Công chức khó vay ưu đãi để mua nhà
Để tham gia chương trình vay ưu đãi với lãi suất 9% một năm, người được vay phải là nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước, có khả năng tài chính để mua nhà, hộ khẩu thành phố... Trong khi công chức đủ các điều kiện này không nhiều.
Từ năm 2006, Quỹ phát triển nhà ở (HOF) TP HCM bắt đầu triển khai chương trình cho công chức vay mua nhà lãi suất ưu đãi 9% một năm, thời hạn tối đa 15 năm với sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách thành phố. Đến ngày 20/10/2011, HOF đã giải ngân cho 840 hồ sơ khách hàng cá nhân với tổng số tiền hơn 230 tỷ đồng.
Được vay từ chương trình này vào năm 2009, chị Nguyễn Thị Thanh Vân, làm việc ở Trung tâm giáo dục thường xuyên quận 2, chia sẻ với PV: "Với mức vay gần 300 triệu đồng trong 15 năm, lãi suất giảm dần, hiện nay mỗi tháng vợ chồng tôi trả cả lãi lẫn gốc khoảng 3,5 triệu đồng và đã nhận nhà".
Chị Vân bộc bạch, nếu không có sự hỗ trợ này có lẽ phải đến hơn chục năm nữa gia đình chị cũng chưa có chỗ ở ổn định. Người này cho rằng, nếu UBND TP HCM có thể cho vay số tiền lớn và thời gian dài hơn thì sẽ có nhiều công chức tiếp cận được chương trình này.
Cũng mua được nhà nhờ vay vốn ưu đãi, chị Trần Thị Thu Thanh, nhân viên ngành giáo dục, cho biết: "Trong khi gia đình loay hoay chưa biết nên vay tiền từ ngân hàng nào để mua nhà thì tôi được tin thành phố có chương trình cho vay lãi suất 9%, trong khi vay ngân hàng khoảng 23%". Vay 300 triệu đồng trong thời hạn 5 năm, mỗi tháng gia đình chị Thanh trả lãi và nợ gốc hơn 6 triệu đồng. Theo người phụ nữ này, nếu trước đây chị vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng thì số tiền lãi hiện nay chị phải trả sẽ đội thêm trung bình 1,5 triệu đồng mỗi tháng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tham gia chương trình này vì có nhiều điều kiện ràng buộc. Người được vay (bao gồm người đứng tên vay cùng vợ, chồng) đều không đứng tên sở hữu về nhà ở, quyền sử dụng đất ở và bản thân cũng như vợ hoặc chồng chưa từng được Nhà nước giải quyết các chế độ chính sách về nhà ở, đất ở. Thêm nữa, người vay tiền tại Quỹ phát triển nhà ở TP HCM phải có hộ khẩu thường trú tại thành phố.
Công chức phải có thời gian làm việc từ 3 năm liên tục trở lên và có khả năng tài chính trả tiền mua nhà trước ít nhất 30% và chứng minh nguồn thu nhập ổn định để trả vốn và lãi vay. Hạn mức vay tối đa là 400 triệu đồng, thời hạn cho vay tối đa là 15 năm.
Trao đổi với PV, Phó giám đốc Quỹ phát triển nhà ở TP HCM Nguyễn Ngọc Thạch cho biết: "Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp công chức muốn vay nhưng không thể đáp ứng được các điều kiện của chương trình. Song, số hồ sơ được giải ngân năm sau luôn cao hơn năm trước và có tỷ lệ vay thành công lên đến 90%".
Ông Thạch cho biết, số lượng hồ sơ khách hàng nộp đề nghị vay trong năm 2006 (năm đầu tiên thực hiện chương trình) chỉ có 40 trường hợp. Năm 2007 tăng hơn gấp đôi, có 111 hồ sơ nộp về chương trình. Các năm tiếp theo lượng hồ sơ được giải quyết cho vay cũng tăng đều. Riêng trong năm 2011, tính đến ngày 20/10 Quỹ phát triển nhà thành phố đã tiếp nhận hơn 200 hồ sơ đề nghị được vay vốn của công chức. "Trong điều kiện ngân sách thành phố phải gồng gánh nhiều chi tiêu, giài quyết được vấn đề nhà ở cho công chức theo hình thức này là một nỗ lực lớn. Trong tương lai, hy vọng các đối tượng được vay sẽ mở rộng thêm", ông nói.
