Xẻ đất nông nghiệp xây biệt thự bỏ hoang
Địa ốc dễ kiếm lời khiến nhiều nhà đầu tư nhăm nhe xin đất xây dự án rồi bán khống. Liền kề, biệt thự, chung cư xây xong khi cơ sở hạ tầng chưa hoàn tất khiến nhiều công trình có nguy cơ trở thành dự án ma.
Tại cuộc hội thảo phát triển bền vững vùng ven các đô thị tại Việt Nam vừa diễn ra, Tiến sĩ Nguyễn Văn Sửu, Trường ĐH KHXH và Nhân văn nhận định, Hà Nội là một trong những nơi có quy mô thu hồi đất lớn nhằm phục vụ quá trình đô thị hóa song cũng từ đây mà nhiều vấn đề nảy sinh. Trong vòng 10 năm gần đây, Hà Nội có tới 11.000 ha đất, chủ yếu là nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp phục vụ cho hơn 1.700 dự án phát triển đô thị và công nghiệp. Tuy nhiên, không ít trường hợp đất thu hồi để xây biệt thự, tòa nhà cao tầng rồi lại bỏ hoang.
Ông Sửu ví dụ, làng Phú Điền (Từ Liêm) năm 2011 hơn 70% đất nông nghiệp bị thu hồi để phục vụ cho quá trình đô thị hóa. "Biệt thự, liền kề, chung cư mọc lên nhan nhản nhưng thực tế, nhiều tòa nhà vẫn bỏ hoang, không có người ở", ông Sửu cho biết.
Cùng với Phú Điền, ông Sửu dẫn chứng, làng Gia Minh (Mê Linh, Vĩnh Phúc) cũng rơi vào cảnh tương tự. Năm 1996, tổng điện tích đất nông nghiệp của làng Gia Minh lên tới gần 130 ha, phục vụ trồng lúa và hoa màu. Từ 2001-2004, làng thu hồi đất nông nghiệp với quy mô lớn, tốc độ nhanh nhằm phát triển một loạt dự án, trong đó phải kể đến khu công nghiệp Quang Minh. Nhưng thực tế, nhiều khu công nghiệp vẫn chưa thu hút được công nhân và Quang Minh còn nổi tiếng với hàng loạt biệt thự bỏ hoang.
Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng Hà Nội cho rằng, chuyện lấy đất nông nghiệp để phục vụ cho quá trình đô thị hóa là điều thường thấy ở không ít làng quê Việt Nam. Từ năm 1997 đến nay, nhiều dự án mọc lên nhan nhản. Trong quá trình đô thị hóa, các chủ đầu tư chủ yếu lấy đất xây nhà liền kề, biệt thự để kinh doanh bất động sản. Và khi thị trường ảm đạm thì họ cũng "lĩnh đủ".
Theo báo cáo sơ bộ của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) sau khi kiểm tra 2.700 căn biệt thự tại các huyện nội ngoại thành Hà Nội, có đến hơn 1.743 căn đã được sử dụng, chiếm khoảng 65%. Còn lại hằng trăm căn chưa đưa vào sử dụng, vẫn còn ở tình trạng xây thô, bỏ hoang. Nhiều trường hợp dự án sau khi được phê duyệt 7 năm vẫn chưa hoàn thiện.
Ông Nghiêm cho rằng, xảy ra tình trạng nhiều biệt thự bỏ hoang là do dự báo chưa đúng với nhu cầu thực tế. Vấn đề mấu chốt là cơ quan quản lý chưa tạo được sự hài hòa giữa phát triển đô thị với phát triển nông thôn và chưa đồng bộ được quy hoạch. "Đây là câu chuyện đã được bàn đến nhiều lần nhưng chưa được giải quyết triệt để và nó còn để lại hậu quả cho 10 năm sau", ông Nghiêm lo ngại.
Theo ông Nghiêm, để phát triển đô thị hài hòa tránh tình trạng hoang hóa cần phải thực hiện nghiêm túc chiến lược phát triển nhà ở nhà và trung thành với mục tiêu phát triển 60-70% chung cư ở các đô thị đặc biệt.
Đồng tình quan điểm trên, ông Phạm Sỹ Liêm, Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, quy hoạch của Hà Nội đang phát triển lem nhem, thiếu đồng bộ. Chủ đầu tư chỉ nhăm nhe xin đất để đua vẽ dự án kiếm lời mà không quan tâm đến hạ tầng cơ sở. "Điện, đường, trường, trạm chưa được đầu tư thì dự án đã bán hết veo", ông Liêm nói.
Lãnh đạo Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, việc đua gom đất nông nghiệp sau đó xây biệt thự liền kề bỏ hoang sẽ khiến nhiều dự án tại Hà Nội và các vùng lân cận có nguy cơ trở thành những dự án ma. Đơn cử, Từ Sơn (Bắc Ninh), Mê Linh (Vĩnh Phúc) đã xuất hiện không ít biệt thự, chung cư hoang hóa. Nguyên nhân, theo ông Liêm là do chạy đua lướt sóng địa ốc. Thị trường bất động sản sôi động, các nhà đầu tư đua lướt sóng, thu lãi hàng chục tỷ đồng. Khi địa ốc đi xuống, nhà không bán được, trong khi đó, nhiều đô thị chỉ là đơn chức năng, xa trung tâm, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ nên không thể hút người dân vào ở.
