Đề xuất hàng loạt thay đổi trong chính sách đất đai
Trong khi chờ đợi Luật Đất đai 2003 được sửa đổi toàn diện, các chính sách hiện hành về đất đai vẫn sẽ có những thay đổi khá căn bản, nếu các đề xuất dưới đây của Bộ Tài chính được Chính phủ chấp thuận.
Xét tình hình thực tế quản lý đất đai hiện nay, Cục Quản lý công sản thuộc Bộ Tài chính cho rằng cần tiến hành sửa đổi ít nhất hàng loạt nội dung liên quan đến chính sách đất đai.
Cụ thể, nhà nước cần tiếp tục đổi mới chính sách tài chính về đất đai, theo đó nhà chủ động điều tiết giá đất trong thị trường bằng quan hệ cung - cầu; đảm bảo xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Trước mắt, cần bỏ khung giá đất và Chính phủ chỉ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất để UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá đất và quyết định giá đất theo cơ chế thị trường.
Bảng giá đất cũng cần được xây dựng chi tiết hơn theo vị trí, vùng, mục đích sử dụng đất và điều chỉnh kịp thời khi thị trường có biến động lớn; làm căn cứ để xác định nghĩa vụ tài chính, tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và các mục tiêu khác trong quản lý đất đai.
Nhà nước cần đẩy mạnh thu hồi đất theo quy hoạch, tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá; thực hiện đấu thầu các dự án có sử dụng đất và hạn chế tối đa tình trạng giao đất, cho thuê đất theo phương thức chỉ định nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai đối với các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Một điểm quan trọng khác được đề xuất là nhà nước cần áp dụng một hình thức nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm hoặc một lần cho cả thời gian thuê đối với đất sản xuất kinh doanh, không phân biệt tổ chức trong nước, ngoài nước và các thành phần kinh tế.
Đây là một nội dung đã và đang gây tranh cãi trong các diễn đàn thảo luận về môi trường đầu tư, thể hiện qua hiện tượng “ưu đãi ngược” là nhà đầu tư trong nước thì phải thuê đất trả tiền hàng năm và đối mặt với tình trạng điều chỉnh giá thuê liên tục, trong khi nhà đầu tư nước ngoài thì có thể “an tâm” với việc đóng tiền một lần cho suốt đời dự án.
Một nội dung khác được kiến nghị có thể khiến các hộ dân trong các vùng quy hoạch mở đường mới kém vui là khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị phải quy hoạch và tổ chức khai thác cả quỹ đất hai bên đường, vùng phụ cận để tạo nguồn lực từ đất đai đầu tư cho các công trình này.
Theo Cục Quản lý công sản, việc khai thác nguồn lực tài chính từ quỹ đất hai bên đường khi mở rộng hoặc xây dựng mới các tuyến đường giao thông đô thị và khu dân cư nông thôn mặc dù đã có đề cập tại Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003, nhưng quy định còn chung chung, nên thực tế rất ít địa phương áp dụng.
Song xét về mặt kinh tế nếu thực hiện tốt việc khai thác quỹ đất hai bên đường sẽ mang lại hiệu quả lớn, điều tiết được địa tô chênh lệch từ đất đai thông qua việc nhà nước đầu tư chi phí làm đường mang lại; đồng thời đảm bảo không để tình trạnh người bị thu hồi đất thì thiệt, còn người đang có đất ở trong ngõ ngách thì được ra mặt đường như hiện nay.
Cơ quan này cũng kiến nghị nhà nước cần rà soát lại toàn bộ chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo hướng hạn chế các đối tượng được miễn, giảm; chuyển cơ bản các hình thức ưu đãi từ thu sang ưu đãi về chi để tăng kiểm soát, nâng cao hiệu quả chính sách. Nếu đã ưu đãi qua giá đất thì bỏ quy định về mức ưu đãi cụ thể theo pháp luật đầu tư và ngược lại để tránh sự ưu đãi hai lần.
Đồng thời, nên bỏ quy định về miễn toàn bộ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho đời của dự án và thực hiện việc giao đất theo tiến độ thực hiện thực tế của dự án.
Theo phân tích của Cục Quản lý công sản, thực tế hiện nay ở các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất rất thấp, nhưng các dự án lại được hưởng thêm quy định về ưu đãi đầu tư, chẳng hạn được miễn toàn bộ hoặc được giảm từ 20 - 70% tiền sử dụng đất; được miễn tiền thuê đất cho cả đời dự án hoặc được miễn từ 3 - 15 năm tiền thuê đất kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành... dẫn đến nhiều trường hợp chủ đầu tư chiếm dụng đất với quy mô quá lớn, vượt quá khả năng đầu tư của mình; trong khi đó thì người dân có đất nằm trong quy hoạch hoặc bị thu hồi không tiếp tục sản xuất, canh tác được. dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện đông người.
