Doanh nghiệp phía nam đua nhau bán và sáp nhập dự án
Bước sang năm 2012, thị trường bất động sản các tỉnh phía Nam chứng kiến hàng loạt thương vụ mua bán, sát nhập các dự án bất động sản, tăng mạnh so với năm 2011.
Giữa tháng 3, Tập đoàn C.T Group tuyên bố đã mua lại Công ty TNHH Một thành viên Phát triển GS Củ Chi (viết tắt là GSCD, công ty phát triển dự án sân golf, thuộc tập đoàn GS, Hàn Quốc) với trị giá thương vụ lên đến 24 triệu USD, chính thức giành toàn quyền kinh doanh dự án sân golf 36 lỗ rộng 200 ha tại Củ Chi (TPHCM).
Trước đó, dự án sân golf trên đã được C.T Group mua lại và đặt tên gọi mới là C.T Sphinx Golf Club & Residences. Đến nay, C.T Group tiếp tục mua luôn công ty GSCD để nắm toàn quyền kinh doanh dự án này. Theo C.T Group, tập đoàn này sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai kinh doanh của GSCD trong thời gian tới và tổ chức Lễ ra mắt vào đầu Quý II/2012.
Sự kiện cũng cho thấy sức mạnh của các doanh nghiệp Việt trong hoạt động M&A (mua bán, sáp nhập) các dự án bất động sản tại TPHCM. Bởi lâu nay, các thương vụ M&A chủ yếu là các tổ chức tài chính, công ty nước ngoài mua lại các dự án của doanh nghiệp Việt, hoặc của doanh nghiệp Việt mua lại của doanh nghiệp Việt. Nhưng đến nay có thể thấy là hiện tượng doanh nghiệp Việt Nam mua lại dự án của các tập đoàn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam cũng không hề hiếm.
Điều này cho thấy, không chỉ các doanh nghiệp bất động sản Việt mới có khó khăn tài chính trong giai đoạn này và cũng không ít doanh nghiệp Việt có tài chính hùng hậu đang nhăm nhe thôn tính các dự án có triển vọng phát triển tại TPHCM.
Sự kiện này cũng cho thấy hoạt động M&A bất động sản đang phát triển rất mạnh tại TPHCM. Hoạt động này bắt đầu từ năm 2011 với 2 thương vụ lớn là Công ty Đầu tư và địa ốc Khang An đã chuyển nhượng 80% tại khu dân cư Tân Tạo A cho Dacin Holdings của Singapore và Quỹ đầu tư JSM Indochina đã chuyển nhượng dự án Peninsula cho Công ty Sao Sáng Saigon.
Tiếp đó, nó phát triển rầm rộ khi bước sang năm 2012. Có thể điểm sơ một số thương vụ đình đám như: CapitaValue Homes Limited thực hiện mua lại 70% cổ phần của một dự án chung cư tại phường Bình Trưng Đông (quận 2) của Công ty Khang Điền Sài Gòn; Tama Global Investment Pte.Ltd đã mua lại 20% cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển nhà đất Cotec; Hoàng Anh Gia Lai cũng mua 100% dự án Thanh Bình (quận 7) để đầu tư và phát triển loại hình căn hộ…
Tập đoàn Hoa Sen cũng đang tính đến chuyện chuyển nhượng hàng loạt dự án bất động sản như: Căn hộ Hoa Sen Phước Long B, Hoa Sen Riverside, cảng quốc tế Hoa Sen -Gemadept... Công ty Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình cũng lên kế hoạch chuyển nhượng các dự án kinh doanh bất động sản của đơn vị mình như khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng, du lịch…
Trên bình diện thị trường các tỉnh phía Nam, Tập đoàn Đất Xanh đã mua lại thành công 4 dự án gồm dự án Majestic (Biên Hòa, Đồng Nai), Bella (TPHCM), Gold Hill (Trảng Bom, Đồng Nai) và Marina (Bình Dương). Thiên Minh Group cũng mua lại chuỗi 5 khu nghỉ dưỡng - khách sạn mang thương hiệu Victoria tại Việt Nam…
Theo đại diện Tập đoàn C.T Group, hoạt động này không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực bất động sản mà trong tất cả các lĩnh vực khác. Bởi trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, để tránh nguy cơ phá sản, một số doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp M&A.
Có thể thống kê một số thương vụ đã diễn ra trong lĩnh vực sản xuất, thương mại như Tập đoàn Unicharm – Nhật Bản mua lại 95% Công ty Diana; Công ty Daio Paper Corporation và Quỹ đầu tư BridgeHead (Nhật) đã nắm giữ 38% cổ phần của Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn; Jollibee Foods Corp đạt được thỏa thuận với Viet Thai International để mua lại đa số mảng kinh doanh cà phê Highland…
Theo tập đoàn C.T Group thì hiện tượng này đang diễn ra mạnh mẽ tại TPHCM và các tỉnh phía Nam. Riêng bản thân tập đoàn C.T Group cũng chú trọng vào thị trường này vì nơi đây có nhiều cơ hội để đầu tư M&A và chưa có ý định tiến quân ra thị trường Hà Nội.
