Sẽ thu địa tô chênh lệch? - Tin thị trường - Bài viết
Tin tức | Kiến trúc thiết kế | Kiến thức tra cứu | Phong thủy | Công ty địa ốc | Thế giới quanh ta | Hỏi chuyên gia

Sẽ thu địa tô chênh lệch? - Tin thị trường - Bài viết

Sẽ thu địa tô chênh lệch?

Đây là một trong những kiến nghị mạnh mẽ nhất từ Hội nghị tổng kết đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai năm 2003, sáng 15.3 tại Hà Nội, do Ban chỉ đạo trung ương về tổng kết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi Luật Đất đai năm 2003 và UBND TP.Hà Nội phối hợp tổ chức.
 
Chính sự lẫn lộn khái niệm giữa quyền sở hữu và sử dụng đất đai hiện nay đã gây khó khăn lớn cho công tác giải phòng mặt bằng. Ngoài ra, một nguồn địa tô chênh lệch rất lớn đang bị thất thoát, không chảy được vào ngân sách nhà nước…
 
/uploads/articles/2011/03/1300246412-578828.jpeg
GPMB hiện nay chưa bù đắp chi phí do Nhà nước bỏ ra. Ảnh: GIANG HUY
 
Ai đang được hưởng lợi từ địa tô chênh lệch?
 
Theo ông Nguyễn Đức Bình - Trưởng ban chỉ đạo GPMB TP.Hà Nội, nhiều năm qua, trên địa bàn Hà Nội được Nhà nước đầu tư nhiều tuyến đường, nhiều khu đô thị làm giá đất tăng cao. Các nguồn thu ngân sách từ đất cũng được tăng lên đáng kể, trong đó riêng thu từ phí, lệ phí, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất... khoảng 10.000 tỉ đồng/năm; thu từ đấu giá quyền sử dụng đất từ 2.000 – 3.000 tỉ đồng.
 
“Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả mức thu này vẫn chưa bù đắp được các chi phí do Nhà nước đầu tư” - ông Bình nói. Người sử dụng đất bị thu hồi đất được đền bù, hỗ trợ ngày càng cao và về mặt nào đó đã đảm bảo được quyền lợi của người sử dụng đất, trong khi việc điều tiết giá trị gia tăng của những chủ sử dụng đất còn lại sau khi thu hồi chưa được quy định, nên chưa tạo được sự công bằng giữa người bị thu hồi đất và người sử dụng đất còn lại sau khi thu hồi.
 
Ông Bình ví dụ: “Khi thực hiện nghị quyết của Quốc hội hợp nhất Hà Tây, Mê Linh... về Hà Nội, giá đất đã tăng vọt. Như vậy, giá đất tăng từ một quyết định hành chính, song nguồn địa tô chênh lệch rất lớn này đang được chảy vào túi các tổ chức, người dân sống ở khu vực ấy, hoặc vào túi giới đầu tư nhà đất nhanh chân.  Ngân sách nhà nước không được lợi gì từ việc này.
 
Bên cạnh đó, chênh lệch địa tô sau khi mở đường, xây dựng xong các khu đô thị đã khiến giá trị quyền sử dụng đất tăng gấp nhiều lần so với trước khi mở đường, nhưng Nhà nước lại chưa có chính sách thu chênh lệch để điều tiết lại hoặc bổ sung ngân sách để tái đầu tư. Đây chính là bất cập lớn trong chính sách đất đai hiện nay”.
 
Cùng chung quan điểm này, ông Lâm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng cho rằng, trong Luật Đất đai sửa đổi tới đây nên bổ sung thêm nguồn thu tiền chênh lệch địa tô sau khi Nhà nước đầu tư mở đường, xây dựng các khu đô thị để điều tiết giá trị gia tăng cho những người sử dụng đất bị thu hồi và bổ sung lại nguồn tiền từ ngân sách đã bỏ ra đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
 
“Nên lập quy hoạch chi tiết 1/500 đường gom, dải cây xanh, hành lang hai bên đường, khai thác, quỹ đất hai bên đường để thực hiện đấu giá, đầu thầu tăng thu ngân sách. Trong trường hợp sau quy hoạch, khu đất ra mặt đường thì người sử dụng đất phải nộp ngân sách giá trị chênh lệch địa tô.
 
