Đô thị hóa vùng ven đang mất cân đối nghiêm trọng
Với tốc độ đô thị hóa nhanh, diện mạo đô thị Việt Nam có nhiều thay đổi, tạo chất và lượng mới, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, đô thị hóa nhanh cũng tạo ra nhiều thách thức, đặc biệt vùng ven các đô thị lớn.
Giá trị kiến trúc truyền thống dần quên lãng
Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Việt Nam đang hướng tới trở thành nước công nghiệp vào năm 2015 với mục tiêu phát triển bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng, coi năng suất và khả năng cạnh tranh là trọng tâm phát triển. Quá trình CNH, ĐTH với tốc độ nhanh ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã dẫn đến việc thu hồi một diện tích lớn đất đai, nhất là đất nông nghiệp. Việc thu hồi quyền sử dụng đất như thế đã tạo tiền đề quan trọng để Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù vậy, trong quá trình chuyển đổi này đã làm mất đi hầu hết diện tích đất nông nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình bị mai một, đặc biệt ở khu vực ven đô.
Phân tích những thách thức trong quá trình phát triển khu vực ven đô, ông Marc Cabane - Cố vấn khoa học Diễn đàn Kinh tế và Tài chính Việt - Pháp cho biết: Khu vực ven đô tại Việt Nam, đặc biệt là ven các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra nhiều thách thức như đất nông nghiệp giảm, dân số tăng nhanh, hạ tầng đô thị đặc biệt là hạ tầng giao thông luôn quá tải, vấn đề nhà ở, quản lý đất đai không dễ dàng. Vùng ven đô Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống và những làng nghề truyền thống có giá trị văn hóa phi vật thể cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy ảnh hưởng của cơn lốc đô thị hóa.
Theo ThS.KTS Ngô Trung Hải - Viện trưởng Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, khu vực ven đô chịu nhiều sức ép nhất của quá trình mở rộng đô thị như vùng ven đô phát triển rời rạc, tự phát, không mang tính tổng thể tạo nên mảng da báo trong cấu trúc ven đô, dẫn đến sự mất cân đối không công bằng trong phát triển; cơ cấu không gian làng xã truyền thống ven đô thay đổi, hình thành các phố làng thay cho làng truyền thống, các giá trị kiến trúc và văn hóa truyền thống bị đánh mất hoặc dần quên lãng…
Một trong những thách thức trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô được các chuyên gia Pháp nhấn mạnh là việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân và bảo tồn văn hóa làng nghề, bởi sau khi mở rộng, Hà Nội có 57% diện tích đất nông nghiệp và 59% dân số sống ở nông thôn nhưng diện tích đất nông nghiệp đang giảm mạnh, thay vào đó là các KĐTM, các khu sản xuất và khu dân cư ven đô mọc lên dọc các tuyến đường mới xây dựng. Dự kiến trong giai đoạn 2010 - 2020, trong phạm vi vành đai gần (thước đo là Hà Nội cũ) diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm 30%.
Dẫn chứng thuyết phục ghi nhận sự tác động đô thị hóa vùng ven đô tại làng Phú Điền (Từ Liêm) và làng Gia Minh (Mê Linh). Ông Nguyễn Văn Sửu - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho biết, trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp tại 2 làng trên bị thu hẹp đáng kể , đến giữa năm 2011, tại Phú Điền 3/4 diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển đổi sang đất đô thị, trong khi đó con số này ở Gia Minh là 70%, nhiều hộ nông dân mất đất. Việc chuyển đổi nghề cho nông dân cũng không thành công như mong đợi bởi hoạt động đào tạo nghề của chính quyền địa phương không hiệu quả, chủ yếu là đào tạo nghề giản đơn, người dân sau đào tạo không xin được việc, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh.
Tháo gỡ thách thức trong quá trình phát triển
Theo ông Marc Cabane, trong quá trình đô thị hóa chúng ta có cơ hội cơ cấu lại TP. Theo kinh nghiệm của nước Pháp, đối mặt với quá trình đô thị hóa nhanh, đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ 2, người dân nông thôn ồ ạt đổ ra TP, làm việc trong các nhà máy ven đô, đầu tiên chúng tôi sử dụng công cụ quản lý mới, trong đó cả vai trò của nhà nước và chính quyền TP rất quan trọng. Sau đó phát triển các TP vệ tinh xung quanh Paris. Vấn đề phát triển nhà ở được trao cho chính quyền địa phương, bên cạnh việc xây dựng đồ án quy hoạch chất lượng cao.
Ông Malaiin Chevalier cho rằng: Tiềm năng kinh tế tại các làng nghề là rất lớn, vì vậy các làng nghề ven đô cần xây dựng nguồn nhân lực ổn định dựa trên lợi thế cạnh tranh, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, có chính sách bảo tồn di sản văn hóa và khuyến khích phát triển công nghệ sạch. Một trong những công cụ hữu hiệu để khắc phục tình trạng đô thị hóa không kiểm soát là thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch. Thực tế, Hà Nội đã có đồ án quy hoạch chung được xây dựng bài bản với định hướng không gian gồm đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh và 3 thị trấn sinh thái, hành lang xanh chiếm 70% diện tích. Việc triển khai xây dựng theo đồ án được duyệt sẽ góp phần phát triển bền vững, đặc biệt kiểm soát đô thị hóa trong khu vực hành lang xanh, vành đai xanh và khu vực ven đô sẽ giải quyết những bức xúc nan giải từ thực tế.
Đánh giá cao những kinh nghiệm của Pháp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Kinh nghiệm trong phát triển đô thị và quy hoạch không gian lãnh thổ, quy hoạch đô thị đảm bảo phát triển bền vững hài hòa của Pháp sẽ giúp Việt Nam tháo gỡ những thách thức trong quá trình phát triển.
