Phát triển nhà cao tầng: Thiếu kiểm soát, đủ hệ lụy - Tin thị trường - Bài viết
Tin tức | Kiến trúc thiết kế | Kiến thức tra cứu | Phong thủy | Công ty địa ốc | Thế giới quanh ta | Hỏi chuyên gia

Phát triển nhà cao tầng: Thiếu kiểm soát, đủ hệ lụy - Tin thị trường - Bài viết

Phát triển nhà cao tầng: Thiếu kiểm soát, đủ hệ lụy

 


Một góc Khu đô thị Nam Trung Yên. Images: Thành Long
Hơn mười năm trở về trước, việc xây dựng nhà cao tầng còn mới mẻ. Chính quyền các đô thị còn phải nhìn nhau để làm và xem những khu cao tầng như niềm tự hào của thành phố.

Thế rồi, nhà cao tầng ồ ạt phát triển, mọc lên như nấm sau mưa. Tại nhiều đô thị lớn trên cả nước, việc phát triển nhà cao tầng đang chạy theo số lượng mà thiếu đi sự kiểm soát cần thiết.

Thiếu kiểm soát

Cùng với dòng người dịch cư, nhu cầu về nhà ở tại các đô thị ngày càng bức bách và phát triển loại hình nhà cao tầng là lựa chọn không thể khác. Sự thiếu kiểm soát không chỉ thể hiện ở số lượng nhà cao tầng mọc lên ồ ạt mà còn thể hiện ở việc thiếu các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội tại các khu nhà ở cao tầng, các khu đô thị. Hạ tầng không đồng bộ, nhiều khu đô thị xây xong, dân đã dọn về ở nhưng vẫn chưa có trường học, phòng khám bệnh, chợ dân sinh… Tất cả những yếu tố này tạo nên áp lực cho khu vực nội đô, đô thị trung tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người dân.

Tại một số khu vực, điển hình như phía Tây Hà Nội, mặc dù các khu chung cư còn chưa ở hết, các tòa nhà cho thuê còn chưa phủ kín, nhiều dự án còn đang trong quá trình triển khai… đã lộ rõ áp lực quá nặng nề lên hạ tầng của khu vực.

Tuy nhiên, chuyện rà soát công trình cao tầng tại Hà Nội không phải việc mới. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết, ngay từ Quyết định 108 năm 1998 của Thủ tướng về điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đã nêu rõ, hạn chế chiều cao các công trình xây dựng tại khu phố cũ và chỉ bố trí các công trình cao tầng ở vị trí thích hợp. Song vì còn thiếu nhiều quy hoạch chi tiết, thiếu cơ sở pháp lý để kiểm soát công trình cao tầng nên định hướng trong quy hoạch chung năm 1998 mới là định hướng chưa được cụ thể hoá.

Mặt khác, các đô thị vệ tinh vẫn chưa phát triển theo đúng định hướng. Đơn cử, khu vực Hoà Lạc đã có quy hoạch từ nhiều năm nhưng chưa được thực hiện, chưa kết nối với trung tâm. Định hướng quy hoạch phát triển tổng thể đô thị quốc gia đến năm 2025 đã chỉ rõ phải phát triển hệ thống đô thị hài hòa, cân đối giữa các vùng miền trong cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế, dân số cơ học ở những đô thị lõi, đô thị trung tâm vẫn không ngừng tăng. Nếu nhìn lại quy hoạch năm 1998 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mới thấy giật mình bởi chỉ tiêu bốn quận nội thành Hà Nội chỉ đề ra mức 80 vạn dân nhưng hiện nay đã phát triển lên tới 1,2 triệu dân.

Đã đến lúc mạnh tay

Theo quan điểm của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trình Đình Dũng, cần kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng thêm các công trình cao tầng - nơi có nhiều người làm việc và sinh sống tại các quận nội thành của hai đô thị lớn là Hà Nội và TP. HCM. Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng để kiểm soát chặt chẽ việc tăng dân số cơ học ở các quận nội thành, góp phần giảm mật độ dân số. Muốn vậy, các đô thị nên phát triển thêm nhiều khu đô thị mới khang trang để chuyển dần dân ở bốn quận nội thành Hà Nội và những khu vực nội thành của TP. HCM ra bên ngoài.

Vấn đề này, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã khẳng định mục sẽ chuyển khoảng 40 vạn dân tại bốn quận nội thành ra bên ngoài. Đây là công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi chính quyền phải quyết liệt, phải có những giải pháp đồng bộ. Bên cạnh đó, Hà Nội đang phải tính đến phương án di dời các cơ sở đào tạo ra khỏi nội thành để dịch chuyển khoảng 20 - 30 vạn sinh viên ra các đô thị vệ tinh hoặc tỉnh lân cận. Quy hoạch này cũng đang được Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các địa phương triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Mạng lưới bệnh viện tại đô thị trung tâm cũng cần rà soát lại để kiểm soát về quy mô. Cùng đó là thực hiện di dời một số cơ quan T.Ư ra khỏi khu vực nội đô theo quy hoạch như thành phố Hà Nội đang thực hiện di dời một số bộ, cơ quan T.Ư ra khu vực Tây Hồ Tây hoặc Mỹ Đình...

Để thoát khỏi tình trạng phát triển tự phát như hiện nay, Bộ trưởng cho rằng, cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển đô thị như Luật Đô thị, Nghị định Phát triển đô thị. Mặt khác, phải tăng cường sự kiểm soát của Nhà nước, bộ - ngành liên quan và địa phương để quản lý đô thị phát triển theo đúng quy hoạch, có đầy đủ hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Theo Kinh Tế Đô Thị

 

 

Dự án bất động sản nổi bật

Chung cư cao cấp Golden Land Building

Dự án tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở Golden Land Building, Hà Nội do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (thuộc Tập đoàn

Căn hộ cao cấp Kim Tâm Hải

Dự án nằm tại quận 12, TP HCM gồm 16 tầng với 168 căn hộ (diện tích từ 6 đến 116 m2, 2 hoặc 3 phòng ngủ) thiết kế theo

Cao ốc căn hộ Ngọc Lan

Ngọc Lan Apartment tại TP HCM được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 5.400 m2 là tòa nhà cao 18 tầng với 275 căn hộ diện tích từ 53

Trung tâm Thương mại Lái Thiêu

Trung tâm thương mại Lái Thiêu tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích hơn 77.700 m2 với vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Công ty địa