Nở rộ sàn giao dịch BĐS: Bùng phát nguy cơ lừa đảo - Tin thị trường - Bài viết
Tin tức | Kiến trúc thiết kế | Kiến thức tra cứu | Phong thủy | Công ty địa ốc | Thế giới quanh ta | Hỏi chuyên gia

Nở rộ sàn giao dịch BĐS: Bùng phát nguy cơ lừa đảo - Tin thị trường - Bài viết

Nở rộ sàn giao dịch BĐS: Bùng phát nguy cơ lừa đảo

Sau khi quy định dự án phải bán nhà qua sàn có hiệu lực, hàng loạt sàn bất động sản (BĐS) đã mọc lên.

Tuy nhiên, chẳng phải là sự chuyên nghiệp của thị trường, các sàn chỉ thay "vỏ bọc" bên ngoài còn hình thức hoạt động bên trong vẫn không khác gì… các trung tâm môi giới nhà đất trước kia.

Cảnh báo từ một vụ lừa đảo

Chiều 10/5, trao đổi với phóng viên Báo GĐ&XH, ông Phạm Như Cương, Đội điều tra tổng hợp, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết đang tạm giữ đối tượng Nguyễn Ngọc Thành, 27 tuổi, để điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản mua bán căn hộ dự án Petromanning (Báo GĐ&XH đã thông tin trước đây). Theo lời khai ban đầu, khi biết thông tin về dự án Chung cư Petromanning, Thành đã liên hệ rao bán qua Sàn BĐS Hà Thành, tự nhận đã ký thỏa thuận góp vốn với Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn lực và Dịch vụ Dầu khí Việt Nam (Petromanning) và có quyền mua căn hộ ở đây. Thành muốn thông qua Sàn BĐS Hà Thành bán lại suất mua của mình để ăn chênh lệch. Tuy nhiên, sau khi nhận 50 triệu đồng tiền cọc của người mua thì vụ việc vỡ lở, Thành không hề có thoả thuận góp vốn với Công ty Petromanning và bị công an bắt giữ. Tuy Công an quận Thanh Xuân chưa phát hiện thêm trường hợp lừa đảo nào liên quan đến dự án này nhưng vụ lừa đảo cũng hé lộ một sự thật đáng giật mình về quy trình hoạt động của các sàn BĐS.
 
Hàng loạt sàn BĐS khác sau đó cũng phải rút thông tin rao bán dự án Chung cư Petromanning xuống, kể cả những sàn trước đó đã tuyên bố "độc quyền mua bán căn hộ tại dự án". Chủ sàn BĐS Hà Thành, sau đó đã phải thừa nhận là mình đã "rao bán khống". Thực tế, các sàn BĐS khi gặp khách rao bán dự án như đối tượng Thành là lập tức đăng quảng cáo rao bán như thể dự án đó là của mình, với những cam kết "ký hợp đồng với chủ đầu tư", trong khi ngay chính bản thân sàn cũng không biết "mặt mũi" dự án như thế nào. Cách làm này không khác gì so với cách các trung tâm môi giới nhà đất và "cò đất" đã làm trước đây, thậm chí còn nguy hiểm hơn do quy mô lớn hơn.
 

/uploads/articles/2011/05/1305597059-856808.jpg
Sàn giao dịch BĐS chỉ khác trung tâm môi giới trước đây một cái biển?

 
Làm tù mù, "quản" lỏng lẻo!

Tổ chức có quy mô lớn nhất hiện nay là Mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam ra đời từ năm 2010. Mạng có Trưởng ban điều hành là Cục trưởng Cục quản lý Nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng). Tuy nhiên, với lời giới thiệu hết sức khiêm tốn, Mạng sàn hoạt động "dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng và Hiệp hội Bất động sản nhà đất Việt Nam", thì có thể hiểu là các sàn vẫn chỉ… mạnh ai nấy làm!