Giá trị kiến trúc truyền thống dần quên lãng
Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Việt Nam đang hướng tới trở thành nước công nghiệp vào năm 2015 với mục tiêu phát triển bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng, coi năng suất và khả năng cạnh tranh là trọng tâm phát triển. Quá trình CNH, ĐTH với tốc độ nhanh ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã dẫn đến việc thu hồi một diện tích lớn đất đai, nhất là đất nông nghiệp. Việc thu hồi quyền sử dụng đất như thế đã tạo tiền đề quan trọng để Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù vậy, trong quá trình chuyển đổi này đã làm mất đi hầu hết diện tích đất nông nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình bị mai một, đặc biệt ở khu vực ven đô.
Phân tích những thách thức trong quá trình phát triển khu vực ven đô, ông Marc Cabane - Cố vấn khoa học Diễn đàn Kinh tế và Tài chính Việt - Pháp cho biết: Khu vực ven đô tại Việt Nam, đặc biệt là ven các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra nhiều thách thức như đất nông nghiệp giảm, dân số tăng nhanh, hạ tầng đô thị đặc biệt là hạ tầng giao thông luôn quá tải, vấn đề nhà ở, quản lý đất đai không dễ dàng. Vùng ven đô Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống và những làng nghề truyền thống có giá trị văn hóa phi vật thể cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy ảnh hưởng của cơn lốc đô thị hóa.
Theo ThS.KTS Ngô Trung Hải - Viện trưởng Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, khu vực ven đô chịu nhiều sức ép nhất của quá trình mở rộng đô thị như vùng ven đô phát triển rời rạc, tự phát, không mang tính tổng thể tạo nên mảng da báo trong cấu trúc ven đô, dẫn đến sự mất cân đối không công bằng trong phát triển; cơ cấu không gian làng xã truyền thống ven đô thay đổi, hình thành các phố làng thay cho làng truyền thống, các giá trị kiến trúc và văn hóa truyền thống bị đánh mất hoặc dần quên lãng…
Một trong những thách thức trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô được các chuyên gia Pháp nhấn mạnh là việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân và bảo tồn văn hóa làng nghề, bởi sau khi mở rộng, Hà Nội có 57% diện tích đất nông nghiệp và 59% dân số sống ở nông thôn nhưng diện tích đất nông nghiệp đang giảm mạnh, thay vào đó là các KĐTM, các khu sản xuất và khu dân cư ven đô mọc lên dọc các tuyến đường mới xây dựng. Dự kiến trong giai đoạn 2010 - 2020, trong phạm vi vành đai gần (thước đo là Hà Nội cũ) diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm 30%.
Dẫn chứng thuyết phục ghi nhận sự tác động đô thị hóa vùng ven đô tại làng Phú Điền (Từ Liêm) và làng Gia Minh (Mê Linh). Ông Nguyễn Văn Sửu - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho biết, trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp tại 2 làng trên bị thu hẹp đáng kể , đến giữa năm 2011, tại Phú Điền 3/4 diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển đổi sang đất đô thị, trong khi đó con số này ở Gia Minh là 70%, nhiều hộ nông dân mất đất. Việc chuyển đổi nghề cho nông dân cũng không thành công như mong đợi bởi hoạt động đào tạo nghề của chính quyền địa phương không hiệu quả, chủ yếu là đào tạo nghề giản đơn, người dân sau đào tạo không xin được việc, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh.
Tháo gỡ thách thức trong quá trình phát triển
Theo ông Marc Cabane, trong quá trình đô thị hóa chúng ta có cơ hội cơ cấu lại TP. Theo kinh nghiệm của nước Pháp, đối mặt với quá trình đô thị hóa nhanh, đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ 2, người dân nông thôn ồ ạt đổ ra TP, làm việc trong các nhà máy ven đô, đầu tiên chúng tôi sử dụng công cụ quản lý mới, trong đó cả vai trò của nhà nước và chính quyền TP rất quan trọng. Sau đó phát triển các TP vệ tinh xung quanh Paris. Vấn đề phát triển nhà ở được trao cho chính quyền địa phương, bên cạnh việc xây dựng đồ án quy hoạch chất lượng cao.
Ông Malaiin Chevalier cho rằng: Tiềm năng kinh tế tại các làng nghề là rất lớn, vì vậy các làng nghề ven đô cần xây dựng nguồn nhân lực ổn định dựa trên lợi thế cạnh tranh, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, có chính sách bảo tồn di sản văn hóa và khuyến khích phát triển công nghệ sạch. Một trong những công cụ hữu hiệu để khắc phục tình trạng đô thị hóa không kiểm soát là thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch. Thực tế, Hà Nội đã có đồ án quy hoạch chung được xây dựng bài bản với định hướng không gian gồm đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh và 3 thị trấn sinh thái, hành lang xanh chiếm 70% diện tích. Việc triển khai xây dựng theo đồ án được duyệt sẽ góp phần phát triển bền vững, đặc biệt kiểm soát đô thị hóa trong khu vực hành lang xanh, vành đai xanh và khu vực ven đô sẽ giải quyết những bức xúc nan giải từ thực tế.
Đánh giá cao những kinh nghiệm của Pháp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Kinh nghiệm trong phát triển đô thị và quy hoạch không gian lãnh thổ, quy hoạch đô thị đảm bảo phát triển bền vững hài hòa của Pháp sẽ giúp Việt Nam tháo gỡ những thách thức trong quá trình phát triển.
Hà Nội có 1.270 làng nghề (chiếm 60% tổng số làng nghề cả nước), tập trung chủ yếu tại Thường Tín, Chương Mỹ, Ứng Hòa…
Theo Báo Xây Dựng