Sao phải gượng ép nhà thu nhập thấp?
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội vừa có phát ngôn trên báo chí rằng đang đề xuất thành phố giảm thời gian cấm chuyển nhượng nhà thu nhập thấp từ 10 năm xuống còn 5 năm, thậm chí còn nới rộng diện tích để xét duyệt…
Thay đổi chính sách vì “ế”
Thực chất, căn nguyên của sự việc này chính là việc các cơ quan chức năng đang muốn giải bài toán về hiện tượng “ế” nhà thu nhập thấp như đã xảy ra tại một số dự án trên địa bàn Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, đây là do UBND TP Hà Nội đã giới hạn đối tượng mua nhà theo địa bàn. Và để giải quyết nó, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị điều chỉnh mở rộng đối tượng theo Quyết định 67 và không giới hạn theo địa bàn. Ngoài ra, có thể nới các điều kiện, thay vì dưới 5m2/người, có thể đưa lên 8-10m2/người là được mua nhà thu nhập thấp.
Về phía địa phương, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cũng khẳng định nhu cầu người dân cần mua nhà thu nhập thấp còn rất lớn. Hiện Sở Xây dựng cùng Liên ngành của thành phố đang đề xuất UBND TP một số thay đổi về chính sách như: Giảm thời gian cấm chuyển nhượng từ 10 năm theo quy định hiện nay xuống còn 5 năm; đồng thời nâng diện tích để xét vào diện khó khăn về nhà ở lên từ 7 - 10m2/người.
Đối với đề nghị của Bộ Xây dựng, xem ra có thể lý giải được bởi thực tế nếu giới hạn hộ khẩu tại các quận, huyện nơi có dự án nhà thu nhập thấp mới được phép mua nhà sẽ gây nhiều bất cập.
Bất kể ai khi tìm mua nhà cũng đều chọn những nơi ở có vị trí phù hợp với hoàn cảnh, tính chất công việc chứ không phải là hộ khẩu ở đâu thì mua nhà ở đó. Đấy là chưa nói đến người mua có quyền lựa chọn những dự án bảo đảm về chất lượng, túi tiền…
Thu nhập thấp không bao giờ đủ tiền mua nhà
Nhưng khi nói đến việc nới rộng diện tích để xét duyệt đối tượng khó khăn về nhà ở như các cơ quan chức năng đề xuất (7-10m2/người), nhiều ý kiến cho rằng, nếu một gia đình có 4 người mà đã sở hữu nhà 30-40m2 thì liệu họ có được coi là khó khăn về nhà ở?
Đáng chú ý, đối với đề xuất của Sở Xây dựng Hà Nội về việc giảm thời gian cấm chuyển nhượng từ 10 năm theo quy định hiện nay xuống còn 5 năm là vấn đề cần xem lại.
Trước đây, khi ban hành quy định thời gian chuyển nhượng, lãnh đạo Bộ Xây dựng đã từng chia sẻ, khoảng thời gian 10 năm được cân nhắc dựa trên các yếu tố: phù hợp với khả năng chi trả của người có thu nhập thấp (trong trường hợp trả góp), và đặc biệt là hạn chế việc mua bán chuyển nhượng khi có sự chênh lệch lớn giữa giá nhà thu nhập thấp và nhà thương mại…
Giờ nếu rút thời gian chuyển nhượng xuống chỉ còn 5 năm trong khi giá nhà vẫn được ưu đãi như hiện nay thì liệu có phản ánh đúng bản chất dành cho đối tượng thu nhập thấp hay không?
Còn nhớ cách đây không lâu, trước khi phát hiện và xử lý những trường hợp nhà thu nhập thấp bị chuyển nhượng trái phép đầu tiên, dư luận khá bất bình về những thông tin tại dự án nhà thu nhập thấp CT1 Ngô Thì Nhậm ở Hà Đông được rao bán đầy rẫy trên mạng, các trang quảng cao rao vặt.
Tại thời điểm đó, mức rao bán các căn hộ này so với giá gốc chênh từ 2,5 đến 3 lần (8,8 triệu đồng/m2 so với 20 - 23 triệu đồng/m2). Đây cũng là mức giá tương đương với các dự án nhà ở thương mại gần khu vực có dự án.
Khoảng cách chênh lệch về giá tỷ lệ thuận với lợi nhuận chính là lý do khiến nhiều đối tượng cố tình lợi dụng để trục lợi. Giờ nếu rút ngắn từ 10 năm xuống 5 năm, ai dám đảm bảo rằng sẽ không có thêm những cách biến tướng khác để chuyển nhượng trái phép khi “trở ngại” về thời gian đã được rút ngắn một nửa.
Không ai phủ nhận rằng nhu cầu nhà ở hiện nay trong xã hội là rất lớn nhưng không thể gượng ép bằng việc tìm mọi cách để bán được nhà thu nhập thấp.
Không khó để nhận ra rằng những người mua nhà thu nhập thấp tại các đô thị lớn hiện nay thực sự không phải là những người có thu nhập thấp. Bởi những người đang có mức thu nhập thấp thực tế theo đúng quy định sẽ không bao giờ đủ tiền mua nhà với giá cao như vậy.