Theo Cục Quản lý công sản, cần bỏ khung giá đất và Chính phủ chỉ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất để UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá đất và quyết định giá đất theo cơ chế thị trường - Ảnh: TT. |
Xét tình hình thực tế quản lý đất đai hiện nay, Cục Quản lý công sản thuộc Bộ Tài chính cho rằng cần tiến hành sửa đổi ít nhất hàng loạt nội dung liên quan đến chính sách đất đai.
Cụ thể, nhà nước cần tiếp tục đổi mới chính sách tài chính về đất đai, theo đó nhà chủ động điều tiết giá đất trong thị trường bằng quan hệ cung - cầu; đảm bảo xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Trước mắt, cần bỏ khung giá đất và Chính phủ chỉ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất để UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá đất và quyết định giá đất theo cơ chế thị trường.
Bảng giá đất cũng cần được xây dựng chi tiết hơn theo vị trí, vùng, mục đích sử dụng đất và điều chỉnh kịp thời khi thị trường có biến động lớn; làm căn cứ để xác định nghĩa vụ tài chính, tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và các mục tiêu khác trong quản lý đất đai.
Nhà nước cần đẩy mạnh thu hồi đất theo quy hoạch, tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá; thực hiện đấu thầu các dự án có sử dụng đất và hạn chế tối đa tình trạng giao đất, cho thuê đất theo phương thức chỉ định nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai đối với các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Một điểm quan trọng khác được đề xuất là nhà nước cần áp dụng một hình thức nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm hoặc một lần cho cả thời gian thuê đối với đất sản xuất kinh doanh, không phân biệt tổ chức trong nước, ngoài nước và các thành phần kinh tế.
Đây là một nội dung đã và đang gây tranh cãi trong các diễn đàn thảo luận về môi trường đầu tư, thể hiện qua hiện tượng “ưu đãi ngược” là nhà đầu tư trong nước thì phải thuê đất trả tiền hàng năm và đối mặt với tình trạng điều chỉnh giá thuê liên tục, trong khi nhà đầu tư nước ngoài thì có thể “an tâm” với việc đóng tiền một lần cho suốt đời dự án.
Một nội dung khác được kiến nghị có thể khiến các hộ dân trong các vùng quy hoạch mở đường mới kém vui là khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị phải quy hoạch và tổ chức khai thác cả quỹ đất hai bên đường, vùng phụ cận để tạo nguồn lực từ đất đai đầu tư cho các công trình này.
Theo Cục Quản lý công sản, việc khai thác nguồn lực tài chính từ quỹ đất hai bên đường khi mở rộng hoặc xây dựng mới các tuyến đường giao thông đô thị và khu dân cư nông thôn mặc dù đã có đề cập tại Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003, nhưng quy định còn chung chung, nên thực tế rất ít địa phương áp dụng.
Song xét về mặt kinh tế nếu thực hiện tốt việc khai thác quỹ đất hai bên đường sẽ mang lại hiệu quả lớn, điều tiết được địa tô chênh lệch từ đất đai thông qua việc nhà nước đầu tư chi phí làm đường mang lại; đồng thời đảm bảo không để tình trạnh người bị thu hồi đất thì thiệt, còn người đang có đất ở trong ngõ ngách thì được ra mặt đường như hiện nay.
Cơ quan này cũng kiến nghị nhà nước cần rà soát lại toàn bộ chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo hướng hạn chế các đối tượng được miễn, giảm; chuyển cơ bản các hình thức ưu đãi từ thu sang ưu đãi về chi để tăng kiểm soát, nâng cao hiệu quả chính sách. Nếu đã ưu đãi qua giá đất thì bỏ quy định về mức ưu đãi cụ thể theo pháp luật đầu tư và ngược lại để tránh sự ưu đãi hai lần.
Đồng thời, nên bỏ quy định về miễn toàn bộ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho đời của dự án và thực hiện việc giao đất theo tiến độ thực hiện thực tế của dự án.
Theo phân tích của Cục Quản lý công sản, thực tế hiện nay ở các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất rất thấp, nhưng các dự án lại được hưởng thêm quy định về ưu đãi đầu tư, chẳng hạn được miễn toàn bộ hoặc được giảm từ 20 - 70% tiền sử dụng đất; được miễn tiền thuê đất cho cả đời dự án hoặc được miễn từ 3 - 15 năm tiền thuê đất kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành... dẫn đến nhiều trường hợp chủ đầu tư chiếm dụng đất với quy mô quá lớn, vượt quá khả năng đầu tư của mình; trong khi đó thì người dân có đất nằm trong quy hoạch hoặc bị thu hồi không tiếp tục sản xuất, canh tác được. dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện đông người.
Theo VnEconomy