Hà Nội mổ xẻ công tác quy hoạch đô thị
"Chúng ta làm quy hoạch bài bản nhưng khi thực hiện lại không nghiêm, có quy hoạch đường, nhưng việc quản lý hai bên đường lại rất lỏng lẻo", ông Vũ Đức Bảo, Bí thư quận Long Biên phàn nàn.
Sáng 3/10, Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội đã tập trung xem xét, thảo luận dự thảo chương trình "Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị". Theo đó, đến 2015, Hà Nội sẽ cơ bản phủ kín các quy hoạch vùng, huyện, hoàn thành các quy hoạch trọng điểm như: Trung tâm Tây Hồ Tây, hai bên bờ sông Hồng, trục không gian Cổ Loa - Hồ Tây, hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài, Hồ Tây - Ba Vì, giãn dân phố cổ…
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, thành phố đang giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập 2 quy hoạch phân khu là quy hoạch khu phía Bắc sông Hồng và quy hoạch hai bên sông Hồng. Mục tiêu 2015 sẽ phủ kín cơ bản các quy hoạch là nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực xã hội.
Theo ông Vũ Đức Bảo, Bí thư quận Long Biên, một số quy hoạch làm rất bài bản nhưng khi thực hiện lại không nghiêm. Có quy hoạch đường, nhưng người dân vẫn cố tình lấn chiếm, lắp bục bệ, mái che mái vẩy, trong khi chính quyền cơ sở không sâu sát, dẫn đến phá vỡ quy hoạch toàn tuyến đường.
"Thành phố đang quan tâm quy hoạch phía tây, song cần chú ý quy hoạch phía bắc sông Hồng. Tại Long Biên có hàng chục nghìn ha nhưng mới chỉ để trồng cây, chưa khai thác được quỹ đất có hiệu quả", ông Bảo nói.
Ông Lê Hồng Thăng, Bí thư quận Hà Đông cho rằng, một số quy hoạch trên địa bàn đến phải năm 2012 mới xong, trong khi theo quy định phải có quy hoạch mới cấp chỉ giới đường đỏ, do đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án dân sinh bức xúc trên địa bàn.
Ông Thăng đề nghị đã phân cấp thì giao toàn quyền cho quận, huyện chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng các dự án, công trình như trường học, công viên nằm trong những khu đất xen kẹt, nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị cần đưa vào dự thảo chương trình một quy chế để các sở, ngành phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình lập các quy hoạch chuyên ngành, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ.
Ông Lê Văn Hoạt, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân TP, nhấn mạnh việc khớp nối hạ tầng giữa các dự án và xây dựng dự án mẫu về đường gắn với phố, tránh tình trạng đường cứ làm nhưng phố "lôm nhôm". Ngoài ra, cần gắn quản lý quy hoạch với quản lý kiến trúc.
"Những gì đã phân cấp cho quận huyện thì phải được tạo điều kiện thực hiện. Không thể đã phân cấp rồi nhưng vẫn phải thỏa thuận thực hiện", ông Hoạt nói.
Đồng tình với các ý kiến, ông Nguyễn Thế Thảo cho biết, những năm tới, thành phố sẽ tăng cường vai trò, trách nhiệm của các quận, huyện, phường, xã trong công tác quy hoạch, quản lý xây dựng, cảnh quan; đẩy mạnh phân cấp cho các quận, huyện trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước và phù hợp với năng lực, trình độ của các đơn vị.
Ngoài ra, Chủ tịch nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng, tổ chức và quản lý đô thị, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác này.
Sáng 3/10, Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội đã tập trung xem xét, thảo luận dự thảo chương trình "Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị". Theo đó, đến 2015, Hà Nội sẽ cơ bản phủ kín các quy hoạch vùng, huyện, hoàn thành các quy hoạch trọng điểm như: Trung tâm Tây Hồ Tây, hai bên bờ sông Hồng, trục không gian Cổ Loa - Hồ Tây, hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài, Hồ Tây - Ba Vì, giãn dân phố cổ…
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, thành phố đang giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập 2 quy hoạch phân khu là quy hoạch khu phía Bắc sông Hồng và quy hoạch hai bên sông Hồng. Mục tiêu 2015 sẽ phủ kín cơ bản các quy hoạch là nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực xã hội.
Sa bàn quy hoạch Hà Nội trong tương lai. Ảnh: Hoàng Hà. |
Theo ông Vũ Đức Bảo, Bí thư quận Long Biên, một số quy hoạch làm rất bài bản nhưng khi thực hiện lại không nghiêm. Có quy hoạch đường, nhưng người dân vẫn cố tình lấn chiếm, lắp bục bệ, mái che mái vẩy, trong khi chính quyền cơ sở không sâu sát, dẫn đến phá vỡ quy hoạch toàn tuyến đường.
"Thành phố đang quan tâm quy hoạch phía tây, song cần chú ý quy hoạch phía bắc sông Hồng. Tại Long Biên có hàng chục nghìn ha nhưng mới chỉ để trồng cây, chưa khai thác được quỹ đất có hiệu quả", ông Bảo nói.
Ông Lê Hồng Thăng, Bí thư quận Hà Đông cho rằng, một số quy hoạch trên địa bàn đến phải năm 2012 mới xong, trong khi theo quy định phải có quy hoạch mới cấp chỉ giới đường đỏ, do đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án dân sinh bức xúc trên địa bàn.
Ông Thăng đề nghị đã phân cấp thì giao toàn quyền cho quận, huyện chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng các dự án, công trình như trường học, công viên nằm trong những khu đất xen kẹt, nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị cần đưa vào dự thảo chương trình một quy chế để các sở, ngành phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình lập các quy hoạch chuyên ngành, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ.
Ông Lê Văn Hoạt, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân TP, nhấn mạnh việc khớp nối hạ tầng giữa các dự án và xây dựng dự án mẫu về đường gắn với phố, tránh tình trạng đường cứ làm nhưng phố "lôm nhôm". Ngoài ra, cần gắn quản lý quy hoạch với quản lý kiến trúc.
"Những gì đã phân cấp cho quận huyện thì phải được tạo điều kiện thực hiện. Không thể đã phân cấp rồi nhưng vẫn phải thỏa thuận thực hiện", ông Hoạt nói.
Đồng tình với các ý kiến, ông Nguyễn Thế Thảo cho biết, những năm tới, thành phố sẽ tăng cường vai trò, trách nhiệm của các quận, huyện, phường, xã trong công tác quy hoạch, quản lý xây dựng, cảnh quan; đẩy mạnh phân cấp cho các quận, huyện trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước và phù hợp với năng lực, trình độ của các đơn vị.
Ngoài ra, Chủ tịch nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng, tổ chức và quản lý đô thị, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác này.
Theo VnExpress