Những mảnh đất nhỏ lẻ, hình dạng méo mó không thể làm được nhà, nếu người dân không tự thương lượng để hợp nhất được thì thu hồi làm diện tích công cộng. Có vậy mới chấm dứt được tình trạng đường ra đường, nhưng nhà không ra nhà, xoá sổ được tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo...” - ông Tuấn kiến nghị.
 
Xác định rõ vai trò chủ sở hữu
 
Đây cũng là vấn đề gây tranh luận rất nhiều khi kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003. Đa số các đại biểu tham dự hội nghị đều cho rằng, theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu; Nhà nước có quyền định đoạt, quyết định mục đích sử dụng đất, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng, thu hồi, giao đất...
 
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy quyền chiếm hữu, định đoạt của Nhà nước để giao cho người sử dụng chưa hoàn toàn được thực hiện. Ví dụ, theo luật hiện hành, các dự án sản xuất, kinh doanh (phát triển kinh tế) phải thoả thuận với người sử dụng đất.
 
Nhiều dự án đã thoả thuận 80-90% diện tích đất, nhưng do còn 10-20% diện tích không thoả thuận được, dẫn đến chậm triển khai, hoặc không triển khai được gây thiệt hại cho doanh nghiệp và Nhà nước.
 
Ông Nguyễn Đức Bình - một người làm việc trực tiếp trong công tác GPMB - cũng thừa nhận, hiện nay vấn đề đền bù, GPMB là vấn đề nóng nhất, gây nhiều khiếu kiện nhất, đặc biệt là về giá bồi thường. “Người dân luôn cho rằng giá Nhà nước bồi thường là thấp, ngay cả khi Nhà nước thu hồi đất xác định theo giá thị trường.
 
Tuy nhiên, khi người dân không chấp nhận thì Nhà nước cũng không có quy định để phân xử mối quan hệ này mà hầu hết phải áp dụng biện pháp hành chính” - ông Bình cho biết. Theo ông Bình, trong Luật Đất đai sửa đổi tới đây nên bổ sung các quy định cụ thể về quyền của chủ sở hữu đất đai, trong đó cụ thể hoá quyền định đoạt mới có thể khắc phục được tình trạng này.
 
Nhiều đại biểu dự hội nghị cũng cho rằng, quy định xác nhận nguồn gốc quyền sử dụng hợp pháp cho các loại đất không có giấy tờ tính từ trước 15.10.1993 thì được bồi thường theo Nghị định 84 cũng là thiếu khách quan, gây khiếu kiện lớn vì nhiều hộ gia đình đã lấn chiếm đất công, ao, đường đi chung... từ nhiều năm, nay lại được thừa nhận là hợp pháp gây bất bình lớn trong dân.
 
“Nên có quy định cụ thể về trường hợp này, trong đó yêu cầu người dân phải chứng minh được nguồn gốc đất là hợp pháp mới được công nhận. Lợi ích vật chất lớn nếu không được giải quyết hợp lý sẽ gây mâu thuẫn lớn” - lãnh đạo quận Hai Bà Trưng khẳng định.
 
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển, toàn bộ các kiến nghị này sẽ được chuyển tới Ban nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai 2003 để trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.
 
Theo Lao Động

Dự án bất động sản nổi bật

Chung cư cao cấp Golden Land Building

Dự án tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở Golden Land Building, Hà Nội do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (thuộc Tập đoàn

Căn hộ cao cấp Kim Tâm Hải

Dự án nằm tại quận 12, TP HCM gồm 16 tầng với 168 căn hộ (diện tích từ 6 đến 116 m2, 2 hoặc 3 phòng ngủ) thiết kế theo

Cao ốc căn hộ Ngọc Lan

Ngọc Lan Apartment tại TP HCM được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 5.400 m2 là tòa nhà cao 18 tầng với 275 căn hộ diện tích từ 53

Trung tâm Thương mại Lái Thiêu

Trung tâm thương mại Lái Thiêu tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích hơn 77.700 m2 với vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Công ty địa