Xây 6 đường trên cao chống ùn tắc - Tin thị trường - Bài viết
Tin tức | Kiến trúc thiết kế | Kiến thức tra cứu | Phong thủy | Công ty địa ốc | Thế giới quanh ta | Hỏi chuyên gia

Xây 6 đường trên cao chống ùn tắc - Tin thị trường - Bài viết

Xây 6 đường trên cao chống ùn tắc

Mặc dù đã có nhiều giải pháp nhưng nhiều tuyến đường vẫn đang ùn tắc như cơm bữa. Cho rằng, xây đường trên cao sẽ hạn chế nạn ùn tắc, Hà Nội vừa giao Sở GTVT nghiên cứu Đề án xây dựng đường trên cao. VnMedia có loạt bài phân tích gợi mở những vấn đề cần đặt ra khi xây dựng những tuyến đường này, góp thêm tiếng nói cho công tác xây dựng.


Theo Kế hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô do Sở Giao thông vận tải đang xây dựng, từ nay đến 2015, Hà Nội sẽ xây dựng 6 tuyến đường trên cao trên các tuyến đường vành đai 2; 3; 3,5 và một số trục đô thị chính.

Dự kiến, 5 năm tới Hà Nội sẽ đầu tư khoản kinh phí khoảng hơn 50.000 tỷ đồng xây dựng 6 tuyến đường trên cao gồm: Đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã tư vọng, kinh phí khoảng 6000 tỷ đồng; đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Cầu Giấy (cả đường bộ và trên cao), mức kinh phí đề xuất gần 14.000 tỷ đồng; tuyến trên cao từ cầu Thăng Long – Mai Dịch với kinh phí gần 5.800 tỷ đồng; tuyến trên cao từ Mai Dịch đến Linh Đàm với kinh phí hơn 8.200 tỷ đồng.

Đó là những tuyến đường dự tính sẽ xây dựng trên các tuyến vành đai. Với các trục đô thị chính, Hà Nội cũng dự tính xây dựng 2 tuyến đường trên cao. Tuyến thứ nhất Kiến Hưng – Kim Giang – Lê Trọng Tấn- Tôn Thất Tùng – Phạm Ngọc Thạch – Ga Hà Nội sẽ xây dựng tuyến đường trên cao đoạn từ vành đai 2 đến vành đai 3,5. Toàn bộ kinh phí của trục đường trên sẽ gốn khoảng 12.000 tỷ đồng.

/uploads/articles/2011/05/1304933015-479563.jpg
        Mạng lưới quy hoạch đường bộ của Thủ đô đến năm 2015


Tuyến tiếp theo: Phú Đô – Yên Hòa – Bảo tàng Dân tộc học – Xuân La cũng sẽ làm đường trên cao từ vành đai 2 đến đại lộ Thăng Long, với mức kinh phí gần 8.000 tỷ đồng.

Hiện kế hoạch này và một loạt các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của thành phố vẫn đang được Sở Giao thông vận tải tiếp tục hoàn thiện để sớm trình lãnh đạo thành phố quyết định.

Trước đó, cuối tháng 2/2010, trước sức ép của dư luận về việc giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông của thành phố, Sở Giao thông vận tải cũng đã có tờ trình đề xuất mức kinh phí 32.000 tỷ đồng để xây dựng 6 tuyến đường trên cao với hy vọng giải quyết được nạn ùn tắc.

Lý giải cho đề xuất trên, đại diện Sở Giao thông vận tải khi đó cho rằng, hiện hầu hết các tuyến đường nội đô đang quá tải phương tiện giao thông, tình trạng ùn tắc diễn ra phổ biến, là nỗi khổ của người dân đô thị. Trong khi đó, việc giải phóng mặt bằng để mở đường rất khó khăn. Phương án cần thiết hiện nay là phải xây dựng đường trên cao tại những tuyến trọng điểm và các nút giao thường xuyên ùn tắc. Tuy nhiên, sau đó, đề xuất này đã bị nhiều chuyên gia phản bác vì lo ngại sẽ phá vỡ cảnh quan, vì thế đề xuất này dần dần rơi vào quên lãng.

/uploads/articles/2011/05/1304933015-391176.jpg
                                Hệ thống đường trên cao ở Băng Cốc (Thái Lan)


Mới đây, cuối tháng 2/2011, theo thông tin từ báo chí, cho rằng 5 -10 năm tới giao thông đường bộ vẫn là chủ yếu. Với năng lực và cung cách thực hiện các dự án đường bộ như hiện nay, việc mở rộng và xây mới đường là không dễ, Tổng công ty Tư vấn Thiết kế GTVT-TEDI (Bộ GTVT) đề xuất xây dựng 6 tuyến đường trên cao trong giai đoạn 2011-2020, với tổng kinh phí ước tính gần 70.000 tỷ đồng.

Theo TEDI, việc xây dựng đường trên cao tại Hà Nội là cần thiết vì sẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề khó khăn hiện tại cũng như tương lai với các ưu điểm sau: Tăng diện tích đường giao thông mà không chiếm dụng thêm mặt bằng; giải quyết được yêu cầu về giao thông đối ngoại; có thể giúp tách dòng xe hỗn hợp thành dòng xe thuần đi với cự li dài, cùng tốc độ, làm tăng năng lực thông hành, giảm bớt ùn tắc giao thông; đáp ứng sự phát triển nhanh của phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô.

Trên cơ sở đánh giá đó, phía tư vấn đề xuất xây dựng sáu tuyến đường trên cao, cụ thể là trục vành đai II: Bưởi - Ngã Tư Sở - Vĩnh Tuy; Trục vành đai III: Nam Thăng Long - Thanh Xuân - Pháp Vân; Trục QL32 - Hoàng Quốc Việt - Bưởi; Trục Phú Đô - Yên Hòa - Vành đai II; Trục Tôn Thất Tùng - Vành đai III - vành đai 3,5; Trục Pháp Vân - Minh Khai.

Theo dự kiến, hệ thống đường trên cao chạy trên dải phân cách giữa của các tuyến đường nói trên với chiều cao khoảng 5m. Mặt cắt đường trên cao là 19m chia hai chiều. Riêng mặt cắt đường trên cao đường vành đai III đoạn Pháp Vân - Mai Dịch lên đến 24m.

“Không chỉ thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, việc có hệ thống đường trên cao sẽ tạo đà để Hà Nội thực hiện việc giãn dân ra khỏi đô thị lõi”, một chuyên gia về đô thị nói.
 
Hiện những đề xuất trên đang được UBND Hà Nội phúc đáp bằng việc yêu cầu Sở Giao thông vận tải xây dựng đề án nghiên cứu về xây dựng các tuyến đường trên cao trình lãnh đạo thành phố xem xét phê duyệt.

Theo VnMedia

Dự án bất động sản nổi bật

Chung cư cao cấp Golden Land Building

Dự án tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở Golden Land Building, Hà Nội do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (thuộc Tập đoàn

Căn hộ cao cấp Kim Tâm Hải

Dự án nằm tại quận 12, TP HCM gồm 16 tầng với 168 căn hộ (diện tích từ 6 đến 116 m2, 2 hoặc 3 phòng ngủ) thiết kế theo

Cao ốc căn hộ Ngọc Lan

Ngọc Lan Apartment tại TP HCM được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 5.400 m2 là tòa nhà cao 18 tầng với 275 căn hộ diện tích từ 53

Trung tâm Thương mại Lái Thiêu

Trung tâm thương mại Lái Thiêu tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích hơn 77.700 m2 với vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Công ty địa