Ông Liêm cảnh báo, vừa qua, Trung Quốc đã xuất hiện thành phố ma với nhiều thành phố bỏ hoang và hàng loạt căn hộ ế ẩm sẽ là những bài học cho các đô thị ở Việt Nam. "Để khắc phục tình trạng hoang hóa thì cần phải mạnh tay với các trường hợp chạy theo thị trường, cắt xén dự án bán khi cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện", ông Liêm thẳng thắn.
Ông Sửu ví dụ, làng Phú Điền (Từ Liêm) năm 2011 hơn 70% đất nông nghiệp bị thu hồi để phục vụ cho quá trình đô thị hóa. "Biệt thự, liền kề, chung cư mọc lên nhan nhản nhưng thực tế, nhiều tòa nhà vẫn bỏ hoang, không có người ở", ông Sửu cho biết.
Cơ sở hạ tầng chưa ổn định khiến nhiều người chưa muốn vào biệt thự sống. Ảnh: Hoàng Lan. |
Cùng với Phú Điền, ông Sửu dẫn chứng, làng Gia Minh (Mê Linh, Vĩnh Phúc) cũng rơi vào cảnh tương tự. Năm 1996, tổng điện tích đất nông nghiệp của làng Gia Minh lên tới gần 130 ha, phục vụ trồng lúa và hoa màu. Từ 2001-2004, làng thu hồi đất nông nghiệp với quy mô lớn, tốc độ nhanh nhằm phát triển một loạt dự án, trong đó phải kể đến khu công nghiệp Quang Minh. Nhưng thực tế, nhiều khu công nghiệp vẫn chưa thu hút được công nhân và Quang Minh còn nổi tiếng với hàng loạt biệt thự bỏ hoang.
Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng Hà Nội cho rằng, chuyện lấy đất nông nghiệp để phục vụ cho quá trình đô thị hóa là điều thường thấy ở không ít làng quê Việt Nam. Từ năm 1997 đến nay, nhiều dự án mọc lên nhan nhản. Trong quá trình đô thị hóa, các chủ đầu tư chủ yếu lấy đất xây nhà liền kề, biệt thự để kinh doanh bất động sản. Và khi thị trường ảm đạm thì họ cũng "lĩnh đủ".
Theo báo cáo sơ bộ của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) sau khi kiểm tra 2.700 căn biệt thự tại các huyện nội ngoại thành Hà Nội, có đến hơn 1.743 căn đã được sử dụng, chiếm khoảng 65%. Còn lại hằng trăm căn chưa đưa vào sử dụng, vẫn còn ở tình trạng xây thô, bỏ hoang. Nhiều trường hợp dự án sau khi được phê duyệt 7 năm vẫn chưa hoàn thiện.
Ông Nghiêm cho rằng, xảy ra tình trạng nhiều biệt thự bỏ hoang là do dự báo chưa đúng với nhu cầu thực tế. Vấn đề mấu chốt là cơ quan quản lý chưa tạo được sự hài hòa giữa phát triển đô thị với phát triển nông thôn và chưa đồng bộ được quy hoạch. "Đây là câu chuyện đã được bàn đến nhiều lần nhưng chưa được giải quyết triệt để và nó còn để lại hậu quả cho 10 năm sau", ông Nghiêm lo ngại.
Theo ông Nghiêm, để phát triển đô thị hài hòa tránh tình trạng hoang hóa cần phải thực hiện nghiêm túc chiến lược phát triển nhà ở nhà và trung thành với mục tiêu phát triển 60-70% chung cư ở các đô thị đặc biệt.
Đồng tình quan điểm trên, ông Phạm Sỹ Liêm, Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, quy hoạch của Hà Nội đang phát triển lem nhem, thiếu đồng bộ. Chủ đầu tư chỉ nhăm nhe xin đất để đua vẽ dự án kiếm lời mà không quan tâm đến hạ tầng cơ sở. "Điện, đường, trường, trạm chưa được đầu tư thì dự án đã bán hết veo", ông Liêm nói.
Lãnh đạo Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, việc đua gom đất nông nghiệp sau đó xây biệt thự liền kề bỏ hoang sẽ khiến nhiều dự án tại Hà Nội và các vùng lân cận có nguy cơ trở thành những dự án ma. Đơn cử, Từ Sơn (Bắc Ninh), Mê Linh (Vĩnh Phúc) đã xuất hiện không ít biệt thự, chung cư hoang hóa. Nguyên nhân, theo ông Liêm là do chạy đua lướt sóng địa ốc. Thị trường bất động sản sôi động, các nhà đầu tư đua lướt sóng, thu lãi hàng chục tỷ đồng. Khi địa ốc đi xuống, nhà không bán được, trong khi đó, nhiều đô thị chỉ là đơn chức năng, xa trung tâm, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ nên không thể hút người dân vào ở.
Ông Liêm cảnh báo, vừa qua, Trung Quốc đã xuất hiện thành phố ma với nhiều thành phố bỏ hoang và hàng loạt căn hộ ế ẩm sẽ là những bài học cho các đô thị ở Việt Nam. "Để khắc phục tình trạng hoang hóa thì cần phải mạnh tay với các trường hợp chạy theo thị trường, cắt xén dự án bán khi cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện", ông Liêm thẳng thắn.
Theo VnExpress