Doanh nghiệp muốn rút lui khỏi thị trường địa ốc
Nhiều doanh nghiệp bất động sản trong cơn bĩ cực đã buộc phải rút lui khỏi lĩnh vực bất động sản và tìm đường khác để “mưu sinh”.
DN sản xuất rút khỏi bất động sản
Khó khăn kéo dài trên thị trường địa ốc đang khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, buộc không ít công ty phải tái cấu trúc lại danh mục đầu tư của mình, trong đó lĩnh vực bất động sản bị tháo chạy nhiều nhất.
Cách đây vài năm, thời thị trường địa ốc bùng nổ đã có không ít doanh nghiệp ở nhiều lãnh vực khác nhau tìm cách đầu tư lấn sân sang lãnh vực bất động sản, phát triển các dự án căn hộ. Đa số các công ty, tập đoàn lớn đều phát triển một hay một vài công ty con gắn thêm chữ “Land”.
Thời gian gần đây, có thể thấy hàng loạt các doanh nghiệp này đã phải công bố “rút lui” khỏi thị trường bất động sản hoặc chuyển hướng sang làm các lĩnh vực khác.
Cách đây vài năm, khi thấy bất động sản là lĩnh vực “siêu lợi nhuận”, Hoa Sen Group cũng đã từng có tham vọng vươn ra khỏi năm lãnh vực hoạt động chính gồm tôn thép, vật liệu xây dựng, đầu tư tài chính, cảng biển và logistics để đầu tư vào bất động sản.
Tuy nhiên, đến nay, một số dự án mà Hoa Sen Group đã đầu tư trước đó đều đang được chủ đầu tư tìm đối tác chuyển nhượng. Mới đây, Hoa Sen Group cũng đã quyết định chuyển nhượng lại 50% phần vốn góp của mình cho đối tác liên doanh là Công ty cổ phẩn đầu tư phát triển Phố Đông tại dự án cao ốc Phố Đông – Hoa Sen (Phước Long B, quận 9, TP.HCM).
Ở một dự án khác, Hoa Sen Group cũng đang tìm đối tác chuyển nhượng lại dự án căn hộ Hoa Sen Riverview trên đường Bưng Ông Thoàn, phường Phú Hữu, quận 9, TP.HCM.
Ngoài ra, công ty này cũng đang xúc tiến việc chuyển nhượng lô đất trên đường Trần Não, phường Bình An, quận 2 sau khi đã chi hơn 52 tỉ đồng vào dự án văn phòng trụ sở của công ty với tổng số vốn đầu tư khoảng 80 tỉ đồng.
Tại đại hội đồng cổ đông diễn ra ngày 22/3 vừa qua, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Group cũng thẳng thắn thừa nhận những biến động kinh tế và thị trường bất động sản vừa qua là bài học cho công ty, và do vậy công ty sẽ “không đi lan man nữa”.
Đình đám nhất thời gian gần đây là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng đã tuyên bố sẽ ngừng việc đầu tư vào dự án "Tổ hợp khách sạn 5 sao, Trung tâm thương mại, Công viên giải trí và Tháp Dầu khí tại khu đất 25 ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Theo thiết kế ban đầu, đây được coi là dự án hoành tráng và Tháp Dầu khí sẽ là tòa tháp cao nhất Việt Nam.
Lý do PVN không tiếp tục thực hiện dự án là để tập trung nguồn lực cho hoạt động của ngành, nghề kinh doanh chính theo đúng chủ trương của Chính phủ.
DN địa ốc cũng chán bất động sản
Mới đây, việc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 (Công ty 584) đầu tư 500 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) cho thấy công ty này đang chuyển hướng sang kinh doanh khai thác thủy sản.
Trả lời báo chí, ông Trần Kim Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty 584, kinh doanh xuất khẩu thủy hải sản là một ngành thế mạnh đầy tiềm năng. Bianfishco là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về kinh doanh mặt hàng này và có nguồn khách hàng tiềm năng rất lớn tại Mỹ.
Vì vậy, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành kinh doanh bất động sản nói riêng, Chính phủ đang có chủ trương ưu đãi về vốn với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, thì đây là một cơ hội đầu tư khá tốt của Công ty 584.
