Bất cập việc đô thị phát triển rồi mới quy hoạch
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, việc phát triển đô thị thiếu đồng bộ hiện nay một phần là do quy hoạch chậm. Trong đó, có nhiều nơi đô thị phát triển rồi mới xong quy hoạch.
Đô thị phát triển tự phát
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, trong những năm qua, đặc biệt từ khi đổi mới, cùng với quá trình phát triển kinh tế, đô thị Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, số lượng đô thị được nâng lên, quy mô mở rộng, chất lượng được nâng cao. Đô thị ngày càng khẳng định được vai trò là động lực trong nền kinh tế, GDP của đô thị chiếm trên 70% GDP của cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức trong quá trình phát triển đô thị. Đô thị phát triển thiếu quy hoạch, tự phát theo phong trào.
Trong đó, ở một số đô thị xảy ra tình trạng thiếu hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tính kết nối hạ tầng còn yếu. Vấn đề ùn tắc giao thông, môi trường ô nhiễm, cảnh quan… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân của tình trạng này, trước hết là do hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng, phát triển đô thị còn thiếu đồng bộ, phạm vi điều chỉnh chưa phủ kín, bỏ trống nhiều lĩnh vực, có chỗ chồng chéo, chế tài xử lý vi phạm chưa rõ.
Bên cạnh đó, quá trình quản lý nhà nước về xây dựng còn bất cập so với yêu cầu phát triển. Có thể nói, công tác lập quy hoạch đã được các ngành, các địa phương rất quan tâm, đặc biệt là quy hoạch không gian, quy hoạch xây dựng đô thị.
Nhiều đô thị thiếu quy hoạch
Hiện cả nước có 760 đô thị đều có quy hoạch chung, nhưng quy hoạch chậm hơn so với yêu cầu đặt ra. Có những nơi đô thị phát triển rồi mới xong quy hoạch.
Nhiều đô thị có chất lượng quy hoạch thấp, thiếu nhiều quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Quy hoạch chung là cơ sở tổng thể, có tính định hướng cho sự phát triển của đô thị. Còn để phát triển bền vững phải có quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.
Thế nhưng trong thời gian qua, các đô thị chủ yếu phát triển trên cơ sở quy hoạch chung. Dự án có quy hoạch chi tiết 1:2000, sau đó lại lập quy hoạch chi tiết 1:500. Thiếu quy hoạch phân khu, nên các đô thị phát triển có tính chất chia cắt, riêng rẽ, vấn đề kết nối hạ tầng giữa các khu dự án là rất khó khăn.
Hơn nữa, hạ tầng xã hội của một khu vực phát triển chưa được quan tâm, trong một dự án đô thị chỉ có các hạ tầng của khu, thiếu hạ tầng của vùng, nên chất lượng đô thị bị ảnh hưởng.
Một vấn đề nữa, việc phát triển đô thị nhưng thiếu quy hoạch chi tiết, đặc biệt thiếu thiết kế đô thị, điều lệ quản lý đô thị; công tác thiết kế đô thị còn lúng túng. Nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức đến lập các thiết kế đô thị để quản lý kiến trúc cảnh quan phù hợp với mục tiêu phát triển của mỗi đô thị.
Ngoài ra, công tác quản lý thực hiện quy hoạch nhiều bất cập, thiếu sự kiểm soát thống nhất từ Trung ương, phân cấp quá nhiều cho địa phương. Do đó, các dự án phát triển đô thị tự phát, phong trào, việc tăng cường kiểm tra kiểm soát chưa được quan tâm, thiếu những cơ quan quản lý thống nhất, vai trò nhạc trưởng kết nối dự án còn thiếu…Đó là những nguyên nhân khiến đô thị phát triển như hiện nay.
Để khắc phục tình trạng nay, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan, đặc biệt là về quản lý phát triển đô thị. Bộ đang hoàn thiện dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị thay cho Nghị định 02 về khu đô thị mới trước đây. Trong đó, hướng dẫn các Luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường…
Đây là nghị định tổng hợp với mục tiêu lập lại trật tự quản lý đô thị, phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tiết kiệm nguồn lực, đặc biệt là đất đai. Đảm bảo hạ tầng tốt cho đô thị; đảm bảo môi trường tốt để đô thị phát triển bền vững…
Đô thị phát triển tự phát
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, trong những năm qua, đặc biệt từ khi đổi mới, cùng với quá trình phát triển kinh tế, đô thị Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, số lượng đô thị được nâng lên, quy mô mở rộng, chất lượng được nâng cao. Đô thị ngày càng khẳng định được vai trò là động lực trong nền kinh tế, GDP của đô thị chiếm trên 70% GDP của cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức trong quá trình phát triển đô thị. Đô thị phát triển thiếu quy hoạch, tự phát theo phong trào.
