Môi giới BĐS chuyển nghề để trụ vững trong “bão”
Thị trường bất động sản (BĐS) đang trong cảnh chợ chiều, ế ẩm từ nhà thu nhập thấp đến các phân khúc chung cư, đất nền khiến nhiều sàn BĐS lớn nhỏ, thậm chí cả những “đại gia” có tiếng trong làng BĐS cũng buộc phải chuyển nghề hoặc kinh doanh thêm các mảng khác để trụ tiếp…
“Cò” đất tự nguyện xin nghỉ việc
Anh Nguyễn Văn Tuấn, nhân viên môi giới một sàn địa ốc ở Thanh Xuân, Hà Nội tâm sự, từ trước Tết đến nay thị trường ế ẩm quá, khách hỏi mua ngày càng ít buộc sàn phải cắt giảm nhân sự, bản thân anh Tuấn cũng tự nguyện xin nghỉ việc để chuyển sang nghề khác.
“Cứ tình cảnh thị trường thế này bản thân tôi cũng không thể cầm cự được với nghề môi giới. Thu nhập từ công việc môi giới nhà đất của tôi đã giảm đến 70% so với thời gian trước nhưng chi phí cho công việc lại tăng lên, nếu chỉ có lương cơ bản thì không đủ chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Thị trường sẽ phải cần nhiều thời gian để phục hồi vì thế, tôi phải chuyển sang đi tiếp thị hàng tiêu dùng”, anh Tuấn bộc bạch.
Rất nhiều nhân viên kinh doanh địa ốc hiện nay cũng đang trong tình cảnh như anh Tuấn. Theo khảo sát, trung bình lương cơ bản của nhân viên môi giới nhà đất khoảng 2-3 triệu đồng mỗi tháng, hiếm mới có người làm lâu năm được hưởng lương 6-7 triệu đồng/tháng. Phần lớn thu nhập của môi giới nhà đất phụ thuộc vào hoa hồng từ sản phẩm bán được. Do đó, nếu không bán được hàng thì nguồn thu nhập này sẽ không có, phải chuyển nghề để mưu sinh là điều dễ hiểu của các “cò” đất hiện nay.
Đảo qua nhiều sàn BĐS ở khu vực Lê Văn Lương kéo dài, Nguyễn Thị Định, Trung Hòa – Nhân Chính… thì được biết, lượng nhân viên môi giới của các sàn đều giảm mạnh so với trước.
Quản lý một sàn địa ốc ở Trung Hòa – Nhân Chính cho biết, từ đầu năm đến nay, sàn này đã có 40% lượng nhân viên chuyển nghề, phần lớn là bởi năng suất bán hàng thấp, thu nhập giảm nên họ cảm thấy không nhiệt huyết với công việc môi giới nữa. Mặt khác, cũng do thị trường khó khăn chung nên sàn đang phải tái cấu trúc lại bằng cách giảm quy mô, sàng lọc nhân viên và phát triển hệ thống theo hướng mở rộng các đại lý môi giới, cộng tác viên để giảm chi phí.
Chuyển nghề để “lấy ngắn, nuôi dài”
Lượng khách ngày càng ít, sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp môi giới với nhau cũng ngày càng khốc liệt hơn. Do đó, đã có nhiều doanh nghiệp BĐS phải tìm thêm những ngành nghề khác để làm nhằm tăng doanh thu, hỗ trợ chi phí cho hệ thống sàn.
Sàn giao dịch BĐS Tín Phát nằm trên phố Lê Văn Lương kéo dài có tới 5 tầng nhà, nhưng cũng đã phải cho thuê lại 2 tầng nhà làm cửa hàng bán rèm mành để tăng thêm thu nhập. Thậm chí, có cả những đại gia có tiếng trên thị trường BĐS cũng phải chuyển hướng sang kinh doanh chuỗi nhà hàng ẩm thực và hệ thống khách sạn ở nhiều tỉnh nhằm kiếm được lợi nhuận để nuôi BĐS.
Ông Lê Trọng Bằng, Giám đốc sàn BĐS Đô thị Thăng Long cũng bộc bạch, hiện số lượng nhân viên môi giới của sàn đã phải cắt giảm tới quá nửa để giảm chi phí. Theo dự tính của ông Bằng, thị trường còn tiếp tục khó khăn trong năm nay nên sàn cũng phải mở thêm dịch vụ kinh doanh như trông xe ngày đêm để thêm việc, tăng thu nhập cho anh em.
Cũng với mục đích tăng thêm nguồn thu bù lại phần lợi nhuận bị giảm sút do việc tiêu thụ hàng chậm, nhiều sàn cũng mở rộng thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh như: sàn BĐS Sông Đà Sudico cũng mở thêm một dịch vụ tư vấn luật, làm trọn gói hợp đồng mua bán nhà, sang tên sổ đỏ, thậm chí cả tư vấn thầu dự án… với mục đích lấy ngắn nuôi dài, giữ chữ tín với khách hàng để các sàn BĐS tồn tại được ở thời điểm khó khăn này. Sàn BĐS DTJ mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, cung cấp dịch vụ thiết kế trọn gói căn hộ chung cư và tài trợ miễn phí cho các khách hàng sử dụng nội thất hoàn thiện tại DTJ bên cạnh việc kinh doanh BĐS.
Vẫn biết việc chuyển hướng kinh doanh thêm các ngành nghề khác trong thời buổi này quả là không dễ nhưng vẫn phải quyết tâm làm để có thể trụ vững trong “bão” là chia sẻ của nhiều doanh nghiệp BĐS hiện nay.