Giữa tháng 3, Tập đoàn C.T Group tuyên bố đã mua lại Công ty TNHH Một thành viên Phát triển GS Củ Chi (viết tắt là GSCD, công ty phát triển dự án sân golf, thuộc tập đoàn GS, Hàn Quốc) với trị giá thương vụ lên đến 24 triệu USD, chính thức giành toàn quyền kinh doanh dự án sân golf 36 lỗ rộng 200 ha tại Củ Chi (TPHCM).
Trước đó, dự án sân golf trên đã được C.T Group mua lại và đặt tên gọi mới là C.T Sphinx Golf Club & Residences. Đến nay, C.T Group tiếp tục mua luôn công ty GSCD để nắm toàn quyền kinh doanh dự án này. Theo C.T Group, tập đoàn này sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai kinh doanh của GSCD trong thời gian tới và tổ chức Lễ ra mắt vào đầu Quý II/2012.
Sự kiện cũng cho thấy sức mạnh của các doanh nghiệp Việt trong hoạt động M&A (mua bán, sáp nhập) các dự án bất động sản tại TPHCM. Bởi lâu nay, các thương vụ M&A chủ yếu là các tổ chức tài chính, công ty nước ngoài mua lại các dự án của doanh nghiệp Việt, hoặc của doanh nghiệp Việt mua lại của doanh nghiệp Việt. Nhưng đến nay có thể thấy là hiện tượng doanh nghiệp Việt Nam mua lại dự án của các tập đoàn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam cũng không hề hiếm.
Điều này cho thấy, không chỉ các doanh nghiệp bất động sản Việt mới có khó khăn tài chính trong giai đoạn này và cũng không ít doanh nghiệp Việt có tài chính hùng hậu đang nhăm nhe thôn tính các dự án có triển vọng phát triển tại TPHCM.
Để tồn tại, nhiều doanh nghiệp phải tính đến chuyện bán dự án hoặc sáp nhập với các đơn vị tài chính hùng hậu |
Sự kiện này cũng cho thấy hoạt động M&A bất động sản đang phát triển rất mạnh tại TPHCM. Hoạt động này bắt đầu từ năm 2011 với 2 thương vụ lớn là Công ty Đầu tư và địa ốc Khang An đã chuyển nhượng 80% tại khu dân cư Tân Tạo A cho Dacin Holdings của Singapore và Quỹ đầu tư JSM Indochina đã chuyển nhượng dự án Peninsula cho Công ty Sao Sáng Saigon.
Tiếp đó, nó phát triển rầm rộ khi bước sang năm 2012. Có thể điểm sơ một số thương vụ đình đám như: CapitaValue Homes Limited thực hiện mua lại 70% cổ phần của một dự án chung cư tại phường Bình Trưng Đông (quận 2) của Công ty Khang Điền Sài Gòn; Tama Global Investment Pte.Ltd đã mua lại 20% cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển nhà đất Cotec; Hoàng Anh Gia Lai cũng mua 100% dự án Thanh Bình (quận 7) để đầu tư và phát triển loại hình căn hộ…
Tập đoàn Hoa Sen cũng đang tính đến chuyện chuyển nhượng hàng loạt dự án bất động sản như: Căn hộ Hoa Sen Phước Long B, Hoa Sen Riverside, cảng quốc tế Hoa Sen -Gemadept... Công ty Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình cũng lên kế hoạch chuyển nhượng các dự án kinh doanh bất động sản của đơn vị mình như khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng, du lịch…
Trên bình diện thị trường các tỉnh phía Nam, Tập đoàn Đất Xanh đã mua lại thành công 4 dự án gồm dự án Majestic (Biên Hòa, Đồng Nai), Bella (TPHCM), Gold Hill (Trảng Bom, Đồng Nai) và Marina (Bình Dương). Thiên Minh Group cũng mua lại chuỗi 5 khu nghỉ dưỡng - khách sạn mang thương hiệu Victoria tại Việt Nam…
Theo đại diện Tập đoàn C.T Group, hoạt động này không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực bất động sản mà trong tất cả các lĩnh vực khác. Bởi trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, để tránh nguy cơ phá sản, một số doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp M&A.
Có thể thống kê một số thương vụ đã diễn ra trong lĩnh vực sản xuất, thương mại như Tập đoàn Unicharm – Nhật Bản mua lại 95% Công ty Diana; Công ty Daio Paper Corporation và Quỹ đầu tư BridgeHead (Nhật) đã nắm giữ 38% cổ phần của Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn; Jollibee Foods Corp đạt được thỏa thuận với Viet Thai International để mua lại đa số mảng kinh doanh cà phê Highland…
Theo tập đoàn C.T Group thì hiện tượng này đang diễn ra mạnh mẽ tại TPHCM và các tỉnh phía Nam. Riêng bản thân tập đoàn C.T Group cũng chú trọng vào thị trường này vì nơi đây có nhiều cơ hội để đầu tư M&A và chưa có ý định tiến quân ra thị trường Hà Nội.
Theo Dân Trí