Người mua tháo chạy khỏi dự án ì ạch
Nhiều người TP HCM bán "căn hộ tương lai" với giá rẻ, hoặc đề nghị chủ đầu tư hoàn lại tiền nhằm thoát khỏi tình cảnh chôn vốn trong các dự án chậm tiến độ.
Anh Minh Hoàng đang "ôm" gần chục căn hộ chung cư bị đình trệ tại quận Thủ Đức. Nhiều lần đề nghị doanh nghiệp hoàn tiền bất thành, anh Hoàng chọn cách sang lại căn hộ với giá rẻ. Nhà đầu tư này chia sẻ: "Tôi chịu thiệt 10% mỗi hợp đồng nhưng bán vẫn rất chậm. Đòi tiền không được thì chỉ còn cách xả hàng với giá lỗ".
Trong khi đó, cuộc tháo chạy của chị Phượng lại đầy gian truân. Mua căn hộ trong dự án chung cư tại phường 5, quận 8, năm 2010 nhưng công trình này bị đình trệ từ năm 2011 đến nay. Chị Phượng kể: "Tôi đã gặp chủ đầu tư đề nghị hoàn lại 800 triệu đồng nhưng họ bảo đã cụt vốn. Hợp đồng có điều khoản nếu chậm giao nhà thì đến năm 2013 mới được hoàn tiền nên tôi vô cùng bế tắc".
Chị Phượng bộc bạch, vì cần nhà chị bấm bụng vay tiền để mua căn hộ chung cư. Theo hợp đồng, chủ đầu tư sẽ bàn giao nhà vào quý II/2012. Chính vì thế, ngay khi dự án chậm, chị như ngồi trên lửa. Chờ đợi hơn một năm ròng, nữ khách hàng này chọn giải pháp sang lại suất đầu tư và sẵn sàng chịu lỗ nhưng cũng không xong.
Cũng đồng cảnh ngộ mua phải dự án khó khăn tại phường 2, quận 8, chị Hồng năm lần bảy lượt đòi rút lại 900 triệu đồng đã góp mua căn hộ 90 m2 ở tầng 7 nhưng không được. Theo hợp đồng, lẽ ra chị đã nhận nhà từ quý I nhưng hiện dự án chỉ xây đến tầng 9. "Chủ đầu tư chỉ cho nhân viên không có thẩm quyền tiếp khách hàng nên tôi càng hoài nghi về số phận của dự án", chị Hồng nói.
Trong khi đó, không ít khách hàng vì sợ chủ đầu tư mất khả năng kiểm soát tài chính đã bấm bụng nhận căn hộ thô. Anh Nam mua căn hộ tầng 9 dự án Trương Đình Hội giãi bày: "Đã đóng đến 85% giá trị căn hộ thì chẳng còn bỏ được nữa. Huống chi, nộp thêm tiền cho doanh nghiệp mình lại lo họ không hoàn thiện dự án. Cuối cùng, cách giải thoát tốt nhất là nhận nhà thô để tránh cảnh đêm dài lắm mộng".
Tuy nhiên, vị khách hàng này thừa nhận, anh cũng vô cùng hoang mang vì lo rằng mỗi khách hàng tự hoàn thiện căn hộ một cách manh mún có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ công trình.
Tổng giám đốc Công ty Lilama SHB, Lê Tấn Hòa chia sẻ: "Tôi có 4 dự án phải giãn tiến độ trong năm 2011 nên thấu hiểu tâm trạng của khách hàng. Tuy nhiên trong cảnh khó chủ đầu tư đành lực bất tòng tâm, đây là chuyện ngoài ý muốn".
Ông Hòa tiết lộ, trong 300 khách hàng mua bất động sản của doanh nghiệp chỉ có 4 người đóng tiền đúng tiến độ. Số còn lại đều ngưng nộp tiền khi dự án đình trệ và chủ đầu tư cũng không đốc thúc người mua nhà nộp tiền. Ông cho hay, để dĩ hòa vi quý, dù thiếu vốn, doanh nghiệp phải cân nhắc hoàn tiền cho một số trường hợp khách hàng thực sự khó khăn.
Trưởng văn phòng luật sư Gia Linh, ông Nguyễn Sa Linh nhận xét, trong giai đoạn thị trường bất động sản khủng hoảng, số lượng khách hàng đặt vấn đề chấm dứt hợp đồng, lấy lại tiền diễn ra khá nhiều. Tuy nhiên, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ kéo theo nhiều yếu tố bất lợi cho khách hàng. Vì vậy, ông Linh đưa ra lời khuyên, các quy tắc ứng xử của khách hàng nên căn cứ theo bản hợp đồng mua nhà đã ký.