Không chỉ Công ty 584, tại đại hội cổ đông mới đây của Công ty cổ phần Tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (HQC), vị Chủ tịch HĐQT của công ty này cũng cho biết, ngoài bất động sản là ngành chủ lực, năm 2012, HQC sẽ đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, trong đó có lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
Tập đoàn Đất Xanh ngoài lĩnh vực đầu tư bất động sản, kinh doanh bất động sản, xây dựng còn phát triển thêm lĩnh vực khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng.
Còn CTCP Đầu tư bất động sản Việt Nam (VNI) thì cho biết công ty sẽ chuyển đổi dự án Trung tâm thương mại - dịch vụ và chung cư Saigon South Center tại phường Phú Mỹ (quận 7, TP. HCM) thành dự án Trung tâm thương mại - dịch vụ kết hợp chợ truyền thống.
Theo các chuyên gia, trong những năm qua bất động sản luôn được xem là kênh đầu tư đem lại những khoản lợi nhuận “kếch xù”, từ năm 2003 tới nay, giá bất động sản đã tăng đến 800%. Chính vì vậy, trong một thời gian dài, các doanh nghiệp đua nhau “lấn sân” vào mảnh đất mầu mỡ này.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Minh, giám đốc sàn giao dịch bất động sản Phát Đạt (đườngLê Văn Lương kéo dài, Hà Nội), đa số các doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam hoạt động nhờ vào nguồn vốn vay ngân hàng.
Thời mà căn hộ chưa xây dựng đã được săn lùng để mua, mọi chuyện quá đơn giản, doanh nghiệp có tiền trả lãi ngân hàng và tiếp tục đầu tư vào dự án khác, được ngân hàng tiếp tục cho vay...
Nay do sản phẩm không bán được nên số tiền nợ và lãi ngân hàng quá lớn, chính vì vậy nhiều doanh nghiệp mới quyết định thoái vốn và đi đầu tư sang lĩnh vực khác.
“Chuyện thoái vốn, rút khỏi dự án bất động sản của một số doanh nghiệp lớn là để làm lĩnh vực chính của mình, nhằm phát huy lợi thế, cơ cấu lại danh mục đầu tư. Nhưng việc một số doanh nghiệp địa ốc chuyển sang làm một lĩnh vực mới hoặc là để “mưu sinh” trong giai đoạn thị trường khó khăn, hoặc cũng có thể muốn dùng các lĩnh vực này để tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng được dễ hơn”, ông Minh cho biết.
DN sản xuất rút khỏi bất động sản
Khó khăn kéo dài trên thị trường địa ốc đang khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, buộc không ít công ty phải tái cấu trúc lại danh mục đầu tư của mình, trong đó lĩnh vực bất động sản bị tháo chạy nhiều nhất.
Cách đây vài năm, thời thị trường địa ốc bùng nổ đã có không ít doanh nghiệp ở nhiều lãnh vực khác nhau tìm cách đầu tư lấn sân sang lãnh vực bất động sản, phát triển các dự án căn hộ. Đa số các công ty, tập đoàn lớn đều phát triển một hay một vài công ty con gắn thêm chữ “Land”.
Thời gian gần đây, có thể thấy hàng loạt các doanh nghiệp này đã phải công bố “rút lui” khỏi thị trường bất động sản hoặc chuyển hướng sang làm các lĩnh vực khác.
Nhiều doanh nghiệp muốn rút lui khỏi thị trường địa ốc
Cách đây vài năm, khi thấy bất động sản là lĩnh vực “siêu lợi nhuận”, Hoa Sen Group cũng đã từng có tham vọng vươn ra khỏi năm lãnh vực hoạt động chính gồm tôn thép, vật liệu xây dựng, đầu tư tài chính, cảng biển và logistics để đầu tư vào bất động sản.
Tuy nhiên, đến nay, một số dự án mà Hoa Sen Group đã đầu tư trước đó đều đang được chủ đầu tư tìm đối tác chuyển nhượng. Mới đây, Hoa Sen Group cũng đã quyết định chuyển nhượng lại 50% phần vốn góp của mình cho đối tác liên doanh là Công ty cổ phẩn đầu tư phát triển Phố Đông tại dự án cao ốc Phố Đông – Hoa Sen (Phước Long B, quận 9, TP.HCM).
Ở một dự án khác, Hoa Sen Group cũng đang tìm đối tác chuyển nhượng lại dự án căn hộ Hoa Sen Riverview trên đường Bưng Ông Thoàn, phường Phú Hữu, quận 9, TP.HCM.
