Trên 90% bản vẽ nhà đất bị sai sót - Ai chịu trách nhiệm?
Tình trạng bản vẽ nhà đất bị sai sót đã trở thành chuyện phổ biến, riêng tại quận 1, TPHCM, tỷ lệ các bản vẽ nhà đất mới bị sai sót đến trên 90%, khiến người dân đi làm hồ sơ nhà đất rất khổ sở, phiền hà vì bản vẽ sai. Đơn vị nào phải chịu trách nhiệm về việc sai sót này, và chính quyền đã làm gì để hạn chế phiền hà cho người dân? PV Báo SGGP đã trao đổi với ông NGUYỄN ĐĂNG KHOA, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường quận 1, về vấn đề này.
* Tỷ lệ bản vẽ sai sót tại quận 1 đến trên 90%, nguyên nhân nào dẫn đến tỷ lệ sai sót quá lớn này, và trách nhiệm thuộc về ai?
Ông NGUYỄN ĐĂNG KHOA: Bản vẽ nhà đất để người dân làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận nhà đất mới bị sai sót đến trên 90% là đáng lo lắng. Chúng tôi kiểm tra, thấy có 4 nguyên nhân chính dẫn đến bản vẽ sai sót, đó là do quy hoạch có điều chỉnh mà đơn vị thực hiện đo vẽ không cập nhật được; pháp lý chủ quyền nhà đất không rõ ràng. Nguyên tắc đo vẽ hiện nay là vẽ đúng thực tế, tuy nhiên do hồ sơ pháp lý của nhà đất có chồng chéo, chưa rõ ràng nên dẫn đến sai sót; nhiều chủ nhà chỉ biết hiện trạng sử dụng chứ không biết lý lịch, tính pháp lý căn nhà, trong khi đơn vị đo vẽ dựa trên sự chỉ dẫn của chủ nhà nên dẫn đến sai sót. Và nguyên nhân cuối, cũng là nguyên nhân chính là do năng lực đơn vị đo vẽ chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đo vẽ là lĩnh vực hoạt động dịch vụ có điều kiện. Theo quy định hiện hành, đơn vị đo vẽ được phép hành nghề sau khi đã được Sở Kế hoạch - Đầu tư cấp giấy phép hoạt động; Sở Tài nguyên - Môi trường xem xét đủ điều kiện, thẩm định chuyên môn; và phải được Bộ Tài nguyên - Môi trường chấp thuận. Qua hồ sơ nhà đất người dân nộp tại quận cho thấy nhiều bản vẽ được các công ty làm dịch vụ đo vẽ trên địa bàn quận thực hiện. Vì thế, chúng tôi khẳng định các công ty đo vẽ phải chịu trách nhiệm về tình trạng sai sót này. Ngoài ra, cũng có một phần trách nhiệm không nhỏ của đơn vị quản lý vì đã cấp giấy phép nhưng lại thiếu kiểm tra.
* Chính quyền quận đã làm gì để giảm sai sót, bớt phiền hà cho người dân?
Để giảm bớt phiền hà, hạn chế việc người làm hồ sơ phải đi lại nhiều lần để bổ túc, sửa chữa bản vẽ, trong thời gian qua quận đã áp dụng 3 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Đó là, Phòng Tài nguyên - Môi trường quận lập tổ tư vấn để giúp đơn vị đo vẽ chỉnh sửa bản vẽ. Cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường quận thay người dân trực tiếp liên hệ với các phường để làm rõ thời hạn vi phạm, quy hoạch, nhằm chủ động rút ngắn thời gian chỉnh sửa bản vẽ. Đối với những bản vẽ có sai sót nhỏ, cán bộ phòng chủ động sửa chữa, không cần gọi người dân lên. Chính sự chủ động này đã giảm tỷ lệ sai sót, người dân bớt đi lại nhiều lần để bổ túc hồ sơ.
* Đó cũng chỉ là giải pháp tình thế, chính quyền có biện pháp gì để chấm dứt tình trạng bản vẽ sai sót, người dân không phải đi lại nhiều lần để bổ túc hồ sơ mỗi khi xin cấy giấy chứng nhận nhà đất như hiện nay?
Quận 1 đang xây dựng trung tâm dữ liệu về nhà đất và lập tổ tư vấn trên cơ sở hệ thống tin học. Theo đó, sau khi tiến hành đo vẽ xong, thông qua mạng vi tính, đơn vị đo vẽ chuyển toàn bộ bản vẽ đến trung tâm tư vấn để kiểm tra, xử lý. Sau khi đã được kiểm tra, chỉnh sửa, bản vẽ sẽ được chuyển lại cho đơn vị đo vẽ để cung cấp cho người dân. Như vậy, khi Tổ tư vấn đi vào hoạt động, tình trạng sai sót trong bản vẽ hồ sơ nhà đất sẽ được loại bỏ hoàn toàn và hệ thống mạng vi tính sẽ thay thế cho việc đi lại sửa chữa, bổ túc hồ sơ của người dân.