Nếu hợp đồng nêu rõ thời hạn bàn giao nhà và trễ hạn bao lâu thì được phép chấm dứt hợp đồng, khách hàng nên căn cứ theo văn bản này. Trong trường hợp không thể chờ đợi thêm nữa, khách hàng có quyền yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ giao nhà như đã cam kết. Nếu bị khởi kiện, chủ đầu tư phải giải trình với tòa án và doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hợp đồng kèm theo tất cả các nghĩa vụ liên quan. Ông Linh cho rằng, trong hoàn cảnh xấu nhất dự án bị bán cho một chủ đầu tư mới thì quyền lợi của khách hàng trong hợp đồng cũ vẫn được bảo lưu.
Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường bất động sản Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu, Huỳnh Phước Nghĩa phân tích: "Trong hoàn cảnh này, đôi khi các cuộc tháo chạy cũng chứa đựng nhiều rủi ro không kém những người trụ lại".
Ông Nghĩa nhận định, các doanh nghiệp bất động sản không thể trách khách hàng quay lưng lại với họ trong giai đoạn khó khăn này. Có chăng, chủ đầu tư càng phải nỗ lực giải quyết 2 bài toán trong cùng một lúc để cải thiện tình hình.
Bài toán thứ nhất là chủ động cơ cấu lại nguồn tài chính và các khoản nợ để tiếp tục thực hiện dự án. Thứ hai là làm mới nhà đầu tư và khách hàng bằng các bảng phân tích tài chính cụ thể và chứng minh được theo đuổi dự án đến cùng sẽ ít bị thiệt hại hơn là bỏ chạy giữa chừng.
Theo đó, để thuyết phục được khách hàng cùng "mếm mật nằm gai" với mình, doanh nghiệp phải thấu hiểu khó khăn và nỗi hoang mang của người mua nhà để có các quy tắc ứng xử phù hợp. Không né tránh, không giấu giếm và sẵn sàng làm các bài toán giảm thiệt hại cho khách hàng bằng những thỏa thuận, chính sách bán hàng linh hoạt hơn.
Chuyên gia này cho rằng, bản thân các chủ đầu tư cần chấp nhận thực tế là khi dự án đình trệ hoặc có nguy cơ đổ bể thì những cuộc tháo chạy của nhóm khách hàng nhỏ lẻ là điều tất yếu, nên giải quyết thỏa đáng cho họ. "Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể đặt hy vọng vào việc thuyết phục những nhà đầu tư cùng mình vượt khó bằng việc phân tích lại tài chính của dự án và mổ xẻ những nguy cơ, rủi ro để đôi bên cùng đàm phán", ông Nghĩa nhận xét.
Anh Minh Hoàng đang "ôm" gần chục căn hộ chung cư bị đình trệ tại quận Thủ Đức. Nhiều lần đề nghị doanh nghiệp hoàn tiền bất thành, anh Hoàng chọn cách sang lại căn hộ với giá rẻ. Nhà đầu tư này chia sẻ: "Tôi chịu thiệt 10% mỗi hợp đồng nhưng bán vẫn rất chậm. Đòi tiền không được thì chỉ còn cách xả hàng với giá lỗ".
Trong khi đó, cuộc tháo chạy của chị Phượng lại đầy gian truân. Mua căn hộ trong dự án chung cư tại phường 5, quận 8, năm 2010 nhưng công trình này bị đình trệ từ năm 2011 đến nay. Chị Phượng kể: "Tôi đã gặp chủ đầu tư đề nghị hoàn lại 800 triệu đồng nhưng họ bảo đã cụt vốn. Hợp đồng có điều khoản nếu chậm giao nhà thì đến năm 2013 mới được hoàn tiền nên tôi vô cùng bế tắc".
Chị Phượng bộc bạch, vì cần nhà chị bấm bụng vay tiền để mua căn hộ chung cư. Theo hợp đồng, chủ đầu tư sẽ bàn giao nhà vào quý II/2012. Chính vì thế, ngay khi dự án chậm, chị như ngồi trên lửa. Chờ đợi hơn một năm ròng, nữ khách hàng này chọn giải pháp sang lại suất đầu tư và sẵn sàng chịu lỗ nhưng cũng không xong.
Một dự án căn hộ bị đình trệ trong suốt năm 2011 và hiện vẫn án binh bất động. Ảnh: Vũ Lê
Cũng đồng cảnh ngộ mua phải dự án khó khăn tại phường 2, quận 8, chị Hồng năm lần bảy lượt đòi rút lại 900 triệu đồng đã góp mua căn hộ 90 m2 ở tầng 7 nhưng không được. Theo hợp đồng, lẽ ra chị đã nhận nhà từ quý I nhưng hiện dự án chỉ xây đến tầng 9. "Chủ đầu tư chỉ cho nhân viên không có thẩm quyền tiếp khách hàng nên tôi càng hoài nghi về số phận của dự án", chị Hồng nói.
