“Cháy” mặt bằng bán lẻ
Chợ truyền thống, cửa hàng mặt phố, trung tâm thương mại (TTTM) và siêu thị... là những nơi mua hàng quen thuộc của người dân. Khi nguồn cung có hạn, sẽ xảy ra nguy cơ "cháy" thị trường mặt bằng bán lẻ, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Trong khi các phân khúc thị trường bất động sản (BĐS) đang trầm lắng, thì thị trường mặt bằng bán lẻ lại diễn ra sôi động với tỷ lệ lấp đầy và giá chào thuê được giữ tương đối ổn định. Chỉ riêng địa bàn Hà Nội, giá bình quân tại các quận nội thành như Hoàn Kiếm, Đống Đa... đạt ở mức trên dưới 60 USD/m2, khu vực ngoại thành đạt khoảng 50% giá thuê so với khu vực trung tâm. Điều đáng nói, nguồn vốn đổ vào phân khúc này chủ yếu vẫn là vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Được biết, Việt Nam đang giữ "chỉ số vàng" về bán lẻ trên thế giới, với hơn 60% dân số có độ tuổi trên dưới 40 và có khoảng 15% trong số này thường xuyên mua bán tại các TTTM. Tuy nhiên, loại hình chợ truyền thống vẫn là điểm đến hấp dẫn của người tiêu dùng do phù hợp với phong tục, tập quán lâu đời của người Việt. Do nhu cầu khách thuê luôn gia tăng theo từng năm, nên các chủ đầu tư TTTM phải đầu tư lớn hơn, phương thức quản lý phải chuyên nghiệp hơn để có thể giữ được khách thuê hoặc thu hút thêm những khách thuê mới.
Theo thống kê của ngành chức năng, hiện tại tổng diện tích mặt bằng bán lẻ của thị trường BĐS Hà Nội là 440.000m2, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là các siêu thị điện máy và trung tâm mua sắm ở khu vực ven đô, nơi có tốc độ đô thị hóa và tăng dân số nhanh. Công suất cho thuê trung bình của thị trường đạt khoảng hơn 90%, trong đó khu vực trung tâm thành phố luôn đạt 100%. TTTM Pico Mall đã chính thức khai trương ngày 1-9, cung ứng thêm 20.000m2 diện tích mặt sàn bán lẻ cho Hà Nội (hiện cũng đã lấp đầy).
Ngoài ra, trên thị trường có xu hướng bán sàn thương mại dưới dạng cho thuê dài hạn 50 năm như Trung tâm Thương mại Chợ Mơ, Keangnam… Giá bán dao động đáng kể tùy thuộc vào khu vực và thiết kế mặt bằng. Dự kiến đến cuối năm nay, nguồn cung mặt bằng bán lẻ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ là 496.000m2, trong đó Hà Nội đạt 347.000m2 (tăng 117.000m2). Và đến năm 2014, tại hai thành phố trên sẽ có tổng nguồn cung khoảng 3 triệu mét vuông mặt sàn (không gồm các đại siêu thị như BigC, Metro).
Mặt bằng bán lẻ là phân khúc có tiềm năng phát triển nhanh trong thời gian tới nhờ nhu cầu, thị hiếu mua sắm đòi hỏi dịch vụ chất lượng cao của người tiêu dùng. Hiện tại ngày càng có nhiều người lựa chọn mua sắm tại các TTTM hơn là chọn phân khúc "truyền thống" như chợ, cửa hàng mặt phố... Có thể nói mặt bằng thương mại khu vực trung tâm luôn kín. Mặc dù chỉ số CPI trong những tháng đầu năm tăng cao (duy chỉ có tháng 8 là "hạ nhiệt", dưới 1%) có thể gây áp lực đến khả năng chi tiêu của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ; song các chỉ số khác như doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng và dịch vụ tăng, GDP bình quân tăng, thị trường hàng kỹ thuật tiêu dùng tăng… cho thấy nhu cầu về diện tích mặt bằng bán lẻ sẽ tăng cao. Trong 4 năm tới, dự kiến có gần 1,2 triệu mét vuông diện tích bán lẻ từ 100 dự án gia nhập thị trường BĐS Hà Nội. Một số dự án có quy mô lớn, tiến độ nhanh ở khu vực trung tâm thành phố có thể tác động mạnh đến nguồn cung và tình hình hoạt động của thị trường...