Trong phạm vi khoảng 100m, con phố Đỗ Quang, quận Cầu Giấy (Hà Nội) có đến 12 sàn giao dịch BĐS nằm san sát nhau. Vào bất cứ một sàn nào cũng thấy một mô hình khá giống nhau. Một bàn lễ tân đối diện cửa chính, bên cạnh một dãy khoảng chục chiếc máy tính có các nhân viên tư vấn của công ty đang cắm cúi làm việc. Họ có thể tốt nghiệp một trường đại học, cao đẳng nào đó hoặc có thể không vì thực ra công việc của họ không quá phức tạp. H. 21 tuổi quê ở Phúc Thọ, Hà Nội làm việc ở một sàn BĐS ở đây cho biết, cô mới tốt nghiệp trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh Hưng Yên vào làm ở đây được 6 tháng. Công việc hàng ngày của cô là lên mạng, vào các diễn đàn đăng thông tin các dự án, nghe điện thoại và... tư vấn về dự án?!
 
Thực tế, H. cũng không biết dự án mình tư vấn như thế nào, chỉ cần làm sao để khách hàng tin tưởng và nhất là thuyết phục được khách hàng ký hợp đồng. Thậm chí ngay chính ông chủ của H. cũng không biết về dự án đang rao bán trên sàn mình, bởi nhiều chủ sàn thừa nhận, rất hiếm khi sàn có được hợp đồng chính thức với chủ đầu tư. Một dự án cỡ nhỏ thì chỉ cần bán qua 2-3 sàn. Các dự án lớn thì chủ đầu tư thường bán luôn qua sàn của chính công ty. Do đó các sàn thường chỉ "hớt váng" lại của các dự án từ các nguồn hàng nhỏ lẻ là những mối quan hệ riêng, những cá nhân có được suất mua dự án, hoặc các sàn sẽ đóng vai trò đại lý cấp dưới phân phối lại hàng của các sàn cấp cao hơn. Đây đều là những nguồn hàng có nguy cơ lừa đảo cao vì thông tin mập mờ, khó kiểm chứng.

Chủ các sàn thừa nhận, để đăng ký thành lập một sàn giao dịch BĐS theo Luật Bất động sản quả thực không khó. Những tiêu chí về chứng chỉ, số lượng người có chứng chỉ thực tế không phải là rào cản lớn. "Chỉ cần đăng ký thành lập doanh nghiệp có chức năng hoạt động sàn trên Sở Kế hoạch Đầu tư, có giấy phép của Sở, có nhu cầu đăng ký là tự động cập nhật vào danh sách sàn giao dịch BĐS", một chủ sàn BĐS ở Hà Nội cho biết.

Theo thống kê của Mạng các sàn giao dịch BĐS Việt Nam, riêng Hà Nội hiện có 343 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động. Con số này ở TP Hồ Chí Minh là 310. Tuy nhiên, với cách thức hoạt động như trên thì sự ra đời của các sàn rõ ràng không thể là chỉ dấu cho một sự tăng tiến về tính chuyên nghiệp của thị trường bất động sản.

Theo GĐ&XH

Dự án bất động sản nổi bật

Chung cư cao cấp Golden Land Building

Dự án tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở Golden Land Building, Hà Nội do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (thuộc Tập đoàn

Căn hộ cao cấp Kim Tâm Hải

Dự án nằm tại quận 12, TP HCM gồm 16 tầng với 168 căn hộ (diện tích từ 6 đến 116 m2, 2 hoặc 3 phòng ngủ) thiết kế theo

Cao ốc căn hộ Ngọc Lan

Ngọc Lan Apartment tại TP HCM được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 5.400 m2 là tòa nhà cao 18 tầng với 275 căn hộ diện tích từ 53

Trung tâm Thương mại Lái Thiêu

Trung tâm thương mại Lái Thiêu tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích hơn 77.700 m2 với vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Công ty địa