Đầu tư hạ tầng tại TP.HCM: Nan giải dự án BT
Các dự án đầu tư hạ tầng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) trên địa bàn TP.HCM đang gặp nhiều khó khăn do thiếu quỹ đất sạch, tắc trong giải phóng mặt bằng.
Kết luận thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây cho thấy, tuy mới có 3 dự án đầu tư theo hình thức BT, với tổng vốn đầu tư 3.982 tỷ đồng và 340 triệu USD, nhưng TP.HCM đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc bố trí quỹ đất cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án khác để hoàn vốn đầu tư.
Trên thực tế, theo một chủ đầu tư dự án BT là Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị Dầu khí, dù dự án đã được phê duyệt khá lâu trước đó, nhưng quỹ đất đổi cho nhà đầu tư khai thác hoàn vốn Dự án Đường vành đai 2 phía Nam (huyện Bình Chánh) đến tháng 7/2011 mới được xác định, mà cũng chưa phải là đất sạch, nên nhà đầu tư phải tiến hành quy hoạch, lập phương án tài chính, giải phóng mặt bằng, khiến tiến độ triển khai dự án kéo dài.
Một dự án khác thực hiện theo hình thức xây dựng – khai thác – chuyển giao (BOT) kết hợp BT là đường song hành Hà Huy Giáp dài 4 km nối thị xã Thuận An (Bình Dương) với quận 12 (TP.HCM). Theo báo cáo của chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng IDICO (IDI), UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương giao 2 khu đất ở quận 12 và quỹ đất hai bên đường cho Công ty khai thác để hoàn vốn, nhưng do chưa phải đất sạch, nên chi phí giải phóng mặt bằng dự kiến sẽ lên đến 1.218 tỷ đồng, gần bằng tổng vốn xây dựng (1.231 tỷ đồng).
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó trưởng phòng Xây dựng công trình giao thông đường bộ (Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM), trong các hợp đồng dự án, công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư thi công thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. UBND TP.HCM đã giao UBND các quận, huyện có dự án đi qua triển khai thực hiện, nhưng đến nay, việc giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, nên tiến độ thực hiện rất chậm.
Cụ thể, ách tắc về mặt bằng đã khiến Dự án Nhà máy Xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát (tổng vốn đầu tư 1.352 tỷ đồng) thực hiện theo hình thức đầu tư BT giậm chân tại chỗ gần 2 năm nay. Theo ông Võ Văn Cảnh, đại diện cho liên danh nhà đầu tư, dù dự kiến đưa Nhà máy vào hoạt động trong năm 2011, nhưng từ khi Dự án được phê duyệt (tháng 1/2010) đến nay, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa thể thực hiện.
Ngoài ra, một trong những vấn đề khó nữa trong triển khai dự án BT là việc định giá các khu đất hoặc khu nhà để giao cho nhà đầu tư, đặc biệt là những nơi chưa có hạ tầng kỹ thuật, chưa giải phóng mặt bằng, nên không có căn cứ để định giá.
Rõ ràng, những bất cập liên quan đến việc bố trí quỹ đất cho các nhà đầu tư triển khai dự án để hoàn vốn dự án BT tại TP.HCM nếu không nhanh chóng được giải quyết thì chắc chắn tiến độ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng bị ảnh hưởng và Thành phố sẽ rất khó thu hút đầu tư vào các dự án BT trong thời gian tới.
Dự án chậm tiến độ chủ yếu do khó giải phóng mặt bằng |
Kết luận thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây cho thấy, tuy mới có 3 dự án đầu tư theo hình thức BT, với tổng vốn đầu tư 3.982 tỷ đồng và 340 triệu USD, nhưng TP.HCM đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc bố trí quỹ đất cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án khác để hoàn vốn đầu tư.
Trên thực tế, theo một chủ đầu tư dự án BT là Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị Dầu khí, dù dự án đã được phê duyệt khá lâu trước đó, nhưng quỹ đất đổi cho nhà đầu tư khai thác hoàn vốn Dự án Đường vành đai 2 phía Nam (huyện Bình Chánh) đến tháng 7/2011 mới được xác định, mà cũng chưa phải là đất sạch, nên nhà đầu tư phải tiến hành quy hoạch, lập phương án tài chính, giải phóng mặt bằng, khiến tiến độ triển khai dự án kéo dài.
Một dự án khác thực hiện theo hình thức xây dựng – khai thác – chuyển giao (BOT) kết hợp BT là đường song hành Hà Huy Giáp dài 4 km nối thị xã Thuận An (Bình Dương) với quận 12 (TP.HCM). Theo báo cáo của chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng IDICO (IDI), UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương giao 2 khu đất ở quận 12 và quỹ đất hai bên đường cho Công ty khai thác để hoàn vốn, nhưng do chưa phải đất sạch, nên chi phí giải phóng mặt bằng dự kiến sẽ lên đến 1.218 tỷ đồng, gần bằng tổng vốn xây dựng (1.231 tỷ đồng).
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó trưởng phòng Xây dựng công trình giao thông đường bộ (Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM), trong các hợp đồng dự án, công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư thi công thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. UBND TP.HCM đã giao UBND các quận, huyện có dự án đi qua triển khai thực hiện, nhưng đến nay, việc giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, nên tiến độ thực hiện rất chậm.
Cụ thể, ách tắc về mặt bằng đã khiến Dự án Nhà máy Xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát (tổng vốn đầu tư 1.352 tỷ đồng) thực hiện theo hình thức đầu tư BT giậm chân tại chỗ gần 2 năm nay. Theo ông Võ Văn Cảnh, đại diện cho liên danh nhà đầu tư, dù dự kiến đưa Nhà máy vào hoạt động trong năm 2011, nhưng từ khi Dự án được phê duyệt (tháng 1/2010) đến nay, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa thể thực hiện.
Ngoài ra, một trong những vấn đề khó nữa trong triển khai dự án BT là việc định giá các khu đất hoặc khu nhà để giao cho nhà đầu tư, đặc biệt là những nơi chưa có hạ tầng kỹ thuật, chưa giải phóng mặt bằng, nên không có căn cứ để định giá.
Rõ ràng, những bất cập liên quan đến việc bố trí quỹ đất cho các nhà đầu tư triển khai dự án để hoàn vốn dự án BT tại TP.HCM nếu không nhanh chóng được giải quyết thì chắc chắn tiến độ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng bị ảnh hưởng và Thành phố sẽ rất khó thu hút đầu tư vào các dự án BT trong thời gian tới.
Theo Tầm Nhìn