Bất động sản du lịch: Bùng nổ dự án "treo"
Từ năm 2003, cơ quan chức năng đã cấp phép 25 dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven biển Quảng Nam với diện tích gần 1.000 ha, thế nhưng chỉ có... 2 dự án hoàn thành, số còn lại là "treo" hoặc triển khai ì ạch.
Điển hình nhất là tại Khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), sau khi được phê duyệt quy hoạch tổng thể vào đầu năm 2004, với tổng diện tích 2.300ha, đã có đến 58 nhà đầu tư hăng hái ghi tên đăng ký đầu tư những dự án hoành tráng với mức đầu tư 25 tỷ đồng/ha.
Vậy nhưng, những kỳ vọng của chính quyền vào sức mạnh tạo đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế địa phương từ những dự án được “vẽ” ra này đã sụp đổ hoàn toàn. Năm 2007, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phải ra quyết định thu hồi hơn 20 dự án chậm triển khai. Số còn lại mới chỉ có 7 dự án được cấp phép xây dựng, 6 dự án hoàn thành thủ tục đền bù giải tỏa và có quyết định thuê đất còn thực tế thì số dự án đang thực sự xây dựng tính đến nay là không quá con số 3.
Nhiều nhà đầu tư giả
Tại Thừa Thiên - Huế thơ mộng, đầu tư du lịch có vẻ “sáng sủa” hơn. Đến thời điểm này, cả tỉnh có 43 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 49.000 tỷ đồng. Trong đó, 22 dự án đã khởi công và đang xây dựng, 21 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị khởi công với tổng số vốn 29.000 tỷ đồng. Các dự án du lịch chủ yếu được xây dựng ở khu vực Lăng Cô (huyện Phú Lộc).
Nhưng theo các chuyên gia, khả năng nắm thông tin về các chủ đầu tư dự án du lịch của tỉnh còn rất hạn chế. Do quá đề cao ngành “mũi nhọn”, coi trọng việc kêu gọi đầu tư du lịch mà tỉnh trở nên “thông thoáng” trong các khâu thăm dò, xem xét, kiểm tra, đánh giá nhà đầu tư. Có lẽ vì thế nên nhiều dự án du lịch đã được cấp phép, nhưng rồi lại bị thu hồi.
Mới đây, tỉnh này đã phải thu hồi 2 dự án lớn gồm: Dự án Khu nghỉ dưỡng Nama- Lăng Cô do Công ty NAM-A D&C (Hàn Quốc) đầu tư với tổng số vốn 8.093 tỷ đồng; và dự án khu du lịch Lost World Resort Huế (ở 2 xã Vinh Thanh và Vinh An, huyện Phú Vang) với số vốn đầu tư gần 50 triệu USD. Cả 2 dự án đã được cấp phép từ năm 2008, nhưng không chịu triển khai.
Nạn “phân lô” bờ biển
Tại Quảng Nam và Đà Nẵng - trung tâm của các dự án du lịch, phần lớn các dự án tập trung về phía biển. Trong 30km đường ven biển nối Hội An (Quảng Nam) và TP.Đà Nẵng đã có trên 30 dự án khu du lịch, resort (22 dự án ven biển Đà Nẵng và 16 dự án tại Hội An) nằm liên tiếp nhau. Chỉ riêng huyện Điện Bàn (Quảng Nam) đã có trên 50 dự án du lịch.
Nhiều người ví von rằng, bờ biển Quảng Nam đã được “phân lô” cho các nhà đầu tư du lịch. Tại đây, có đến 25 dự án chiếm hơn 900ha nhưng chỉ có... 2 dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng. Số còn lại, chiếm “kỷ lục” về treo phải kể đến dự án Công ty Hải Long (cấp phép 2003), dự án của Công ty Sài Thành (cấp phép năm 2004)...
Thậm chí có tình trạng dự án “treo” chồng lên dự án “treo”. “Siêu dự án” Bãi Biển Rồng, chủ đầu tư gây “sốc” cho giới đầu tư khi đăng ký đầu tư 4,15 tỷ USD. Thế nhưng đây chỉ là dự án “nổ”, vừa bị UBND tỉnh Quảng Nam ngậm ngùi thu hồi giấy phép sau thời gian dài trông đợi.
Tại Hội An, riêng phường Cửa Đại có 7 dự án chiếm đến 32ha ven biển. Nhưng chỉ có 2 dự án đưa vào hoạt động, còn lại chỉ mới “rục rịch” đầu tư. Phường Cẩm An có 9 dự án thì đến 5 cái “treo” đằng đẵng không biết đến bao giờ...
