu tư để chờ đợi một cái gì đó.
Các căn biệt thự này đều có giá rất cao, nó đang được rao bán trên thị trường khoảng 140 - 150 triệu đồng/m2, tương đương hàng chục tỷ đồng một lô có diện tích từ 100m2 trở lên nhưng vẫn bị bỏ trống là do có thời điểm thị trường ảm đạm nên nhà đầu tư không muốn bán. Nhưng cũng có lúc dù giá đất tăng, nhưng họ vẫn còn kỳ vọng tăng cao hơn nên cũng không bán, trừ những người phải đến kỳ đáo hạn ngân hàng.
Và ngay cả trong thời điểm sau tết vừa rồi khi nhà đất lên giá, với cơ hội sinh lời rất khả quan, nhiều người vẫn có ý định để dành chưa muốn bán vội. Và tình trạng bỏ hoang biệt thự như hiện nay sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường nhà đất, đặc biệt là về giá nhà ở, đẩy khoảng cách về nhà ở giữa “kẻ ăn không hết người lần chẳng ra” sẽ ngày càng lớn hơn.
Nhằm hạn chế sự lãng phí về nhà ở trong bối cảnh nguồn cung bất động sản vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, Bộ Tài chính cho biết, đang gấp rút hoàn chỉnh Nghị định trình Thủ tướng phê duyệt việc đánh thuế đối với các biệt thự, chung cư, nhà liền kề bỏ hoang trên toàn quốc. Mức thuế được Bộ Tài chính dự kiến ban đầu là 2-3%/tài sản/năm và chỉ áp dụng đối với các trường hợp biệt thự, chung cư trong các dự án có khả năng hoàn thành và đã có đầy đủ hạ tầng giao thông, điện, nước, trường học.
Một biện pháp khác TP Hà Nội đưa ra là, yêu cầu các chủ đầu tư ép các chủ nhân của các biệt thự nếu không đưa vào sử dụng thì phải bán lại cho Nhà nước.
Tuy nhiên, cái khó là ở chỗ, những người sở hữu các căn biệt thự này có quyền định đoạt tài sản của mình, khó có thể can thiệp được nếu như không dùng những biện pháp ‘’cưỡng ép’’ của cơ quan chức năng.
Theo PL&XH