Giải pháp tự cứ của doanh nghiệp BĐS
Tái cơ cấu danh mục đầu tư, tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao và sự khác biệt, hỗ trợ tối đa cho những người có nhu cầu mua nhà thực… là những giải pháp của nhiều doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS) nhằm tự cứu mình trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay.
Nói về thị trường BĐS hiện nay, ông Trương Chí Kiên, Phó TGĐ Cty Him Lam Thủ đô cho biết, phải nhìn vào quan hệ cung – cầu. Lượng cung hiện tại tăng rất lớn trong khi nhu cầu lại đang giảm, hiện chỉ có nhu cầu thực.
Do vậy, vấn đề ở đây là phải tập trung vào phân khúc có nhu cầu thực, nhưng những người có nhu cầu thực thì khả năng tài chính lại rất hạn chế. Vì thế, để tạo được cầu thực phát triển tốt thì DN BĐS phải có hệ thống tài chính tốt nhằm hỗ trợ khách hàng như lãi suất hợp lý.
“Hiện tại lãi suất vay ngân hàng của chúng ta vẫn còn cao nên chừng nào lãi suất hợp lý thì lúc đó cầu thực mới phát triển tốt được. Mặt bằng lãi suất cao sẽ gây khó khăn cho những người có nhu cầu thực vì đa số đối tượng này đều phải đi vay. Nếu giải quyết được vấn đề này thì phải có sự hỗ trợ về lãi suất cho những người có nhu cầu thực, lúc đó mới khắc phục được thị trường còn nếu không thì thị trường sẽ vẫn rất khó khăn”, ông Kiên cho hay.
Theo ông Kiên, DN muốn tự “cứu” mình cần nhìn lại chiến lược kinh doanh, phải tái cơ cấu danh mục đầu tư, danh mục nào thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình thì nên tập trung, còn nếu lĩnh vực BĐS mà không chuyên thì nên tái cơ cấu. Tái cơ cấu là có thể DN giải quyết nguồn vốn bằng cách chuyển nhượng hoặc bán dự án để thu xếp nguồn vốn, giảm gánh nặng về vốn. Với mức lãi như hiện nay thì không DN nào có thể kinh doanh để bù đắp được cả.
Còn đối với những DN chuyên về BĐS thì nên hiểu rằng thị trường hiện giờ không thuộc về người bán nữa mà thuộc về người mua. Chính vì vậy, những sản phẩm muốn đưa ra thị trường phải có tính cạnh tranh cao, có sự khác biệt… thì mới thu hút được khách hàng, nếu cứ phát triển ồ ạt như trước đây sẽ khó bán được.
Chia sẻ về những cách đi riêng của DN mình trong bối cảnh thị trường hiện nay, ông Phạm Thành Hưng, Phó TGĐ Tập đoàn BĐS Thế Kỷ (Cengroup) cho hay, làm gì thì mục tiêu cuối cùng là đưa sản phẩm BĐS đến tận tay người tiêu dùng.
Để làm được việc đó, ông Hưng cho biết đơn vị ông đã thực hiện rất nhiều giải pháp, trước hết từ công tác nghiên cứu và đưa ra sản phẩm đúng mục tiêu của người tiêu dùng. Chẳng hạn, công chức, gia đình trẻ, căn hộ diện tích nhỏ, được thiết kế hợp lý, có diện tích sử dụng sinh hoạt chung để phục vụ nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Chúng ta không thể kỳ vọng với 1 gói tiền tương đối vừa phải và thu nhập thường xuyên từ tiền lương, tiền công mà chúng ta có thể mua được căn nhà đẳng cấp, diện tích rộng, đầy đủ tiện nghi…
Bên cạnh đó, Cengroup đưa ra những giải pháp tài chính, phương thức thanh toán cho người mua nhà. Điển hình là đưa ra cách thức làm sao để họ có thể mua nhà từ tiền lương tiền công và tránh tối đa việc phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng. Vì việc quá lệ thuộc vào các tổ chức tài chính trong bối cảnh lãi suất hiện nay càng làm cho giá nhà tăng lên đáng kể. Không những thế, càng làm tính khả thi của dự án gặp khó khăn, nếu chủ đầu tư vay tiền xây nhà sẽ làm tăng chi phí vốn, còn người tiêu dùng vay tiền thì sẽ chịu thêm chi phí gánh nặng lãi suất.
Do vậy, cần tạo ra phân khúc thị trường hoàn toàn khác, đó là phân khúc dành cho những người có nhu cầu ở thực sự, dùng thu nhập từ tiền lương tiền công và tiền tích lũy của họ để mua nhà và thị trường này không bao giờ hết.
“Vấn đề của chúng ta ở đây là tôi có 300 - 500 triệu đồng trong túi, làm sao để có nhà ở, đấy là câu chuyện chúng ta phải giải quyết. Chúng tôi hướng đến phân khúc đó từ vài ba năm qua khi thị trường khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phát triển tương đối ổn định, thậm chí khi thị trường khó khăn hiện nay vẫn tận dụng được cơ hội rất tốt vì tất cả mọi thứ đều rẻ”, ông Hưng nói thêm.
Ở khía cạnh đơn vị quản lý, ông Nguyễn Đắc Nhẫn, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cần nâng cao chất lượng dự báo nhu cầu của thị trường và hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhằm tạo nguồn cung ổn định về đất đai, nhà ở cho thị trường BĐS.