Trong đó, ở một số đô thị xảy ra tình trạng thiếu hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tính kết nối hạ tầng còn yếu. Vấn đề ùn tắc giao thông, môi trường ô nhiễm, cảnh quan… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân của tình trạng này, trước hết là do hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng, phát triển đô thị còn thiếu đồng bộ, phạm vi điều chỉnh chưa phủ kín, bỏ trống nhiều lĩnh vực, có chỗ chồng chéo, chế tài xử lý vi phạm chưa rõ.
Bên cạnh đó, quá trình quản lý nhà nước về xây dựng còn bất cập so với yêu cầu phát triển. Có thể nói, công tác lập quy hoạch đã được các ngành, các địa phương rất quan tâm, đặc biệt là quy hoạch không gian, quy hoạch xây dựng đô thị.
Quy hoạch phát triển đô thị tại Hà Nội vẫn còn nhiều ngổn ngang
Nhiều đô thị thiếu quy hoạch
Hiện cả nước có 760 đô thị đều có quy hoạch chung, nhưng quy hoạch chậm hơn so với yêu cầu đặt ra. Có những nơi đô thị phát triển rồi mới xong quy hoạch.
Nhiều đô thị có chất lượng quy hoạch thấp, thiếu nhiều quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Quy hoạch chung là cơ sở tổng thể, có tính định hướng cho sự phát triển của đô thị. Còn để phát triển bền vững phải có quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.
Thế nhưng trong thời gian qua, các đô thị chủ yếu phát triển trên cơ sở quy hoạch chung. Dự án có quy hoạch chi tiết 1:2000, sau đó lại lập quy hoạch chi tiết 1:500. Thiếu quy hoạch phân khu, nên các đô thị phát triển có tính chất chia cắt, riêng rẽ, vấn đề kết nối hạ tầng giữa các khu dự án là rất khó khăn.
Đã có "nhạc trưởng" Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, Bộ đang soạn thảo nghị đinh về quản lý phát triển đô thị. Trong đó, sẽ thành lập Ban quản lý có thể quản lý một khu vực hoặc nhiều khu vực, tùy theo mức độ phức tạp. Ban quản lý đóng vai trò là “nhạc trưởng” để điều phối hoạt động của các dự án đô thị trong khu vực phát triển. |
Một vấn đề nữa, việc phát triển đô thị nhưng thiếu quy hoạch chi tiết, đặc biệt thiếu thiết kế đô thị, điều lệ quản lý đô thị; công tác thiết kế đô thị còn lúng túng. Nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức đến lập các thiết kế đô thị để quản lý kiến trúc cảnh quan phù hợp với mục tiêu phát triển của mỗi đô thị.
Ngoài ra, công tác quản lý thực hiện quy hoạch nhiều bất cập, thiếu sự kiểm soát thống nhất từ Trung ương, phân cấp quá nhiều cho địa phương. Do đó, các dự án phát triển đô thị tự phát, phong trào, việc tăng cường kiểm tra kiểm soát chưa được quan tâm, thiếu những cơ quan quản lý thống nhất, vai trò nhạc trưởng kết nối dự án còn thiếu…Đó là những nguyên nhân khiến đô thị phát triển như hiện nay.
Để khắc phục tình trạng nay, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan, đặc biệt là về quản lý phát triển đô thị. Bộ đang hoàn thiện dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị thay cho Nghị định 02 về khu đô thị mới trước đây. Trong đó, hướng dẫn các Luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường…
Đây là nghị định tổng hợp với mục tiêu lập lại trật tự quản lý đô thị, phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tiết kiệm nguồn lực, đặc biệt là đất đai. Đảm bảo hạ tầng tốt cho đô thị; đảm bảo môi trường tốt để đô thị phát triển bền vững…
Theo VnMedia