Xin cảm ơn ông.
* Tỷ lệ bản vẽ sai sót tại quận 1 đến trên 90%, nguyên nhân nào dẫn đến tỷ lệ sai sót quá lớn này, và trách nhiệm thuộc về ai?
Ông NGUYỄN ĐĂNG KHOA: Bản vẽ nhà đất để người dân làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận nhà đất mới bị sai sót đến trên 90% là đáng lo lắng. Chúng tôi kiểm tra, thấy có 4 nguyên nhân chính dẫn đến bản vẽ sai sót, đó là do quy hoạch có điều chỉnh mà đơn vị thực hiện đo vẽ không cập nhật được; pháp lý chủ quyền nhà đất không rõ ràng. Nguyên tắc đo vẽ hiện nay là vẽ đúng thực tế, tuy nhiên do hồ sơ pháp lý của nhà đất có chồng chéo, chưa rõ ràng nên dẫn đến sai sót; nhiều chủ nhà chỉ biết hiện trạng sử dụng chứ không biết lý lịch, tính pháp lý căn nhà, trong khi đơn vị đo vẽ dựa trên sự chỉ dẫn của chủ nhà nên dẫn đến sai sót. Và nguyên nhân cuối, cũng là nguyên nhân chính là do năng lực đơn vị đo vẽ chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đo vẽ là lĩnh vực hoạt động dịch vụ có điều kiện. Theo quy định hiện hành, đơn vị đo vẽ được phép hành nghề sau khi đã được Sở Kế hoạch - Đầu tư cấp giấy phép hoạt động; Sở Tài nguyên - Môi trường xem xét đủ điều kiện, thẩm định chuyên môn; và phải được Bộ Tài nguyên - Môi trường chấp thuận. Qua hồ sơ nhà đất người dân nộp tại quận cho thấy nhiều bản vẽ được các công ty làm dịch vụ đo vẽ trên địa bàn quận thực hiện. Vì thế, chúng tôi khẳng định các công ty đo vẽ phải chịu trách nhiệm về tình trạng sai sót này. Ngoài ra, cũng có một phần trách nhiệm không nhỏ của đơn vị quản lý vì đã cấp giấy phép nhưng lại thiếu kiểm tra.
Hướng dẫn người dân làm giấy tờ nhà đất tại UBND quận 1. Ảnh: KIM NGÂN
* Chính quyền quận đã làm gì để giảm sai sót, bớt phiền hà cho người dân?
Để giảm bớt phiền hà, hạn chế việc người làm hồ sơ phải đi lại nhiều lần để bổ túc, sửa chữa bản vẽ, trong thời gian qua quận đã áp dụng 3 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Đó là, Phòng Tài nguyên - Môi trường quận lập tổ tư vấn để giúp đơn vị đo vẽ chỉnh sửa bản vẽ. Cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường quận thay người dân trực tiếp liên hệ với các phường để làm rõ thời hạn vi phạm, quy hoạch, nhằm chủ động rút ngắn thời gian chỉnh sửa bản vẽ. Đối với những bản vẽ có sai sót nhỏ, cán bộ phòng chủ động sửa chữa, không cần gọi người dân lên. Chính sự chủ động này đã giảm tỷ lệ sai sót, người dân bớt đi lại nhiều lần để bổ túc hồ sơ.
* Đó cũng chỉ là giải pháp tình thế, chính quyền có biện pháp gì để chấm dứt tình trạng bản vẽ sai sót, người dân không phải đi lại nhiều lần để bổ túc hồ sơ mỗi khi xin cấy giấy chứng nhận nhà đất như hiện nay?
Quận 1 đang xây dựng trung tâm dữ liệu về nhà đất và lập tổ tư vấn trên cơ sở hệ thống tin học. Theo đó, sau khi tiến hành đo vẽ xong, thông qua mạng vi tính, đơn vị đo vẽ chuyển toàn bộ bản vẽ đến trung tâm tư vấn để kiểm tra, xử lý. Sau khi đã được kiểm tra, chỉnh sửa, bản vẽ sẽ được chuyển lại cho đơn vị đo vẽ để cung cấp cho người dân. Như vậy, khi Tổ tư vấn đi vào hoạt động, tình trạng sai sót trong bản vẽ hồ sơ nhà đất sẽ được loại bỏ hoàn toàn và hệ thống mạng vi tính sẽ thay thế cho việc đi lại sửa chữa, bổ túc hồ sơ của người dân.
Xin cảm ơn ông.
Theo Sài Gòn Giải Phóng