Sàn bất động sản chuyển sang kinh doanh cà phê, trà đá
Hàng loạt sàn bất động sản mọc lên như nấm ở phíaTây Hà Nội trong thời kỳ thị trường điên đảo, đến nay đồng loạt đóng cửa hoặc chuyển sang kinh doanh cà phê, trà đá “cầm hơi”.
Rốn thị trường trong những ngày tăng trưởng nóng là khu vực phía tây, đường cao tốc Hà Nội, Lê Văn Lương… Những năm từ 2008 đến 2010, nơi đây được giới nhà đất gọi là “kinh đô”, bởi tốc độ mở ra của các sàn giao dịch tỷ lệ thuận với sự tăng vọt của giá nhà và tốc độ “lên đời” của giới bất động sản từ chủ đầu tư tới thứ cấp.
Thời kỳ đó, mỗi sàn có hàng chục nhân viên vẫn làm không ngớt việc, và cũng mang lại nguồn lợi khổng lồ cho các sàn. Cũng không ít nhân viên nhờ tài ăn nói, mai mối khéo mà chỉ vài năm đã tậu nhà, sắm xe và mở tiếp sàn để cạnh tranh với chủ cũ. Lúc đó, muốn thấy đất đai Hà Nội “nóng” thế nào, cứ ra vùng kinh đô phía Tây là rõ nhất.
Nhưng bức tranh phản ánh thị trường nhà đất đó đến nay vẫn nguyên giá trị, khi thị trường đóng băng và các dự án đình đốn, ế sưng thì các sàn bất động sản ở đây cũng đóng cửa hàng loạt.
Những sàn cố gắng cầm cự thì chuyển sang các dịch vụ khác kèm theo như mở thêm dịch vụ photocopy, bán trà đá hay kèm theo mở quán café bên cạnh giao dịch khan hiếm hiện tại.
Tại một văn phòng đất sát cạnh công viên Thiên đường Bảo Sơn chỉ có một nhân viên đang ngồi chơi games. Thấy khách, người này tỏ ra hồ hởi và liên tục giới thiệu với tất cả ngón nghề thuyết phục sành sõi.
Nhân viên này hết lời quảng cáo về những lô đất kẹt có tiềm năng nhất hiện nay, thời gian làm sổ đỏ sẽ chỉ trong vòng vài tháng với chi phí thấp nhất hiện nay. Nhưng khi thấy khách tỏ ra không sốt sắng, anh này quay trở lại khuôn mặt hờ hững ban đầu.
Ông N.D.T, một chủ văn phòng nhà đất hạng trung trên đường Lê Văn Lương cho hay, vào thời điểm thị trường sốt đất, ngay cả chủ và 5 nhân viên làm cả ngày không hết việc thì tuần vừa rồi ông vừa cho nghỉ người nhân viên cuối cùng. “Giờ đây, mình tôi lo tất. Người đến hỏi dò thì nhiều mà có ý định mua thì hiếm lắm”, ông T. nói.
Cá biệt trong “làn sóng” đóng cửa, “chuyển đổi mô hình kinh doanh” này là dãy sàn bất động sản ở công viên Thiên đường Bảo sơn. Cả dãy có 23 ki ốt là văn phòng nhà đất thì hiện tại chỉ có văn phòng Đất Lành là còn… mở cửa nhưng cũng không mấy khách ra vào.
Rốn thị trường trong những ngày tăng trưởng nóng là khu vực phía tây, đường cao tốc Hà Nội, Lê Văn Lương… Những năm từ 2008 đến 2010, nơi đây được giới nhà đất gọi là “kinh đô”, bởi tốc độ mở ra của các sàn giao dịch tỷ lệ thuận với sự tăng vọt của giá nhà và tốc độ “lên đời” của giới bất động sản từ chủ đầu tư tới thứ cấp.
Thời kỳ đó, mỗi sàn có hàng chục nhân viên vẫn làm không ngớt việc, và cũng mang lại nguồn lợi khổng lồ cho các sàn. Cũng không ít nhân viên nhờ tài ăn nói, mai mối khéo mà chỉ vài năm đã tậu nhà, sắm xe và mở tiếp sàn để cạnh tranh với chủ cũ. Lúc đó, muốn thấy đất đai Hà Nội “nóng” thế nào, cứ ra vùng kinh đô phía Tây là rõ nhất.
Nhưng bức tranh phản ánh thị trường nhà đất đó đến nay vẫn nguyên giá trị, khi thị trường đóng băng và các dự án đình đốn, ế sưng thì các sàn bất động sản ở đây cũng đóng cửa hàng loạt.
Văn phòng nhà đất trên đường Khuất Duy Tiến chuyển sang kinh doanh dịch vụ photocopy
Những sàn cố gắng cầm cự thì chuyển sang các dịch vụ khác kèm theo như mở thêm dịch vụ photocopy, bán trà đá hay kèm theo mở quán café bên cạnh giao dịch khan hiếm hiện tại.
Tại một văn phòng đất sát cạnh công viên Thiên đường Bảo Sơn chỉ có một nhân viên đang ngồi chơi games. Thấy khách, người này tỏ ra hồ hởi và liên tục giới thiệu với tất cả ngón nghề thuyết phục sành sõi.
Bán trà đá vẫn treo biển văn phòng nhà đất
Nhân viên này hết lời quảng cáo về những lô đất kẹt có tiềm năng nhất hiện nay, thời gian làm sổ đỏ sẽ chỉ trong vòng vài tháng với chi phí thấp nhất hiện nay. Nhưng khi thấy khách tỏ ra không sốt sắng, anh này quay trở lại khuôn mặt hờ hững ban đầu.
Ngay sát khu đô thị mới Nam An Khánh, một thời là thiên đường của các nhà đầu tư nhà đất nay các sàn đóng cửa hàng loạt |
Ông N.D.T, một chủ văn phòng nhà đất hạng trung trên đường Lê Văn Lương cho hay, vào thời điểm thị trường sốt đất, ngay cả chủ và 5 nhân viên làm cả ngày không hết việc thì tuần vừa rồi ông vừa cho nghỉ người nhân viên cuối cùng. “Giờ đây, mình tôi lo tất. Người đến hỏi dò thì nhiều mà có ý định mua thì hiếm lắm”, ông T. nói.
"Sàn giao dịch" kiểu mới này có lẽ là phù hợp nhất với tình hình thị trường hiện nay
Cá biệt trong “làn sóng” đóng cửa, “chuyển đổi mô hình kinh doanh” này là dãy sàn bất động sản ở công viên Thiên đường Bảo sơn. Cả dãy có 23 ki ốt là văn phòng nhà đất thì hiện tại chỉ có văn phòng Đất Lành là còn… mở cửa nhưng cũng không mấy khách ra vào.
Theo Dân Trí