“Lãi suất cho vay chưa về đến 17-19%”
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tăng song dư nợ tín dụng cho vay ra nền kinh tế lại giảm. Như vậy, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn hạn chế, mức lãi suất 17-19% vẫn chỉ là kỳ vọng.
Theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), phát đi trong cuộc họp tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ ngày 25/3, tính đến ngày 20/3 vừa rồi, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 1,44% so với tháng 12/2011.
Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 1,5%, trong đó huy động vốn VND ước tăng 2,12%. Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước giảm 2,13% so với cuối tháng 12/2011. Trong đó dư nợ tín dụng bằng VND ước giảm 2,02%, dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ ước giảm 2,51%.
Như vậy, tốc độ dòng tiền chảy vào hệ thống ngân hàng lớn hơn tốc độ dòng tiền chảy ra nền kinh tế. Điều này giúp đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng và phần nào góp phần hạn chế lạm phát, song cũng đồng nghĩa với việc, đang diễn ra một thực trạng là ngân hàng có tiền song vốn chưa đến được tay doanh nghiệp.
Vừa qua, lãi suất cho vay VND có xu hướng giảm nhẹ trước khi tần lãi suất huy động giảm 1%. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ KHĐT thì việc giảm trần lãi suất huy động trong tháng 3 chưa giúp làm giảm mặt bằng lãi suất cho vay về mức mong muốn 17-19%.
Lãi suất liên ngân hàng VND đầu năm 2012 hiện phổ biến quanh mức qua đêm 13-14%, 16-17% với các kỳ hạn 1 tuần đến 1 tháng. Song, khối lượng giao dịch của thị trường khá thấp do các ngân hàng hạn chế cho vay và tập trung vào thu hồi nợ hoặc cho vay lãi suất còn cao ở thị trường 1.
Đề xuất có biện pháp thu hẹp chênh lệch lãi suất huy động và cho vay
Tại tài liệu này, Bộ KHĐT vẫn giữ kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, thời gian tới cần điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất linh hoạt, phù hợp với yêu cầu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng, giải quyết thanh khoản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể, việc giảm dần lãi suất phải theo lộ trình, đảm bảo tăng trưởng tín dụng hợp lý để vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời, hỗ trợ có chọn lọc thị trường bất động sản bằng cách hỗ trợ tín dụng cho người mua nhà thu nhập thấp.
Bộ cũng cho rằng, NHNN nên hạn chế sử dụng công cụ hành chính, cần dựa nhiều hơn vào thị trường mở và chính sách dự trữ bắt buộc (đặc biệt là với các khoản tiền gửi ngoại tệ) để kiểm soát cung tiền.
Cơ quan chủ quản đầu tư đề xuất Chính phủ xem xét, đánh giá, có biện pháp thu hẹp chênh lệch cao giữa lãi suất huy động và cho vay ở một số ngân hàng.
Ở khâu tập trung giải quyết nợ xấu, Bộ cho rằng, biện pháp xử lý được sử dụng phổ biến nhất là xử lý tài sản đảm bảo (bán, phát mại), nhằm thu hồi vốn đã cho doanh nghiệp vay.
Tuy nhiên, về lâu dài vẫn cần phát triển thị trường mua bán nợ, để xử lý các khoản nợ của tổ chức tín dụng nói riêng và của các doanh nghiệp nói chung. Và cùng với công cụ tín dụng ngân hàng thì một hướng nữa là phát hành trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu công trình để giải quyết tối đa vấn về về vốn.
Bộ chủ quản đầu tư cho rằng, giải quyết được khó khăn cho doanh nghiệp thì đất nước mới đạt được mục tiêu giữ mức tăng trưởng trong phạm vi hợp lý 5,5-6% năm 2012 này, khi mà GDP quý I chỉ đạt thấp 4%.
Dư nợ tín dụng bằng VND tính đến ngày 20/3 giảm hơn 2% so tháng 12/2011.
Theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), phát đi trong cuộc họp tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ ngày 25/3, tính đến ngày 20/3 vừa rồi, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 1,44% so với tháng 12/2011.
Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 1,5%, trong đó huy động vốn VND ước tăng 2,12%. Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước giảm 2,13% so với cuối tháng 12/2011. Trong đó dư nợ tín dụng bằng VND ước giảm 2,02%, dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ ước giảm 2,51%.
Như vậy, tốc độ dòng tiền chảy vào hệ thống ngân hàng lớn hơn tốc độ dòng tiền chảy ra nền kinh tế. Điều này giúp đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng và phần nào góp phần hạn chế lạm phát, song cũng đồng nghĩa với việc, đang diễn ra một thực trạng là ngân hàng có tiền song vốn chưa đến được tay doanh nghiệp.
Vừa qua, lãi suất cho vay VND có xu hướng giảm nhẹ trước khi tần lãi suất huy động giảm 1%. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ KHĐT thì việc giảm trần lãi suất huy động trong tháng 3 chưa giúp làm giảm mặt bằng lãi suất cho vay về mức mong muốn 17-19%.
Lãi suất liên ngân hàng VND đầu năm 2012 hiện phổ biến quanh mức qua đêm 13-14%, 16-17% với các kỳ hạn 1 tuần đến 1 tháng. Song, khối lượng giao dịch của thị trường khá thấp do các ngân hàng hạn chế cho vay và tập trung vào thu hồi nợ hoặc cho vay lãi suất còn cao ở thị trường 1.
Đề xuất có biện pháp thu hẹp chênh lệch lãi suất huy động và cho vay
Tại tài liệu này, Bộ KHĐT vẫn giữ kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, thời gian tới cần điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất linh hoạt, phù hợp với yêu cầu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng, giải quyết thanh khoản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể, việc giảm dần lãi suất phải theo lộ trình, đảm bảo tăng trưởng tín dụng hợp lý để vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời, hỗ trợ có chọn lọc thị trường bất động sản bằng cách hỗ trợ tín dụng cho người mua nhà thu nhập thấp.
Bộ cũng cho rằng, NHNN nên hạn chế sử dụng công cụ hành chính, cần dựa nhiều hơn vào thị trường mở và chính sách dự trữ bắt buộc (đặc biệt là với các khoản tiền gửi ngoại tệ) để kiểm soát cung tiền.
Cơ quan chủ quản đầu tư đề xuất Chính phủ xem xét, đánh giá, có biện pháp thu hẹp chênh lệch cao giữa lãi suất huy động và cho vay ở một số ngân hàng.
Ở khâu tập trung giải quyết nợ xấu, Bộ cho rằng, biện pháp xử lý được sử dụng phổ biến nhất là xử lý tài sản đảm bảo (bán, phát mại), nhằm thu hồi vốn đã cho doanh nghiệp vay.
Tuy nhiên, về lâu dài vẫn cần phát triển thị trường mua bán nợ, để xử lý các khoản nợ của tổ chức tín dụng nói riêng và của các doanh nghiệp nói chung. Và cùng với công cụ tín dụng ngân hàng thì một hướng nữa là phát hành trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu công trình để giải quyết tối đa vấn về về vốn.
Bộ chủ quản đầu tư cho rằng, giải quyết được khó khăn cho doanh nghiệp thì đất nước mới đạt được mục tiêu giữ mức tăng trưởng trong phạm vi hợp lý 5,5-6% năm 2012 này, khi mà GDP quý I chỉ đạt thấp 4%.
Theo Dân Trí