Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Kỳ vọng lớn nhưng...
Quốc hội đã thông qua Luật số 48/QH12 ngày 17/6/2010 về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (thuế SDĐPNN) nhằm góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với sử dụng đất phi nông nghiệp, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ đất và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
Ngày 1/1/2012, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chính thức có hiệu lực. Trong đó, nội dung đánh thuế lũy tiến về đất ở sẽ có tác động rất lớn đến việc xử lý nhà ở chưa đưa vào sử dụng, góp phần khắc phục tình trạng nhà ở bỏ trống, trong đó có biệt thự bỏ hoang
Trên cơ sở khắc phục những mặt hạn chế của chính sách thuế nhà đất trước đây, thuế SDĐPNN sẽ góp phần hạn chế đầu cơ đất đai thông qua quy định về thuế suất.
Khuyến khích sử dụng tiết kiệm đất
Nguyên tắc cơ bản nhất của thuế SDĐPNN là ai sử dụng nhiều đất sẽ phải trả thuế nhiều hơn người sử dụng diện tích đất ít hơn. Số thuế phải nộp hàng năm sẽ được xác định dựa trên căn cứ là diện tích đất, giá đất và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) tính trên giá đất. Để bảo đảm sự phù hợp và tạo thuận lợi trong thực hiện quy định của pháp luật về đất đai, tại Khoản 1, Điều 7 Luật Thuế SDĐPNN quy định mức thuế suất luỹ tiến theo diện tích đất, dựa vào số lần hạn mức. Theo đó, với diện tích đất sử dụng bằng hoặc thấp hơn hạn mức (trong hạn mức) thì áp dụng tỷ lệ 0,03%; Mức thuế suất 0,07% được áp dụng đối với phần diện tích đất vượt trên hạn mức đến 3 lần hạn mức. Đối với phần diện tích sử dụng vượt quá 3 lần hạn mức thì áp dụng mức thuế 0,15% (gấp 5 lần mức thuế suất áp dụng đối với diện tích sử dụng trong hạn mức).
Bên cạnh việc thuế suất định hướng mục đích sử dụng, những trường hợp sử dụng đất tiết kiệm hơn thì sẽ được áp mức thuế thuận lợi hơn; trái lại, cùng là đất phi nông nghiệp nhưng sử dụng không đúng mục đích hoặc chưa sử dụng thì áp dụng mức thuế cao hơn... điểm quan trọng của thuế suất thuế SDĐPNN là góp phần định hướng các nhà đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh, dự án nhà ở quan tâm đến việc thực hiện đầu tư theo tiến độ. Theo đó, đất phi nông nghiệp sử dụng trong các dự án đầu tư mà nhà đầu tư thực hiện phân kỳ, đăng ký tiến độ triển khai, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì áp dụng mức thuế suất 0,03%. Trường hợp phần diện tích đất của dự án không sử dụng đúng mục đích, bao gồm cả việc nhà đầu tư không thực hiện đúng với phương án phân kỳ thì áp dụng mức thuế suất 0,15% (cao gấp 5 lần mức thuế suất tiêu chuẩn).
Cần cơ chế giám sát chặt chẽ
Chỉ còn hơn 01 quý nữa Luật thuế SDĐPNN có hiệu lực thi hành, hiện tại Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ TN & MT xây dựng Thông tư hướng dẫn. Việc khó nhất là làm thế nào để xác định được đúng diện tích đất thu thuế, diện tích đất vượt hạn mức, diện tích đất sử dụng sai mục đích, diện tích đất không sử dụng... đặc biệt là phải nắm được những người đang có nhiều thửa đất. Theo các chuyên gia, đây không phải vấn đề đơn giản, đòi hỏi sự tham gia, phối hợp “tổng lực” của nhiều cơ quan, ban ngành cũng như chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ của các cơ quan pháp luật. Bên cạnh đó, vấn đề không kém phần quan trọng được đặt ra trong thời gian triển khai thực hiện Luật là các giải pháp để thống kê, tích hợp được dữ liệu của ngành Thuế đang quản lý (về diện tích, vị trí đất đang thu thuế theo Pháp lệnh Thuế nhà, đất) với cơ sử dữ liệu về đất đai thuộc chức năng quản lý của cơ quan quản lý về đất đai tại từng quận, huyện trong cả nước.