Theo ông Thạch, công chức được vay 9% một năm chỉ bằng một nửa lãi suất thị trường chính quy. Ông đưa ra bài toán, người vay 400 triệu trong 15 năm thì mỗi tháng phải trả 2,2 triệu đồng tiền vốn gốc. Tiền lãi người vay phải trả sẽ được giảm dần, tổng số tiền lãi cao nhất trong tháng đầu tiên khoảng 3 triệu đồng. Trung bình người mua nhà phải trả lãi và vốn gốc cao nhất là 5,2 triệu đồng mỗi tháng. "Nếu hai vợ chồng cùng cố gắng làm việc và tiết kiệm, cộng với sự hỗ trợ này thì việc công chức mua được nhà không phải quá khó", ông Thạch nhận xét.
Lãnh đạo Quỹ phát triển nhà ở thành phố cho hay, có giai đoạn HOFchỉ cho vay 200 triệu đồng, sau đó tăng lên thành 300 triệu đồng. Trong thời gian triển khai chương trình này có những lúc TP HCM lên cơn sốt bất động sản khiến chương trình gặp nhiều khó khăn. Thời điểm đó mức cho vay 300 triệu đồng là quá thấp so với giá cả bất động sản khiến công chức được vay không đủ khả năng tài chính mua căn hộ. Tuy nhiên, khi cơn sốt nhà đất qua đi, giá bất động sản ổn định dần. Hiện nay, nhiều chủ đầu tư bán căn hộ chung cư với giá vừa túi tiền, chẳng hạn như căn hộ Ehome Nam Long, chung cư Lê Thành, Hai Thành... có giá 700-800 triệu đồng một căn.
"Thuận lợi của năm 2011 là hiện nay chủ đầu tư đã quan tâm đến người có nhu cầu thật sự về nhà ở để cung cấp dòng sản phẩm giá "mềm" cho thị trường khiến nguồn cung nhà bình dân dần tăng lên và giá bán cũng ổn định", ông Thạch phân tích.
Từ năm 2006, Quỹ phát triển nhà ở (HOF) TP HCM bắt đầu triển khai chương trình cho công chức vay mua nhà lãi suất ưu đãi 9% một năm, thời hạn tối đa 15 năm với sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách thành phố. Đến ngày 20/10/2011, HOF đã giải ngân cho 840 hồ sơ khách hàng cá nhân với tổng số tiền hơn 230 tỷ đồng.
Thị trường bất động sản đang ngày càng có nhiều nguồn cung căn hộ giá trung bình được đánh giá là sự hỗ trợ lớn đối với chương trình cho công chức vay ưu đãi mua nhà của TP HCM. Ảnh: Vũ Lê |
Được vay từ chương trình này vào năm 2009, chị Nguyễn Thị Thanh Vân, làm việc ở Trung tâm giáo dục thường xuyên quận 2, chia sẻ với PV: "Với mức vay gần 300 triệu đồng trong 15 năm, lãi suất giảm dần, hiện nay mỗi tháng vợ chồng tôi trả cả lãi lẫn gốc khoảng 3,5 triệu đồng và đã nhận nhà".
Chị Vân bộc bạch, nếu không có sự hỗ trợ này có lẽ phải đến hơn chục năm nữa gia đình chị cũng chưa có chỗ ở ổn định. Người này cho rằng, nếu UBND TP HCM có thể cho vay số tiền lớn và thời gian dài hơn thì sẽ có nhiều công chức tiếp cận được chương trình này.
