Hệ lụy từ đất… hai giá
Tại hội nghị về "Đô thị Việt Nam - thân thiện môi trường - phát triển bền vững" do Bộ Xây dựng tổ chức mới đây tại Hà Nội, một chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã khẳng định, giá đất tại Việt Nam đang có chênh lệch lớn giữa giá Nhà nước và giá thị trường. Điều này đã phản ánh những bất cập trong quản lý đất đai và tạo ra hệ lụy nhãn tiền làm bức tranh đô thị ở nước ta khó có thể hoàn chỉnh...
Đánh giá về tình hình đô thị hóa ở nước ta, một nghiên cứu trong năm nay của WB về mức chênh lệch khá lớn giữa giá đất do Nhà nước quy định (chủ yếu để áp dụng khi đền bù, giải phóng mặt bằng...) và giá thị trường tự do là nguyên nhân gây méo mó thị trường bất động sản (BĐS), tạo ra những hệ lụy khôn lường về bức tranh đô thị ở nước ta. Hệ thống hai giá này đã chuyển giá trị, lợi ích khá lớn cho các nhà phát triển BĐS, các nhà đầu tư và các nhà đầu cơ, trong khi những người có nhu cầu thực sự về nhà ở lại phải chịu thiệt. Cũng do phân bổ đất đai, hợp đồng liên danh, thuế, chuyển nhượng và giấy phép cho các nhà phát triển, nhà đầu tư thường dựa trên giá trị đất đã bị cố ý làm giảm đi, từ đó làm giảm đáng kể nguồn tạo ra lợi ích công vì đất bị định giá quá thấp.
Điều đáng lo ngại là đất đai được định giá thấp so với thị trường tự do sẽ kích thích sự gia tăng nhanh các giao dịch bán đất, góp phần vào sự thiếu hiệu quả về phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, những nghiên cứu này cũng chỉ ra, giá BĐS ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang ở mức khá cao so với những thành phố tương đương ở châu Á. Chẳng hạn, ở vùng ven đô, ngoại thành của cả hai thành phố giá đất nền có mức 500-1.500 USD/m2 trở lên, nhưng càng gần khu trung tâm, giá đất nền ở Hà Nội cao hơn nhiều so với TP Hồ Chí Minh (trung bình 7.000-15.000 USD/m2 ở Hà Nội; 4.000-10.000 USD/m2 ở TP Hồ Chí Minh).
Như vậy, việc tồn tại hai giá giữa giá Nhà nước và giá thị trường tự do là một trong những nguyên nhân làm khó khăn thêm việc tiếp cận nhà ở của người dân. Giá đất cao cũng làm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đường sá ngày càng phức tạp và đại đa số người dân có nhu cầu nhà ở đang phải "gồng mình" gánh chịu một mức giá quá cao so với thu nhập thực tế. Cùng với những bất cập về giá đất, việc quy hoạch đô thị hiện nay thiếu hiệu quả cũng góp phần làm bức tranh đô thị ở nước ta "nham nhở".
Đại diện Bộ Xây dựng cũng thừa nhận, tốc độ tăng trưởng và đô thị hóa cao tại các đô thị để đáp ứng nhu cầu thị trường đã dẫn đến sự mất cân đối trong khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Mạng lưới giao thông tại các đô thị lớn chưa đủ khả năng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Phát triển các khu đô thị mới chưa xuất phát từ quy hoạch, kế hoạch cụ thể. Kết nối hạ tầng giữa các khu đô thị chưa được quan tâm, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội triển khai chậm, thiếu đồng bộ và việc quản lý môi trường đô thị chưa chặt chẽ. Tình trạng lãng phí đất đai trong các đô thị chưa được khắc phục, hiệu quả đầu tư xây dựng còn thấp đã ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và diện mạo đô thị... Đó là những hệ lụy đã nhìn thấy làm bức tranh đô thị ở nước ta khó có thể hoàn chỉnh, vì thế cần phải sớm xem xét để khắc phục kịp thời.
Mức chênh lệch giữa giá đất của Nhà nước và thị trường đã tạo ra những bất cập trong quản lý đất đai. Ảnh: Phương Thảo |
Đánh giá về tình hình đô thị hóa ở nước ta, một nghiên cứu trong năm nay của WB về mức chênh lệch khá lớn giữa giá đất do Nhà nước quy định (chủ yếu để áp dụng khi đền bù, giải phóng mặt bằng...) và giá thị trường tự do là nguyên nhân gây méo mó thị trường bất động sản (BĐS), tạo ra những hệ lụy khôn lường về bức tranh đô thị ở nước ta. Hệ thống hai giá này đã chuyển giá trị, lợi ích khá lớn cho các nhà phát triển BĐS, các nhà đầu tư và các nhà đầu cơ, trong khi những người có nhu cầu thực sự về nhà ở lại phải chịu thiệt. Cũng do phân bổ đất đai, hợp đồng liên danh, thuế, chuyển nhượng và giấy phép cho các nhà phát triển, nhà đầu tư thường dựa trên giá trị đất đã bị cố ý làm giảm đi, từ đó làm giảm đáng kể nguồn tạo ra lợi ích công vì đất bị định giá quá thấp.
Điều đáng lo ngại là đất đai được định giá thấp so với thị trường tự do sẽ kích thích sự gia tăng nhanh các giao dịch bán đất, góp phần vào sự thiếu hiệu quả về phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, những nghiên cứu này cũng chỉ ra, giá BĐS ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang ở mức khá cao so với những thành phố tương đương ở châu Á. Chẳng hạn, ở vùng ven đô, ngoại thành của cả hai thành phố giá đất nền có mức 500-1.500 USD/m2 trở lên, nhưng càng gần khu trung tâm, giá đất nền ở Hà Nội cao hơn nhiều so với TP Hồ Chí Minh (trung bình 7.000-15.000 USD/m2 ở Hà Nội; 4.000-10.000 USD/m2 ở TP Hồ Chí Minh).
Như vậy, việc tồn tại hai giá giữa giá Nhà nước và giá thị trường tự do là một trong những nguyên nhân làm khó khăn thêm việc tiếp cận nhà ở của người dân. Giá đất cao cũng làm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đường sá ngày càng phức tạp và đại đa số người dân có nhu cầu nhà ở đang phải "gồng mình" gánh chịu một mức giá quá cao so với thu nhập thực tế. Cùng với những bất cập về giá đất, việc quy hoạch đô thị hiện nay thiếu hiệu quả cũng góp phần làm bức tranh đô thị ở nước ta "nham nhở".
Đại diện Bộ Xây dựng cũng thừa nhận, tốc độ tăng trưởng và đô thị hóa cao tại các đô thị để đáp ứng nhu cầu thị trường đã dẫn đến sự mất cân đối trong khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Mạng lưới giao thông tại các đô thị lớn chưa đủ khả năng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Phát triển các khu đô thị mới chưa xuất phát từ quy hoạch, kế hoạch cụ thể. Kết nối hạ tầng giữa các khu đô thị chưa được quan tâm, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội triển khai chậm, thiếu đồng bộ và việc quản lý môi trường đô thị chưa chặt chẽ. Tình trạng lãng phí đất đai trong các đô thị chưa được khắc phục, hiệu quả đầu tư xây dựng còn thấp đã ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và diện mạo đô thị... Đó là những hệ lụy đã nhìn thấy làm bức tranh đô thị ở nước ta khó có thể hoàn chỉnh, vì thế cần phải sớm xem xét để khắc phục kịp thời.
Theo Hà Nội Mới