Bên cạnh đó phải quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giúp Nhà nước chủ động quản lý toàn bộ thị trường đất đai sơ cấp và đưa quỹ đất vào thị trường thứ cấp hợp lý, thông qua biện pháp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phù hợp với cơ chế thị trường…
Nói về thị trường BĐS hiện nay, ông Trương Chí Kiên, Phó TGĐ Cty Him Lam Thủ đô cho biết, phải nhìn vào quan hệ cung – cầu. Lượng cung hiện tại tăng rất lớn trong khi nhu cầu lại đang giảm, hiện chỉ có nhu cầu thực.
Do vậy, vấn đề ở đây là phải tập trung vào phân khúc có nhu cầu thực, nhưng những người có nhu cầu thực thì khả năng tài chính lại rất hạn chế. Vì thế, để tạo được cầu thực phát triển tốt thì DN BĐS phải có hệ thống tài chính tốt nhằm hỗ trợ khách hàng như lãi suất hợp lý.
“Hiện tại lãi suất vay ngân hàng của chúng ta vẫn còn cao nên chừng nào lãi suất hợp lý thì lúc đó cầu thực mới phát triển tốt được. Mặt bằng lãi suất cao sẽ gây khó khăn cho những người có nhu cầu thực vì đa số đối tượng này đều phải đi vay. Nếu giải quyết được vấn đề này thì phải có sự hỗ trợ về lãi suất cho những người có nhu cầu thực, lúc đó mới khắc phục được thị trường còn nếu không thì thị trường sẽ vẫn rất khó khăn”, ông Kiên cho hay.
Theo ông Kiên, DN muốn tự “cứu” mình cần nhìn lại chiến lược kinh doanh, phải tái cơ cấu danh mục đầu tư, danh mục nào thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình thì nên tập trung, còn nếu lĩnh vực BĐS mà không chuyên thì nên tái cơ cấu. Tái cơ cấu là có thể DN giải quyết nguồn vốn bằng cách chuyển nhượng hoặc bán dự án để thu xếp nguồn vốn, giảm gánh nặng về vốn. Với mức lãi như hiện nay thì không DN nào có thể kinh doanh để bù đắp được cả.
Còn đối với những DN chuyên về BĐS thì nên hiểu rằng thị trường hiện giờ không thuộc về người bán nữa mà thuộc về người mua. Chính vì vậy, những sản phẩm muốn đưa ra thị trường phải có tính cạnh tranh cao, có sự khác biệt… thì mới thu hút được khách hàng, nếu cứ phát triển ồ ạt như trước đây sẽ khó bán được.
Việc tạo ra phân khúc thị trường dành cho những người có nhu cầu ở thực sự đang là mục tiêu của nhiều DN BĐS. |
Chia sẻ về những cách đi riêng của DN mình trong bối cảnh thị trường hiện nay, ông Phạm Thành Hưng, Phó TGĐ Tập đoàn BĐS Thế Kỷ (Cengroup) cho hay, làm gì thì mục tiêu cuối cùng là đưa sản phẩm BĐS đến tận tay người tiêu dùng.
Để làm được việc đó, ông Hưng cho biết đơn vị ông đã thực hiện rất nhiều giải pháp, trước hết từ công tác nghiên cứu và đưa ra sản phẩm đúng mục tiêu của người tiêu dùng. Chẳng hạn, công chức, gia đình trẻ, căn hộ diện tích nhỏ, được thiết kế hợp lý, có diện tích sử dụng sinh hoạt chung để phục vụ nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Chúng ta không thể kỳ vọng với 1 gói tiền tương đối vừa phải và thu nhập thường xuyên từ tiền lương, tiền công mà chúng ta có thể mua được căn nhà đẳng cấp, diện tích rộng, đầy đủ tiện nghi…
Bên cạnh đó, Cengroup đưa ra những giải pháp tài chính, phương thức thanh toán cho người mua nhà. Điển hình là đưa ra cách thức làm sao để họ có thể mua nhà từ tiền lương tiền công và tránh tối đa việc phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng. Vì việc quá lệ thuộc vào các tổ chức tài chính trong bối cảnh lãi suất hiện nay càng làm cho giá nhà tăng lên đáng kể. Không những thế, càng làm tính khả thi của dự án gặp khó khăn, nếu chủ đầu tư vay tiền xây nhà sẽ làm tăng chi phí vốn, còn người tiêu dùng vay tiền thì sẽ chịu thêm chi phí gánh nặng lãi suất.
Do vậy, cần tạo ra phân khúc thị trường hoàn toàn khác, đó là phân khúc dành cho những người có nhu cầu ở thực sự, dùng thu nhập từ tiền lương tiền công và tiền tích lũy của họ để mua nhà và thị trường này không bao giờ hết.
“Vấn đề của chúng ta ở đây là tôi có 300 - 500 triệu đồng trong túi, làm sao để có nhà ở, đấy là câu chuyện chúng ta phải giải quyết. Chúng tôi hướng đến phân khúc đó từ vài ba năm qua khi thị trường khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phát triển tương đối ổn định, thậm chí khi thị trường khó khăn hiện nay vẫn tận dụng được cơ hội rất tốt vì tất cả mọi thứ đều rẻ”, ông Hưng nói thêm.
Ở khía cạnh đơn vị quản lý, ông Nguyễn Đắc Nhẫn, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cần nâng cao chất lượng dự báo nhu cầu của thị trường và hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhằm tạo nguồn cung ổn định về đất đai, nhà ở cho thị trường BĐS.
Bên cạnh đó phải quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giúp Nhà nước chủ động quản lý toàn bộ thị trường đất đai sơ cấp và đưa quỹ đất vào thị trường thứ cấp hợp lý, thông qua biện pháp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phù hợp với cơ chế thị trường…
Theo Lao Động