Cũng mua được nhà nhờ vay vốn ưu đãi, chị Trần Thị Thu Thanh, nhân viên ngành giáo dục, cho biết: "Trong khi gia đình loay hoay chưa biết nên vay tiền từ ngân hàng nào để mua nhà thì tôi được tin thành phố có chương trình cho vay lãi suất 9%, trong khi vay ngân hàng khoảng 23%". Vay 300 triệu đồng trong thời hạn 5 năm, mỗi tháng gia đình chị Thanh trả lãi và nợ gốc hơn 6 triệu đồng. Theo người phụ nữ này, nếu trước đây chị vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng thì số tiền lãi hiện nay chị phải trả sẽ đội thêm trung bình 1,5 triệu đồng mỗi tháng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tham gia chương trình này vì có nhiều điều kiện ràng buộc. Người được vay (bao gồm người đứng tên vay cùng vợ, chồng) đều không đứng tên sở hữu về nhà ở, quyền sử dụng đất ở và bản thân cũng như vợ hoặc chồng chưa từng được Nhà nước giải quyết các chế độ chính sách về nhà ở, đất ở. Thêm nữa, người vay tiền tại Quỹ phát triển nhà ở TP HCM phải có hộ khẩu thường trú tại thành phố.
Công chức phải có thời gian làm việc từ 3 năm liên tục trở lên và có khả năng tài chính trả tiền mua nhà trước ít nhất 30% và chứng minh nguồn thu nhập ổn định để trả vốn và lãi vay. Hạn mức vay tối đa là 400 triệu đồng, thời hạn cho vay tối đa là 15 năm.
Trao đổi với PV, Phó giám đốc Quỹ phát triển nhà ở TP HCM Nguyễn Ngọc Thạch cho biết: "Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp công chức muốn vay nhưng không thể đáp ứng được các điều kiện của chương trình. Song, số hồ sơ được giải ngân năm sau luôn cao hơn năm trước và có tỷ lệ vay thành công lên đến 90%".
Ông Thạch cho biết, số lượng hồ sơ khách hàng nộp đề nghị vay trong năm 2006 (năm đầu tiên thực hiện chương trình) chỉ có 40 trường hợp. Năm 2007 tăng hơn gấp đôi, có 111 hồ sơ nộp về chương trình. Các năm tiếp theo lượng hồ sơ được giải quyết cho vay cũng tăng đều. Riêng trong năm 2011, tính đến ngày 20/10 Quỹ phát triển nhà thành phố đã tiếp nhận hơn 200 hồ sơ đề nghị được vay vốn của công chức. "Trong điều kiện ngân sách thành phố phải gồng gánh nhiều chi tiêu, giài quyết được vấn đề nhà ở cho công chức theo hình thức này là một nỗ lực lớn. Trong tương lai, hy vọng các đối tượng được vay sẽ mở rộng thêm", ông nói.
Theo ông Thạch, công chức được vay 9% một năm chỉ bằng một nửa lãi suất thị trường chính quy. Ông đưa ra bài toán, người vay 400 triệu trong 15 năm thì mỗi tháng phải trả 2,2 triệu đồng tiền vốn gốc. Tiền lãi người vay phải trả sẽ được giảm dần, tổng số tiền lãi cao nhất trong tháng đầu tiên khoảng 3 triệu đồng. Trung bình người mua nhà phải trả lãi và vốn gốc cao nhất là 5,2 triệu đồng mỗi tháng. "Nếu hai vợ chồng cùng cố gắng làm việc và tiết kiệm, cộng với sự hỗ trợ này thì việc công chức mua được nhà không phải quá khó", ông Thạch nhận xét.
Lãnh đạo Quỹ phát triển nhà ở thành phố cho hay, có giai đoạn HOFchỉ cho vay 200 triệu đồng, sau đó tăng lên thành 300 triệu đồng. Trong thời gian triển khai chương trình này có những lúc TP HCM lên cơn sốt bất động sản khiến chương trình gặp nhiều khó khăn. Thời điểm đó mức cho vay 300 triệu đồng là quá thấp so với giá cả bất động sản khiến công chức được vay không đủ khả năng tài chính mua căn hộ. Tuy nhiên, khi cơn sốt nhà đất qua đi, giá bất động sản ổn định dần. Hiện nay, nhiều chủ đầu tư bán căn hộ chung cư với giá vừa túi tiền, chẳng hạn như căn hộ Ehome Nam Long, chung cư Lê Thành, Hai Thành... có giá 700-800 triệu đồng một căn.
"Thuận lợi của năm 2011 là hiện nay chủ đầu tư đã quan tâm đến người có nhu cầu thật sự về nhà ở để cung cấp dòng sản phẩm giá "mềm" cho thị trường khiến nguồn cung nhà bình dân dần tăng lên và giá bán cũng ổn định", ông Thạch phân tích.
Theo VnExpress