Sẽ không còn tình trạng cưỡng chế thu hồi đất tùy tiện
Người dân sẽ không còn ám ảnh nỗi lo ruộng lúa, mảnh vườn mặc nhiên bị thu hồi khi hết thời hạn sử dụng đất. Nghĩa là sẽ không còn tình trạng tùy tiện cưỡng chế thu hồi đất như vụ Tiên Lãng.
Bởi Tổng bí thư - người đứng đầu Đảng - đã khẳng định: “Không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân.
Tiếp tục thực hiện giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân có thời hạn nhưng có thể kéo dài hơn để khuyến khích nông dân gắn bó với đồng ruộng và yên tâm đầu tư sản xuất” (trích phát biểu bế mạc Hội nghị trung ương 5 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng).
Có thể kéo dài thêm thời hạn giao đất nông nghiệp bao lâu còn phải chờ sửa Luật đất đai. Vì Luật đất đai hiện hành ràng buộc thời hạn giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng “không quá 20 năm” (điều 67 Luật đất đai năm 2003).
Điều 67 có thòng thêm rằng “khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất” với ba điều kiện: nếu có nhu cầu sử dụng tiếp, chấp hành đúng pháp luật về đất đai và sử dụng đất phù hợp với quy hoạch. Tuy nhiên, chuyện gia hạn tiếp như thế nào thật khó biết trước được rõ ràng. Điển hình như vụ Tiên Lãng, không chỉ ông Đoàn Văn Vươn mà nhiều hộ đang nuôi trồng thủy sản bình thường bỗng dưng nhận trát “thu hồi đất”. Phần lớn số đất bãi bồi của họ đều thỏa mãn cả ba điều kiện ấy nhưng vẫn bị thu hồi. Nếu không chấp nhận sẽ bị cưỡng chế. Sự kiện căng thẳng này đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình sửa Luật đất đai cả về thời hạn sử dụng và hạn mức đất.
Thật không công bằng cho nông dân nếu cứ canh cánh nỗi lo không còn đất sản xuất khi đến thời hạn 20 năm, trong khi các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài lại được sử dụng đất đến 50 năm, có trường hợp tới 70 năm (cũng theo Luật đất đai hiện hành). Không thể cho rằng vì nông dân làm ăn nhỏ, hiệu quả không cao... để ưu tiên lấy đất cho các nhà đầu tư làm khu công nghiệp, khu đô thị. Vấn đề ở đây là phải có chính sách phù hợp tạo động lực cho nông dân làm nông nghiệp hiệu quả cao, quan trọng hơn là họ phải được gắn bó lâu dài với mảnh đất nhà mình thì mới dồn hết công sức, nhiệt huyết vào đó.
Chính nông dân và nông nghiệp đã làm nên kỳ tích đổi mới, biến VN từ nước phải nhập gạo cứu đói thành nước xuất khẩu gạo có hạng trên thế giới. Thế mạnh phát triển nông nghiệp của VN là điều không ai phủ nhận. Thế nhưng đất nông nghiệp ngày càng teo tóp đến nỗi phải có hẳn chủ trương “giữ cho bằng được 3,8 triệu ha đất lúa”. Nếu không, nguy cơ biến đất lúa thành khu công nghiệp, khu đô thị tràn lan khó mà dừng lại được. Trong khi hiện tại đã có không ít khu đô thị ma (nhà cửa xây xong bỏ trống huơ trống hoác) và cũng không ít khu công nghiệp trở thành... bãi chăn thả trâu bò.
Giải pháp đột phá không cần tìm đâu xa: nông dân phải được sử dụng đất lâu dài, trong 50 năm, 70 năm hoặc hơn thế nữa để họ yên tâm đầu tư sức người sức của vào làm ăn căn cơ, ổn định. Tạo được niềm tin thật sự cho dân, hoàn toàn có thể hi vọng sẽ lập nên kỳ tích mới.
Những sai sót việc thu hồi đất đã góp phần gây ra “vụ án đầm ông Vươn” xôn xao dư luận - Ảnh: Xuân Long |
Bởi Tổng bí thư - người đứng đầu Đảng - đã khẳng định: “Không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân.
Tiếp tục thực hiện giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân có thời hạn nhưng có thể kéo dài hơn để khuyến khích nông dân gắn bó với đồng ruộng và yên tâm đầu tư sản xuất” (trích phát biểu bế mạc Hội nghị trung ương 5 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng).
Có thể kéo dài thêm thời hạn giao đất nông nghiệp bao lâu còn phải chờ sửa Luật đất đai. Vì Luật đất đai hiện hành ràng buộc thời hạn giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng “không quá 20 năm” (điều 67 Luật đất đai năm 2003).
Điều 67 có thòng thêm rằng “khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất” với ba điều kiện: nếu có nhu cầu sử dụng tiếp, chấp hành đúng pháp luật về đất đai và sử dụng đất phù hợp với quy hoạch. Tuy nhiên, chuyện gia hạn tiếp như thế nào thật khó biết trước được rõ ràng. Điển hình như vụ Tiên Lãng, không chỉ ông Đoàn Văn Vươn mà nhiều hộ đang nuôi trồng thủy sản bình thường bỗng dưng nhận trát “thu hồi đất”. Phần lớn số đất bãi bồi của họ đều thỏa mãn cả ba điều kiện ấy nhưng vẫn bị thu hồi. Nếu không chấp nhận sẽ bị cưỡng chế. Sự kiện căng thẳng này đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình sửa Luật đất đai cả về thời hạn sử dụng và hạn mức đất.
Thật không công bằng cho nông dân nếu cứ canh cánh nỗi lo không còn đất sản xuất khi đến thời hạn 20 năm, trong khi các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài lại được sử dụng đất đến 50 năm, có trường hợp tới 70 năm (cũng theo Luật đất đai hiện hành). Không thể cho rằng vì nông dân làm ăn nhỏ, hiệu quả không cao... để ưu tiên lấy đất cho các nhà đầu tư làm khu công nghiệp, khu đô thị. Vấn đề ở đây là phải có chính sách phù hợp tạo động lực cho nông dân làm nông nghiệp hiệu quả cao, quan trọng hơn là họ phải được gắn bó lâu dài với mảnh đất nhà mình thì mới dồn hết công sức, nhiệt huyết vào đó.
Chính nông dân và nông nghiệp đã làm nên kỳ tích đổi mới, biến VN từ nước phải nhập gạo cứu đói thành nước xuất khẩu gạo có hạng trên thế giới. Thế mạnh phát triển nông nghiệp của VN là điều không ai phủ nhận. Thế nhưng đất nông nghiệp ngày càng teo tóp đến nỗi phải có hẳn chủ trương “giữ cho bằng được 3,8 triệu ha đất lúa”. Nếu không, nguy cơ biến đất lúa thành khu công nghiệp, khu đô thị tràn lan khó mà dừng lại được. Trong khi hiện tại đã có không ít khu đô thị ma (nhà cửa xây xong bỏ trống huơ trống hoác) và cũng không ít khu công nghiệp trở thành... bãi chăn thả trâu bò.
Giải pháp đột phá không cần tìm đâu xa: nông dân phải được sử dụng đất lâu dài, trong 50 năm, 70 năm hoặc hơn thế nữa để họ yên tâm đầu tư sức người sức của vào làm ăn căn cơ, ổn định. Tạo được niềm tin thật sự cho dân, hoàn toàn có thể hi vọng sẽ lập nên kỳ tích mới.
Theo Tuổi Trẻ