Mặt bằng bán lẻ luôn được các nhà đầu tư quan tâm. Ảnh: Phương Thanh |
Trong khi các phân khúc thị trường bất động sản (BĐS) đang trầm lắng, thì thị trường mặt bằng bán lẻ lại diễn ra sôi động với tỷ lệ lấp đầy và giá chào thuê được giữ tương đối ổn định. Chỉ riêng địa bàn Hà Nội, giá bình quân tại các quận nội thành như Hoàn Kiếm, Đống Đa... đạt ở mức trên dưới 60 USD/m2, khu vực ngoại thành đạt khoảng 50% giá thuê so với khu vực trung tâm. Điều đáng nói, nguồn vốn đổ vào phân khúc này chủ yếu vẫn là vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Được biết, Việt Nam đang giữ "chỉ số vàng" về bán lẻ trên thế giới, với hơn 60% dân số có độ tuổi trên dưới 40 và có khoảng 15% trong số này thường xuyên mua bán tại các TTTM. Tuy nhiên, loại hình chợ truyền thống vẫn là điểm đến hấp dẫn của người tiêu dùng do phù hợp với phong tục, tập quán lâu đời của người Việt. Do nhu cầu khách thuê luôn gia tăng theo từng năm, nên các chủ đầu tư TTTM phải đầu tư lớn hơn, phương thức quản lý phải chuyên nghiệp hơn để có thể giữ được khách thuê hoặc thu hút thêm những khách thuê mới.
Theo thống kê của ngành chức năng, hiện tại tổng diện tích mặt bằng bán lẻ của thị trường BĐS Hà Nội là 440.000m2, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là các siêu thị điện máy và trung tâm mua sắm ở khu vực ven đô, nơi có tốc độ đô thị hóa và tăng dân số nhanh. Công suất cho thuê trung bình của thị trường đạt khoảng hơn 90%, trong đó khu vực trung tâm thành phố luôn đạt 100%. TTTM Pico Mall đã chính thức khai trương ngày 1-9, cung ứng thêm 20.000m2 diện tích mặt sàn bán lẻ cho Hà Nội (hiện cũng đã lấp đầy).
Ngoài ra, trên thị trường có xu hướng bán sàn thương mại dưới dạng cho thuê dài hạn 50 năm như Trung tâm Thương mại Chợ Mơ, Keangnam… Giá bán dao động đáng kể tùy thuộc vào khu vực và thiết kế mặt bằng. Dự kiến đến cuối năm nay, nguồn cung mặt bằng bán lẻ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ là 496.000m2, trong đó Hà Nội đạt 347.000m2 (tăng 117.000m2). Và đến năm 2014, tại hai thành phố trên sẽ có tổng nguồn cung khoảng 3 triệu mét vuông mặt sàn (không gồm các đại siêu thị như BigC, Metro).
Mặt bằng bán lẻ là phân khúc có tiềm năng phát triển nhanh trong thời gian tới nhờ nhu cầu, thị hiếu mua sắm đòi hỏi dịch vụ chất lượng cao của người tiêu dùng. Hiện tại ngày càng có nhiều người lựa chọn mua sắm tại các TTTM hơn là chọn phân khúc "truyền thống" như chợ, cửa hàng mặt phố... Có thể nói mặt bằng thương mại khu vực trung tâm luôn kín. Mặc dù chỉ số CPI trong những tháng đầu năm tăng cao (duy chỉ có tháng 8 là "hạ nhiệt", dưới 1%) có thể gây áp lực đến khả năng chi tiêu của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ; song các chỉ số khác như doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng và dịch vụ tăng, GDP bình quân tăng, thị trường hàng kỹ thuật tiêu dùng tăng… cho thấy nhu cầu về diện tích mặt bằng bán lẻ sẽ tăng cao. Trong 4 năm tới, dự kiến có gần 1,2 triệu mét vuông diện tích bán lẻ từ 100 dự án gia nhập thị trường BĐS Hà Nội. Một số dự án có quy mô lớn, tiến độ nhanh ở khu vực trung tâm thành phố có thể tác động mạnh đến nguồn cung và tình hình hoạt động của thị trường...
Theo Hà Nội Mới