Nhà thu nhập thấp cũng tăng giá
So với dự án nhà thu nhập thấp đầu tiên CT1 Ngô Thì Nhậm (Hà Đông), giá nhà thu nhập thấp dự án Kiến Hưng (Hà Đông) đã tăng lên 11,579 triệu đồng/m2. Lý giải nguyên nhân, chủ đầu tư cho rằng giá vật liệu xây dựng, nhân công và các chi phí đầu vào đã biến động mạnh.
Theo văn bản do chủ đầu tư dự án nhà thu nhập thấp Kiến Hưng - Công ty CP Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai - gửi UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng và Sở Tài chính, đơn giá bán tạm tính cho một mét vuông sàn căn hộ để làm căn cứ cho việc ký hợp đồng mua bán nhà thu nhập thấp Kiến Hưng là 10.338.818 đồng, cộng với 2% phí bảo trì (206.776 đồng/m2), 10% thuế VAT (1.033.882 đồng/m2), giá bán mỗi mét vuông căn hộ là 11.579.476 đồng.
Theo chủ đầu tư, giá bán này căn cứ theo thông tư hướng dẫn xác định giá nhà ở cho sinh viên, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp của Bộ Xây dựng; căn cứ quyết định của UBND TP Hà Nội ban hành quy định việc bán, cho thuê, quản lý sử dụng nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị. Chủ đầu tư khẳng định, đơn giá bán tạm tính trên làm căn cứ phục vụ ký hợp đồng mua bán căn hộ. Công ty cam kết sẽ thực hiện quyết toán, thanh lý hợp đồng mua bán căn hộ theo đơn giá được UBND TP Hà Nội phê duyệt khi có quyết toán, đồng thời giá bán căn hộ thực hiện một giá, không phân chia theo hệ số tầng.
Đây là dự án đầu tiên trong số 3 dự án nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn đồng loạt mở bán từ đầu tháng 4 công bố giá bán. Tuy nhiên, từ trước đó đã có thông tin cho rằng giá bán sẽ tăng so với dự án CT1 Ngô Thì Nhậm (mở bán trong năm 2010). Để trấn an dư luận, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã trả lời báo giới, khẳng định với tỷ lệ trượt giá cũng như biến động chi phí đầu vào hiện nay, giá bán nhà ở cho người thu nhập thấp cũng chỉ dao động quanh 10 triệu đồng/m2. Bộ Xây dựng sẽ thanh tra, kiểm tra nếu chủ đầu tư công bố giá bán cao bất hợp lý.
Chia sẻ khó khăn, đại diện một chủ đầu tư cho biết, so với thời điểm khởi công, giá vật tư, nhân công, xăng dầu, điện đều biến động mạnh. Trong khi đó, mới có một trong tổng số 11 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp được giải ngân vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển. Vì thế, việc giữ giá bán dưới 10 triệu đồng/m2 như cam kết ban đầu với thành phố là rất khó. Vị này cũng cho rằng mức giá như Vinaconex Xuân Mai công bố là hợp lý.
Liên quan đến giá bán nhà thu nhập thấp, đại diện Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46) Công an TP Hà Nội cho biết, sắp tới liên ngành TP sẽ kiểm toán các công trình này. Tại TP Hồ Chí Minh, chủ đầu tư công bố giá bán 9 triệu đồng/m2 là đã có lãi. Trong khi chính sách đồng nhất, đất đai đều được ưu đãi như nhau, giá vật liệu xây dựng tăng như nhau, thậm chí công lao động tại TP Hồ Chí Minh còn cao hơn Hà Nội, không có lý gì giá bán nhà ở Hà Nội lại cao hơn TP Hồ Chí Minh. "Việc phát triển nhà ở cho người thu nhập là vấn đề nhạy cảm. Vì thế, ngay từ khi xây dựng cơ chế chính sách, PC 46 và Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ động phối hợp lập kế hoạch phòng ngừa việc lợi dụng chủ trương, chính sách để trục lợi"- vị này nói.
Không bình luận về mức giá do Vinaconex Xuân Mai đưa ra cao hay thấp, song ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội nói, Nhà nước không can thiệp vào giá bán của doanh nghiệp, nhưng có quyền thẩm tra, bảo đảm tính đúng, tính đủ. Những gì Nhà nước đã ưu đãi, doanh nghiệp không được đưa vào giá thành. Vật liệu mua lúc rẻ, nhưng lại đưa vào dự toán giá thành theo mức tăng cũng không được. Theo ông Tuấn, đã có doanh nghiệp từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội xin làm nhà thu nhập thấp.
Về các vấn đề liên quan, ông Tuấn cho biết, trường hợp đăng ký tạm trú chưa được xem xét vì thực tế có người hộ khẩu thường trú, nhà ở một nơi nhưng đăng ký tạm trú một nơi. Nếu đưa diện tạm trú vào xét cần phải bổ sung thêm quy định chứng minh nơi đăng ký thường trú chưa có nhà ở. Việc mở rộng đối tượng với những người dân tại địa bàn các huyện ngoại thành cũng đang được tính toán. Hà Nội không thể tự quyết định mà phải điều tra tình hình thực tế để đề xuất lên Bộ Xây dựng và Chính phủ.
Trường hợp dự án Kiến Hưng có hơn 800 căn, nhưng có tới 3.300 hồ sơ đăng ký, trong đó không ít người ở khu vực gần dự án Đặng Xá hay Sài Đồng, vì thế người dân nên chủ động chọn dự án phù hợp, thuận tiện trong sinh hoạt và làm việc vì điều kiện mua và sử dụng nhà ở thu nhập thấp rất ngặt nghèo, không được cho thuê, mượn hay bán kiếm lời. Thời gian tới, danh sách các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp sẽ được niêm yết tại trụ sở UBND các phường để người dân biết, lựa chọn.