Phát triển nhà ở cho thuê chính là cách để đưa “bức tranh thu nhập thấp” ra ánh sáng và cũng là để đáp ứng nhu cầu chính đáng của người đang thực sự khó khăn về nhà ở.
Thay đổi chính sách vì “ế”
Thực chất, căn nguyên của sự việc này chính là việc các cơ quan chức năng đang muốn giải bài toán về hiện tượng “ế” nhà thu nhập thấp như đã xảy ra tại một số dự án trên địa bàn Hà Nội.
Nhà thu nhập thấp Đặng Xá bị "ế" là do giới hạn về địa bàn |
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, đây là do UBND TP Hà Nội đã giới hạn đối tượng mua nhà theo địa bàn. Và để giải quyết nó, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị điều chỉnh mở rộng đối tượng theo Quyết định 67 và không giới hạn theo địa bàn. Ngoài ra, có thể nới các điều kiện, thay vì dưới 5m2/người, có thể đưa lên 8-10m2/người là được mua nhà thu nhập thấp.
Về phía địa phương, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cũng khẳng định nhu cầu người dân cần mua nhà thu nhập thấp còn rất lớn. Hiện Sở Xây dựng cùng Liên ngành của thành phố đang đề xuất UBND TP một số thay đổi về chính sách như: Giảm thời gian cấm chuyển nhượng từ 10 năm theo quy định hiện nay xuống còn 5 năm; đồng thời nâng diện tích để xét vào diện khó khăn về nhà ở lên từ 7 - 10m2/người.
Đối với đề nghị của Bộ Xây dựng, xem ra có thể lý giải được bởi thực tế nếu giới hạn hộ khẩu tại các quận, huyện nơi có dự án nhà thu nhập thấp mới được phép mua nhà sẽ gây nhiều bất cập.
Bất kể ai khi tìm mua nhà cũng đều chọn những nơi ở có vị trí phù hợp với hoàn cảnh, tính chất công việc chứ không phải là hộ khẩu ở đâu thì mua nhà ở đó. Đấy là chưa nói đến người mua có quyền lựa chọn những dự án bảo đảm về chất lượng, túi tiền…
Thu nhập thấp không bao giờ đủ tiền mua nhà
Nhưng khi nói đến việc nới rộng diện tích để xét duyệt đối tượng khó khăn về nhà ở như các cơ quan chức năng đề xuất (7-10m2/người), nhiều ý kiến cho rằng, nếu một gia đình có 4 người mà đã sở hữu nhà 30-40m2 thì liệu họ có được coi là khó khăn về nhà ở?
Xếp hàng mua nhà thu nhập thấp ở dự án CT1 Ngô Thì Nhậm |
Trước đây, khi ban hành quy định thời gian chuyển nhượng, lãnh đạo Bộ Xây dựng đã từng chia sẻ, khoảng thời gian 10 năm được cân nhắc dựa trên các yếu tố: phù hợp với khả năng chi trả của người có thu nhập thấp (trong trường hợp trả góp), và đặc biệt là hạn chế việc mua bán chuyển nhượng khi có sự chênh lệch lớn giữa giá nhà thu nhập thấp và nhà thương mại…
Giờ nếu rút thời gian chuyển nhượng xuống chỉ còn 5 năm trong khi giá nhà vẫn được ưu đãi như hiện nay thì liệu có phản ánh đúng bản chất dành cho đối tượng thu nhập thấp hay không?
Còn nhớ cách đây không lâu, trước khi phát hiện và xử lý những trường hợp nhà thu nhập thấp bị chuyển nhượng trái phép đầu tiên, dư luận khá bất bình về những thông tin tại dự án nhà thu nhập thấp CT1 Ngô Thì Nhậm ở Hà Đông được rao bán đầy rẫy trên mạng, các trang quảng cao rao vặt.
Tại thời điểm đó, mức rao bán các căn hộ này so với giá gốc chênh từ 2,5 đến 3 lần (8,8 triệu đồng/m2 so với 20 - 23 triệu đồng/m2). Đây cũng là mức giá tương đương với các dự án nhà ở thương mại gần khu vực có dự án.
Khoảng cách chênh lệch về giá tỷ lệ thuận với lợi nhuận chính là lý do khiến nhiều đối tượng cố tình lợi dụng để trục lợi. Giờ nếu rút ngắn từ 10 năm xuống 5 năm, ai dám đảm bảo rằng sẽ không có thêm những cách biến tướng khác để chuyển nhượng trái phép khi “trở ngại” về thời gian đã được rút ngắn một nửa.
Không ai phủ nhận rằng nhu cầu nhà ở hiện nay trong xã hội là rất lớn nhưng không thể gượng ép bằng việc tìm mọi cách để bán được nhà thu nhập thấp.
Không khó để nhận ra rằng những người mua nhà thu nhập thấp tại các đô thị lớn hiện nay thực sự không phải là những người có thu nhập thấp. Bởi những người đang có mức thu nhập thấp thực tế theo đúng quy định sẽ không bao giờ đủ tiền mua nhà với giá cao như vậy.
Phát triển nhà ở cho thuê chính là cách để đưa “bức tranh thu nhập thấp” ra ánh sáng và cũng là để đáp ứng nhu cầu chính đáng của người đang thực sự khó khăn về nhà ở.
Theo Dân Trí