50 tỷ đôla cho chương trình phát triển đô thị quốc gia
Nguồn vốn cho phát triển đô thị được Bộ Xây dựng đề xuất lấy từ Ngân sách nhà nước, vốn ODA, các quỹ đầu tư phát triển và huy động từ nhiều thành phần kinh tế.
Bộ Xây dựng vừa có tờ trình Chính phủ về Chương trình Phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, tổng số vốn đầu tư phát triển đô thị lên tới 1.098.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 50 tỷ đôla. Trong đó, cả nước cần 483 nghìn tỷ đồng từ nay đến năm 2015, con số này lên tới 618 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn sau. Nguồn vốn cho phát triển đô thị dự kiến lấy từ Ngân sách nhà nước, vốn ODA, quỹ đầu tư phát triển và các nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác.
Tại hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP HCM sẽ hình thành các tuyến vận tải công cộng như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm. Bộ đề xuất cần nghiên cứu để hình thành bãi đỗ xe. Từ đô thị loại I trở lên phát triển các tuyến xe buýt nhanh và các giải pháp vận chuyển hiện đại có công nghệ tiên tiến khác.
Bộ Xây dựng nhấn mạnh cần kiểm soát sự phát triển của xe máy và xe ô tô cá nhân tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM; khuyến khích các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.
Theo Chương trình Phát triển đô thị quốc gia, cả nước đến năm 2015 sẽ có khoảng 870 đô thị với diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 26 m2 mỗi người. Con số này lên tới 940 đô thị vào năm 2020 với 29 m2 mỗi người. Bộ khuyến khích phát triển nhà chung cư để tăng quỹ nhà ở, tiết kiệm đất.
Hiện cả nước gồm 755 đô thị, trong đó có hai loại đặc biệt là Hà Nội và TP HCM. Hàng năm khu vực đô thị đóng góp khoảng 70% GDP cả nước.
Bộ Xây dựng vừa có tờ trình Chính phủ về Chương trình Phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, tổng số vốn đầu tư phát triển đô thị lên tới 1.098.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 50 tỷ đôla. Trong đó, cả nước cần 483 nghìn tỷ đồng từ nay đến năm 2015, con số này lên tới 618 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn sau. Nguồn vốn cho phát triển đô thị dự kiến lấy từ Ngân sách nhà nước, vốn ODA, quỹ đầu tư phát triển và các nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác.
Tại các đô thị, tỷ lệ đất dành cho giao thông còn thấp chưa đến 13% quỹ đất. Ảnh: Hoàng Lan. |
Tại hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP HCM sẽ hình thành các tuyến vận tải công cộng như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm. Bộ đề xuất cần nghiên cứu để hình thành bãi đỗ xe. Từ đô thị loại I trở lên phát triển các tuyến xe buýt nhanh và các giải pháp vận chuyển hiện đại có công nghệ tiên tiến khác.
Bộ Xây dựng nhấn mạnh cần kiểm soát sự phát triển của xe máy và xe ô tô cá nhân tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM; khuyến khích các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.
Theo Chương trình Phát triển đô thị quốc gia, cả nước đến năm 2015 sẽ có khoảng 870 đô thị với diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 26 m2 mỗi người. Con số này lên tới 940 đô thị vào năm 2020 với 29 m2 mỗi người. Bộ khuyến khích phát triển nhà chung cư để tăng quỹ nhà ở, tiết kiệm đất.
Hiện cả nước gồm 755 đô thị, trong đó có hai loại đặc biệt là Hà Nội và TP HCM. Hàng năm khu vực đô thị đóng góp khoảng 70% GDP cả nước.
Theo VnExpress