“Cò” đất tự nguyện xin nghỉ việc
Anh Nguyễn Văn Tuấn, nhân viên môi giới một sàn địa ốc ở Thanh Xuân, Hà Nội tâm sự, từ trước Tết đến nay thị trường ế ẩm quá, khách hỏi mua ngày càng ít buộc sàn phải cắt giảm nhân sự, bản thân anh Tuấn cũng tự nguyện xin nghỉ việc để chuyển sang nghề khác.
“Cứ tình cảnh thị trường thế này bản thân tôi cũng không thể cầm cự được với nghề môi giới. Thu nhập từ công việc môi giới nhà đất của tôi đã giảm đến 70% so với thời gian trước nhưng chi phí cho công việc lại tăng lên, nếu chỉ có lương cơ bản thì không đủ chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Thị trường sẽ phải cần nhiều thời gian để phục hồi vì thế, tôi phải chuyển sang đi tiếp thị hàng tiêu dùng”, anh Tuấn bộc bạch.
Nhiều "cò" đất phải xin nghỉ việc để chuyển nghề mưu sinh. Ảnh: Internet
Rất nhiều nhân viên kinh doanh địa ốc hiện nay cũng đang trong tình cảnh như anh Tuấn. Theo khảo sát, trung bình lương cơ bản của nhân viên môi giới nhà đất khoảng 2-3 triệu đồng mỗi tháng, hiếm mới có người làm lâu năm được hưởng lương 6-7 triệu đồng/tháng. Phần lớn thu nhập của môi giới nhà đất phụ thuộc vào hoa hồng từ sản phẩm bán được. Do đó, nếu không bán được hàng thì nguồn thu nhập này sẽ không có, phải chuyển nghề để mưu sinh là điều dễ hiểu của các “cò” đất hiện nay.
Đảo qua nhiều sàn BĐS ở khu vực Lê Văn Lương kéo dài, Nguyễn Thị Định, Trung Hòa – Nhân Chính… thì được biết, lượng nhân viên môi giới của các sàn đều giảm mạnh so với trước.
Quản lý một sàn địa ốc ở Trung Hòa – Nhân Chính cho biết, từ đầu năm đến nay, sàn này đã có 40% lượng nhân viên chuyển nghề, phần lớn là bởi năng suất bán hàng thấp, thu nhập giảm nên họ cảm thấy không nhiệt huyết với công việc môi giới nữa. Mặt khác, cũng do thị trường khó khăn chung nên sàn đang phải tái cấu trúc lại bằng cách giảm quy mô, sàng lọc nhân viên và phát triển hệ thống theo hướng mở rộng các đại lý môi giới, cộng tác viên để giảm chi phí.
Chuyển nghề để “lấy ngắn, nuôi dài”
Lượng khách ngày càng ít, sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp môi giới với nhau cũng ngày càng khốc liệt hơn. Do đó, đã có nhiều doanh nghiệp BĐS phải tìm thêm những ngành nghề khác để làm nhằm tăng doanh thu, hỗ trợ chi phí cho hệ thống sàn.
Cũng có sàn BĐS phải cho thuê bớt mặt bằng nhằm thêm thu nhập trong lúc khó khăn. Ảnh: Nguyễn Lê |
Sàn giao dịch BĐS Tín Phát nằm trên phố Lê Văn Lương kéo dài có tới 5 tầng nhà, nhưng cũng đã phải cho thuê lại 2 tầng nhà làm cửa hàng bán rèm mành để tăng thêm thu nhập. Thậm chí, có cả những đại gia có tiếng trên thị trường BĐS cũng phải chuyển hướng sang kinh doanh chuỗi nhà hàng ẩm thực và hệ thống khách sạn ở nhiều tỉnh nhằm kiếm được lợi nhuận để nuôi BĐS.
Ông Lê Trọng Bằng, Giám đốc sàn BĐS Đô thị Thăng Long cũng bộc bạch, hiện số lượng nhân viên môi giới của sàn đã phải cắt giảm tới quá nửa để giảm chi phí. Theo dự tính của ông Bằng, thị trường còn tiếp tục khó khăn trong năm nay nên sàn cũng phải mở thêm dịch vụ kinh doanh như trông xe ngày đêm để thêm việc, tăng thu nhập cho anh em.
Cũng với mục đích tăng thêm nguồn thu bù lại phần lợi nhuận bị giảm sút do việc tiêu thụ hàng chậm, nhiều sàn cũng mở rộng thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh như: sàn BĐS Sông Đà Sudico cũng mở thêm một dịch vụ tư vấn luật, làm trọn gói hợp đồng mua bán nhà, sang tên sổ đỏ, thậm chí cả tư vấn thầu dự án… với mục đích lấy ngắn nuôi dài, giữ chữ tín với khách hàng để các sàn BĐS tồn tại được ở thời điểm khó khăn này. Sàn BĐS DTJ mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, cung cấp dịch vụ thiết kế trọn gói căn hộ chung cư và tài trợ miễn phí cho các khách hàng sử dụng nội thất hoàn thiện tại DTJ bên cạnh việc kinh doanh BĐS.
Vẫn biết việc chuyển hướng kinh doanh thêm các ngành nghề khác trong thời buổi này quả là không dễ nhưng vẫn phải quyết tâm làm để có thể trụ vững trong “bão” là chia sẻ của nhiều doanh nghiệp BĐS hiện nay.
Theo Lao Động