Khu chung cư 9 tầng dành cho người thu nhập thấp
tại Xuân Mai (Chương Mỹ).
tại Xuân Mai (Chương Mỹ).
Theo văn bản do chủ đầu tư dự án nhà thu nhập thấp Kiến Hưng - Công ty CP Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai - gửi UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng và Sở Tài chính, đơn giá bán tạm tính cho một mét vuông sàn căn hộ để làm căn cứ cho việc ký hợp đồng mua bán nhà thu nhập thấp Kiến Hưng là 10.338.818 đồng, cộng với 2% phí bảo trì (206.776 đồng/m2), 10% thuế VAT (1.033.882 đồng/m2), giá bán mỗi mét vuông căn hộ là 11.579.476 đồng.
Theo chủ đầu tư, giá bán này căn cứ theo thông tư hướng dẫn xác định giá nhà ở cho sinh viên, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp của Bộ Xây dựng; căn cứ quyết định của UBND TP Hà Nội ban hành quy định việc bán, cho thuê, quản lý sử dụng nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị. Chủ đầu tư khẳng định, đơn giá bán tạm tính trên làm căn cứ phục vụ ký hợp đồng mua bán căn hộ. Công ty cam kết sẽ thực hiện quyết toán, thanh lý hợp đồng mua bán căn hộ theo đơn giá được UBND TP Hà Nội phê duyệt khi có quyết toán, đồng thời giá bán căn hộ thực hiện một giá, không phân chia theo hệ số tầng.
Đây là dự án đầu tiên trong số 3 dự án nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn đồng loạt mở bán từ đầu tháng 4 công bố giá bán. Tuy nhiên, từ trước đó đã có thông tin cho rằng giá bán sẽ tăng so với dự án CT1 Ngô Thì Nhậm (mở bán trong năm 2010). Để trấn an dư luận, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã trả lời báo giới, khẳng định với tỷ lệ trượt giá cũng như biến động chi phí đầu vào hiện nay, giá bán nhà ở cho người thu nhập thấp cũng chỉ dao động quanh 10 triệu đồng/m2. Bộ Xây dựng sẽ thanh tra, kiểm tra nếu chủ đầu tư công bố giá bán cao bất hợp lý.
Chia sẻ khó khăn, đại diện một chủ đầu tư cho biết, so với thời điểm khởi công, giá vật tư, nhân công, xăng dầu, điện đều biến động mạnh. Trong khi đó, mới có một trong tổng số 11 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp được giải ngân vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển. Vì thế, việc giữ giá bán dưới 10 triệu đồng/m2 như cam kết ban đầu với thành phố là rất khó. Vị này cũng cho rằng mức giá như Vinaconex Xuân Mai công bố là hợp lý.
Liên quan đến giá bán nhà thu nhập thấp, đại diện Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46) Công an TP Hà Nội cho biết, sắp tới liên ngành TP sẽ kiểm toán các công trình này. Tại TP Hồ Chí Minh, chủ đầu tư công bố giá bán 9 triệu đồng/m2 là đã có lãi. Trong khi chính sách đồng nhất, đất đai đều được ưu đãi như nhau, giá vật liệu xây dựng tăng như nhau, thậm chí công lao động tại TP Hồ Chí Minh còn cao hơn Hà Nội, không có lý gì giá bán nhà ở Hà Nội lại cao hơn TP Hồ Chí Minh. "Việc phát triển nhà ở cho người thu nhập là vấn đề nhạy cảm. Vì thế, ngay từ khi xây dựng cơ chế chính sách, PC 46 và Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ động phối hợp lập kế hoạch phòng ngừa việc lợi dụng chủ trương, chính sách để trục lợi"- vị này nói.
Không bình luận về mức giá do Vinaconex Xuân Mai đưa ra cao hay thấp, song ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội nói, Nhà nước không can thiệp vào giá bán của doanh nghiệp, nhưng có quyền thẩm tra, bảo đảm tính đúng, tính đủ. Những gì Nhà nước đã ưu đãi, doanh nghiệp không được đưa vào giá thành. Vật liệu mua lúc rẻ, nhưng lại đưa vào dự toán giá thành theo mức tăng cũng không được. Theo ông Tuấn, đã có doanh nghiệp từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội xin làm nhà thu nhập thấp.
Về các vấn đề liên quan, ông Tuấn cho biết, trường hợp đăng ký tạm trú chưa được xem xét vì thực tế có người hộ khẩu thường trú, nhà ở một nơi nhưng đăng ký tạm trú một nơi. Nếu đưa diện tạm trú vào xét cần phải bổ sung thêm quy định chứng minh nơi đăng ký thường trú chưa có nhà ở. Việc mở rộng đối tượng với những người dân tại địa bàn các huyện ngoại thành cũng đang được tính toán. Hà Nội không thể tự quyết định mà phải điều tra tình hình thực tế để đề xuất lên Bộ Xây dựng và Chính phủ.
Trường hợp dự án Kiến Hưng có hơn 800 căn, nhưng có tới 3.300 hồ sơ đăng ký, trong đó không ít người ở khu vực gần dự án Đặng Xá hay Sài Đồng, vì thế người dân nên chủ động chọn dự án phù hợp, thuận tiện trong sinh hoạt và làm việc vì điều kiện mua và sử dụng nhà ở thu nhập thấp rất ngặt nghèo, không được cho thuê, mượn hay bán kiếm lời. Thời gian tới, danh sách các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp sẽ được niêm yết tại trụ sở UBND các phường để người dân biết, lựa chọn.
Theo Hà Nội Mới