Trong khi đó, không ít khách hàng vì sợ chủ đầu tư mất khả năng kiểm soát tài chính đã bấm bụng nhận căn hộ thô. Anh Nam mua căn hộ tầng 9 dự án Trương Đình Hội giãi bày: "Đã đóng đến 85% giá trị căn hộ thì chẳng còn bỏ được nữa. Huống chi, nộp thêm tiền cho doanh nghiệp mình lại lo họ không hoàn thiện dự án. Cuối cùng, cách giải thoát tốt nhất là nhận nhà thô để tránh cảnh đêm dài lắm mộng".
Tuy nhiên, vị khách hàng này thừa nhận, anh cũng vô cùng hoang mang vì lo rằng mỗi khách hàng tự hoàn thiện căn hộ một cách manh mún có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ công trình.
Một dự án bị chậm tiến độ tại một quận nằm ngoài khu trung tâm TP HCM. Ảnh: Vũ Lê
Tổng giám đốc Công ty Lilama SHB, Lê Tấn Hòa chia sẻ: "Tôi có 4 dự án phải giãn tiến độ trong năm 2011 nên thấu hiểu tâm trạng của khách hàng. Tuy nhiên trong cảnh khó chủ đầu tư đành lực bất tòng tâm, đây là chuyện ngoài ý muốn".
Ông Hòa tiết lộ, trong 300 khách hàng mua bất động sản của doanh nghiệp chỉ có 4 người đóng tiền đúng tiến độ. Số còn lại đều ngưng nộp tiền khi dự án đình trệ và chủ đầu tư cũng không đốc thúc người mua nhà nộp tiền. Ông cho hay, để dĩ hòa vi quý, dù thiếu vốn, doanh nghiệp phải cân nhắc hoàn tiền cho một số trường hợp khách hàng thực sự khó khăn.
Trưởng văn phòng luật sư Gia Linh, ông Nguyễn Sa Linh nhận xét, trong giai đoạn thị trường bất động sản khủng hoảng, số lượng khách hàng đặt vấn đề chấm dứt hợp đồng, lấy lại tiền diễn ra khá nhiều. Tuy nhiên, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ kéo theo nhiều yếu tố bất lợi cho khách hàng. Vì vậy, ông Linh đưa ra lời khuyên, các quy tắc ứng xử của khách hàng nên căn cứ theo bản hợp đồng mua nhà đã ký.
Nếu hợp đồng nêu rõ thời hạn bàn giao nhà và trễ hạn bao lâu thì được phép chấm dứt hợp đồng, khách hàng nên căn cứ theo văn bản này. Trong trường hợp không thể chờ đợi thêm nữa, khách hàng có quyền yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ giao nhà như đã cam kết. Nếu bị khởi kiện, chủ đầu tư phải giải trình với tòa án và doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hợp đồng kèm theo tất cả các nghĩa vụ liên quan. Ông Linh cho rằng, trong hoàn cảnh xấu nhất dự án bị bán cho một chủ đầu tư mới thì quyền lợi của khách hàng trong hợp đồng cũ vẫn được bảo lưu.
Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường bất động sản Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu, Huỳnh Phước Nghĩa phân tích: "Trong hoàn cảnh này, đôi khi các cuộc tháo chạy cũng chứa đựng nhiều rủi ro không kém những người trụ lại".
Ông Nghĩa nhận định, các doanh nghiệp bất động sản không thể trách khách hàng quay lưng lại với họ trong giai đoạn khó khăn này. Có chăng, chủ đầu tư càng phải nỗ lực giải quyết 2 bài toán trong cùng một lúc để cải thiện tình hình.
Bài toán thứ nhất là chủ động cơ cấu lại nguồn tài chính và các khoản nợ để tiếp tục thực hiện dự án. Thứ hai là làm mới nhà đầu tư và khách hàng bằng các bảng phân tích tài chính cụ thể và chứng minh được theo đuổi dự án đến cùng sẽ ít bị thiệt hại hơn là bỏ chạy giữa chừng.
Theo đó, để thuyết phục được khách hàng cùng "mếm mật nằm gai" với mình, doanh nghiệp phải thấu hiểu khó khăn và nỗi hoang mang của người mua nhà để có các quy tắc ứng xử phù hợp. Không né tránh, không giấu giếm và sẵn sàng làm các bài toán giảm thiệt hại cho khách hàng bằng những thỏa thuận, chính sách bán hàng linh hoạt hơn.
Chuyên gia này cho rằng, bản thân các chủ đầu tư cần chấp nhận thực tế là khi dự án đình trệ hoặc có nguy cơ đổ bể thì những cuộc tháo chạy của nhóm khách hàng nhỏ lẻ là điều tất yếu, nên giải quyết thỏa đáng cho họ. "Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể đặt hy vọng vào việc thuyết phục những nhà đầu tư cùng mình vượt khó bằng việc phân tích lại tài chính của dự án và mổ xẻ những nguy cơ, rủi ro để đôi bên cùng đàm phán", ông Nghĩa nhận xét.
Theo VnExpress