“Đánh trống ghi tên” rồi để đó
Theo thống kê của Sở KHĐT tỉnh Khánh Hòa, tỉnh này hiện có hơn 80 dự án đầu tư vào du lịch với tổng vốn đầu tư khoảng 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hầu hết đều đang “treo” vô thời hạn. Từ 2006 đến nay, chỉ có 8 dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
Riêng dự án “vĩ đại” nhất có tổng vốn đầu tư “khủng” 5.800 tỷ đồng là Khu du lịch Sinh thái biển Hòn Ngang – Bãi Cát Thấm (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh), chiếm 295ha diện tích, đã khởi công từ tháng 8.2010 nhưng nay vẫn chưa thấy thêm động tĩnh gì.
Dự án Khu du lịch Xanh- Lăng Cô được cấp phép năm 2008
nhưng vẫn đang giậm chân tại chỗ.
nhưng vẫn đang giậm chân tại chỗ.
Điển hình nhất là tại Khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), sau khi được phê duyệt quy hoạch tổng thể vào đầu năm 2004, với tổng diện tích 2.300ha, đã có đến 58 nhà đầu tư hăng hái ghi tên đăng ký đầu tư những dự án hoành tráng với mức đầu tư 25 tỷ đồng/ha.
Vậy nhưng, những kỳ vọng của chính quyền vào sức mạnh tạo đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế địa phương từ những dự án được “vẽ” ra này đã sụp đổ hoàn toàn. Năm 2007, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phải ra quyết định thu hồi hơn 20 dự án chậm triển khai. Số còn lại mới chỉ có 7 dự án được cấp phép xây dựng, 6 dự án hoàn thành thủ tục đền bù giải tỏa và có quyết định thuê đất còn thực tế thì số dự án đang thực sự xây dựng tính đến nay là không quá con số 3.
Nhiều nhà đầu tư giả
Tại Thừa Thiên - Huế thơ mộng, đầu tư du lịch có vẻ “sáng sủa” hơn. Đến thời điểm này, cả tỉnh có 43 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 49.000 tỷ đồng. Trong đó, 22 dự án đã khởi công và đang xây dựng, 21 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị khởi công với tổng số vốn 29.000 tỷ đồng. Các dự án du lịch chủ yếu được xây dựng ở khu vực Lăng Cô (huyện Phú Lộc).
Nhưng theo các chuyên gia, khả năng nắm thông tin về các chủ đầu tư dự án du lịch của tỉnh còn rất hạn chế. Do quá đề cao ngành “mũi nhọn”, coi trọng việc kêu gọi đầu tư du lịch mà tỉnh trở nên “thông thoáng” trong các khâu thăm dò, xem xét, kiểm tra, đánh giá nhà đầu tư. Có lẽ vì thế nên nhiều dự án du lịch đã được cấp phép, nhưng rồi lại bị thu hồi.
Mới đây, tỉnh này đã phải thu hồi 2 dự án lớn gồm: Dự án Khu nghỉ dưỡng Nama- Lăng Cô do Công ty NAM-A D&C (Hàn Quốc) đầu tư với tổng số vốn 8.093 tỷ đồng; và dự án khu du lịch Lost World Resort Huế (ở 2 xã Vinh Thanh và Vinh An, huyện Phú Vang) với số vốn đầu tư gần 50 triệu USD. Cả 2 dự án đã được cấp phép từ năm 2008, nhưng không chịu triển khai.
Nạn “phân lô” bờ biển
Tại Quảng Nam và Đà Nẵng - trung tâm của các dự án du lịch, phần lớn các dự án tập trung về phía biển. Trong 30km đường ven biển nối Hội An (Quảng Nam) và TP.Đà Nẵng đã có trên 30 dự án khu du lịch, resort (22 dự án ven biển Đà Nẵng và 16 dự án tại Hội An) nằm liên tiếp nhau. Chỉ riêng huyện Điện Bàn (Quảng Nam) đã có trên 50 dự án du lịch.
Nhiều người ví von rằng, bờ biển Quảng Nam đã được “phân lô” cho các nhà đầu tư du lịch. Tại đây, có đến 25 dự án chiếm hơn 900ha nhưng chỉ có... 2 dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng. Số còn lại, chiếm “kỷ lục” về treo phải kể đến dự án Công ty Hải Long (cấp phép 2003), dự án của Công ty Sài Thành (cấp phép năm 2004)...
Thậm chí có tình trạng dự án “treo” chồng lên dự án “treo”. “Siêu dự án” Bãi Biển Rồng, chủ đầu tư gây “sốc” cho giới đầu tư khi đăng ký đầu tư 4,15 tỷ USD. Thế nhưng đây chỉ là dự án “nổ”, vừa bị UBND tỉnh Quảng Nam ngậm ngùi thu hồi giấy phép sau thời gian dài trông đợi.
Tại Hội An, riêng phường Cửa Đại có 7 dự án chiếm đến 32ha ven biển. Nhưng chỉ có 2 dự án đưa vào hoạt động, còn lại chỉ mới “rục rịch” đầu tư. Phường Cẩm An có 9 dự án thì đến 5 cái “treo” đằng đẵng không biết đến bao giờ...
Theo Dân Việt