Ngoài ra, công ty này cũng đang xúc tiến việc chuyển nhượng lô đất trên đường Trần Não, phường Bình An, quận 2 sau khi đã chi hơn 52 tỉ đồng vào dự án văn phòng trụ sở của công ty với tổng số vốn đầu tư khoảng 80 tỉ đồng.
Tại đại hội đồng cổ đông diễn ra ngày 22/3 vừa qua, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Group cũng thẳng thắn thừa nhận những biến động kinh tế và thị trường bất động sản vừa qua là bài học cho công ty, và do vậy công ty sẽ “không đi lan man nữa”.
Đình đám nhất thời gian gần đây là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng đã tuyên bố sẽ ngừng việc đầu tư vào dự án "Tổ hợp khách sạn 5 sao, Trung tâm thương mại, Công viên giải trí và Tháp Dầu khí tại khu đất 25 ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Theo thiết kế ban đầu, đây được coi là dự án hoành tráng và Tháp Dầu khí sẽ là tòa tháp cao nhất Việt Nam.
Lý do PVN không tiếp tục thực hiện dự án là để tập trung nguồn lực cho hoạt động của ngành, nghề kinh doanh chính theo đúng chủ trương của Chính phủ.
DN địa ốc cũng chán bất động sản
Mới đây, việc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 (Công ty 584) đầu tư 500 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) cho thấy công ty này đang chuyển hướng sang kinh doanh khai thác thủy sản.
Trả lời báo chí, ông Trần Kim Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty 584, kinh doanh xuất khẩu thủy hải sản là một ngành thế mạnh đầy tiềm năng. Bianfishco là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về kinh doanh mặt hàng này và có nguồn khách hàng tiềm năng rất lớn tại Mỹ.
Vì vậy, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành kinh doanh bất động sản nói riêng, Chính phủ đang có chủ trương ưu đãi về vốn với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, thì đây là một cơ hội đầu tư khá tốt của Công ty 584.
Không chỉ Công ty 584, tại đại hội cổ đông mới đây của Công ty cổ phần Tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (HQC), vị Chủ tịch HĐQT của công ty này cũng cho biết, ngoài bất động sản là ngành chủ lực, năm 2012, HQC sẽ đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, trong đó có lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
Tập đoàn Đất Xanh ngoài lĩnh vực đầu tư bất động sản, kinh doanh bất động sản, xây dựng còn phát triển thêm lĩnh vực khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng.
Còn CTCP Đầu tư bất động sản Việt Nam (VNI) thì cho biết công ty sẽ chuyển đổi dự án Trung tâm thương mại - dịch vụ và chung cư Saigon South Center tại phường Phú Mỹ (quận 7, TP. HCM) thành dự án Trung tâm thương mại - dịch vụ kết hợp chợ truyền thống.
Theo các chuyên gia, trong những năm qua bất động sản luôn được xem là kênh đầu tư đem lại những khoản lợi nhuận “kếch xù”, từ năm 2003 tới nay, giá bất động sản đã tăng đến 800%. Chính vì vậy, trong một thời gian dài, các doanh nghiệp đua nhau “lấn sân” vào mảnh đất mầu mỡ này.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Minh, giám đốc sàn giao dịch bất động sản Phát Đạt (đườngLê Văn Lương kéo dài, Hà Nội), đa số các doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam hoạt động nhờ vào nguồn vốn vay ngân hàng.
Thời mà căn hộ chưa xây dựng đã được săn lùng để mua, mọi chuyện quá đơn giản, doanh nghiệp có tiền trả lãi ngân hàng và tiếp tục đầu tư vào dự án khác, được ngân hàng tiếp tục cho vay...
Nay do sản phẩm không bán được nên số tiền nợ và lãi ngân hàng quá lớn, chính vì vậy nhiều doanh nghiệp mới quyết định thoái vốn và đi đầu tư sang lĩnh vực khác.
“Chuyện thoái vốn, rút khỏi dự án bất động sản của một số doanh nghiệp lớn là để làm lĩnh vực chính của mình, nhằm phát huy lợi thế, cơ cấu lại danh mục đầu tư. Nhưng việc một số doanh nghiệp địa ốc chuyển sang làm một lĩnh vực mới hoặc là để “mưu sinh” trong giai đoạn thị trường khó khăn, hoặc cũng có thể muốn dùng các lĩnh vực này để tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng được dễ hơn”, ông Minh cho biết.
Theo VTC News