Ngày 1/1/2012, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chính thức có hiệu lực. Trong đó, nội dung đánh thuế lũy tiến về đất ở sẽ có tác động rất lớn đến việc xử lý nhà ở chưa đưa vào sử dụng, góp phần khắc phục tình trạng nhà ở bỏ trống, trong đó có biệt thự bỏ hoang
Trên cơ sở khắc phục những mặt hạn chế của chính sách thuế nhà đất trước đây, thuế SDĐPNN sẽ góp phần hạn chế đầu cơ đất đai thông qua quy định về thuế suất.
Khuyến khích sử dụng tiết kiệm đất
Nguyên tắc cơ bản nhất của thuế SDĐPNN là ai sử dụng nhiều đất sẽ phải trả thuế nhiều hơn người sử dụng diện tích đất ít hơn. Số thuế phải nộp hàng năm sẽ được xác định dựa trên căn cứ là diện tích đất, giá đất và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) tính trên giá đất. Để bảo đảm sự phù hợp và tạo thuận lợi trong thực hiện quy định của pháp luật về đất đai, tại Khoản 1, Điều 7 Luật Thuế SDĐPNN quy định mức thuế suất luỹ tiến theo diện tích đất, dựa vào số lần hạn mức. Theo đó, với diện tích đất sử dụng bằng hoặc thấp hơn hạn mức (trong hạn mức) thì áp dụng tỷ lệ 0,03%; Mức thuế suất 0,07% được áp dụng đối với phần diện tích đất vượt trên hạn mức đến 3 lần hạn mức. Đối với phần diện tích sử dụng vượt quá 3 lần hạn mức thì áp dụng mức thuế 0,15% (gấp 5 lần mức thuế suất áp dụng đối với diện tích sử dụng trong hạn mức).
Bên cạnh việc thuế suất định hướng mục đích sử dụng, những trường hợp sử dụng đất tiết kiệm hơn thì sẽ được áp mức thuế thuận lợi hơn; trái lại, cùng là đất phi nông nghiệp nhưng sử dụng không đúng mục đích hoặc chưa sử dụng thì áp dụng mức thuế cao hơn... điểm quan trọng của thuế suất thuế SDĐPNN là góp phần định hướng các nhà đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh, dự án nhà ở quan tâm đến việc thực hiện đầu tư theo tiến độ. Theo đó, đất phi nông nghiệp sử dụng trong các dự án đầu tư mà nhà đầu tư thực hiện phân kỳ, đăng ký tiến độ triển khai, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì áp dụng mức thuế suất 0,03%. Trường hợp phần diện tích đất của dự án không sử dụng đúng mục đích, bao gồm cả việc nhà đầu tư không thực hiện đúng với phương án phân kỳ thì áp dụng mức thuế suất 0,15% (cao gấp 5 lần mức thuế suất tiêu chuẩn).
Cần cơ chế giám sát chặt chẽ
Chỉ còn hơn 01 quý nữa Luật thuế SDĐPNN có hiệu lực thi hành, hiện tại Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ TN & MT xây dựng Thông tư hướng dẫn. Việc khó nhất là làm thế nào để xác định được đúng diện tích đất thu thuế, diện tích đất vượt hạn mức, diện tích đất sử dụng sai mục đích, diện tích đất không sử dụng... đặc biệt là phải nắm được những người đang có nhiều thửa đất. Theo các chuyên gia, đây không phải vấn đề đơn giản, đòi hỏi sự tham gia, phối hợp “tổng lực” của nhiều cơ quan, ban ngành cũng như chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ của các cơ quan pháp luật. Bên cạnh đó, vấn đề không kém phần quan trọng được đặt ra trong thời gian triển khai thực hiện Luật là các giải pháp để thống kê, tích hợp được dữ liệu của ngành Thuế đang quản lý (về diện tích, vị trí đất đang thu thuế theo Pháp lệnh Thuế nhà, đất) với cơ sử dữ liệu về đất đai thuộc chức năng quản lý của cơ quan quản lý về đất đai tại từng quận, huyện trong cả nước.
Nguyễn Văn Phụng
Phó vụ trưởng Vụ Chính sách - Bộ Tài chính
Phó vụ trưởng Vụ Chính sách - Bộ Tài chính
Theo DĐDN