Văn phòng cho thuê ế ẩm
Trong quý I/2012, tình trạng thừa nguồn cung, vắng khách tiếp tục làm giá văn phòng cho thuê cùng mặt bằng bán lẻ tại TP HCM và Hà Nội giảm thêm. Trong năm 2011, hai phân khúc này đã lao dốc nhiều quý liền.
Tại TP HCM, hai tòa tháp có chức năng văn phòng, thương mại là Bitexco Financial Tower và Vincom Center vẫn còn nhiều mặt bằng trống dù đã hoạt động từ một đến hai năm. Tương tự, các cao ốc phức hợp mới như: The Vista (quận 2), Carina Plaza (quận 8), Index Living Mall (quận 4)... cũng chưa thu hút nhiều khách thuê.
Văn phòng tại quận 1, 3, TP HCM hiện có giá chào thuê 30 USD mỗi m2 một tháng, giảm khoảng 2 USD so với cuối năm ngoái. Các tòa tháp ở quận 7, Tân Bình, Bình Thạnh có giá thuê trung bình 10-12 USD, giảm 3-5 USD. Mặt bằng bán lẻ ở rìa trung tâm Sài Gòn được chào 30 USD trong khi quý trước ở mức 32 USD. Nhiều cửa hàng kinh doanh dọc theo các tuyến đường Nguyễn Trãi (quận 1, 5), Lê Văn Sỹ (quận 3, Phú Nhuận) cũng vắng khách thuê trong 3 tháng đầu năm.
Báo cáo của Công ty Savills cho thấy, trong ba tháng qua, TP HCM có khoảng 30% tòa nhà văn phòng giảm giá so với quý trước. Khách thuê đang có xu hướng dịch chuyển từ các tòa hạng cao xuống hạng thấp hơn nhằm giảm chi phí.
Tại Hà Nội, nhiều văn phòng cho thuê đồng loạt giảm giá. Tòa nhà Mipec (Tây Sơn) quý 4/2011 giá thuê lên tới 24 USD nay hạ nhiệt còn 19 USD mỗi m2 một tháng. Keangnam Landmark cũng giảm giá chào thuê từ 30 USD xuống còn 28 USD. Hàng loạt tòa nhà ở khu vực phố Duy Tân, Nguyễn Thị Định (quận Cầu Giấy) cũng chỉ còn 12 - 15 USD, giảm 5-7 USD.
Nhận định về thị trường văn phòng Hà Nội, Công ty bất động sản Cushman &Wakefield cho hay, tình trạng ế ẩm đang diễn ra trên diện rộng. Tỷ lệ lấp đầy hai hạng A - B lần lượt là 65% và 78%. Đây là quý thứ 3 liên tiếp diện tích trống tòa hạng B tăng mạnh. Đơn vị tư vấn này lý giải, để tăng diện tích lấp đầy, chủ đầu tư buộc phải giảm giá để thu hút khách hàng.
Theo Nghiên cứu của Knight Frank, giá thuê văn phòng Việt Nam đang tụt hạng từ vị trí thứ 19 trên thế giới hồi quý 1/2011 xuống 29 trong quý 1/2012. Sự sụt giảm này là do nguồn cung tăng trong khi các công ty đang củng cố, tinh gọn bộ máy hơn là mở rộng quy mô. Việc thuê văn phòng vì thế bị ảnh hưởng bởi ngân sách tài chính của doanh nghiệp quá hạn hẹp.
Tương tự văn phòng, thị trường mặt bằng bán lẻ cũng được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. CBRE cho hay, giá thuê tại các khu trung tâm thương mại ở trung tâm thành phố giảm 1,3% còn hơn 57 USD mỗi m2. Tại các sảnh bán lẻ, giá thuê giảm 3,5% so với quý trước. Khu vực ngoài trung tâm thương mại giảm tới gần 14%, còn 27 USD mỗi m2 một tháng. Tỷ lệ trống khu vực ngoài trung tâm tăng từ 13,8% lên gần 15%.
Giới kinh doanh cho rằng, hoạt động bán lẻ trong quý 1/2012 kém sôi nổi hơn so với cùng kỳ năm ngoái vì mối lo lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua của người tiêu dùng. Khách hàng cắt giảm chi tiêu và trở nên nhạy cảm hơn với giá cả dẫn đến nhiều đơn vị bán lẻ ế ẩm không thuê mặt bằng nữa. Theo các đơn vị tư vấn bất động sản, để đối phó với tình trạng trên, nhiều tòa cao ốc phải tính đến việc chuyển đổi công năng, thậm chí tiếp tục khuyến mãi giảm giá.
Tại TP HCM, hai tòa tháp có chức năng văn phòng, thương mại là Bitexco Financial Tower và Vincom Center vẫn còn nhiều mặt bằng trống dù đã hoạt động từ một đến hai năm. Tương tự, các cao ốc phức hợp mới như: The Vista (quận 2), Carina Plaza (quận 8), Index Living Mall (quận 4)... cũng chưa thu hút nhiều khách thuê.
Văn phòng tại quận 1, 3, TP HCM hiện có giá chào thuê 30 USD mỗi m2 một tháng, giảm khoảng 2 USD so với cuối năm ngoái. Các tòa tháp ở quận 7, Tân Bình, Bình Thạnh có giá thuê trung bình 10-12 USD, giảm 3-5 USD. Mặt bằng bán lẻ ở rìa trung tâm Sài Gòn được chào 30 USD trong khi quý trước ở mức 32 USD. Nhiều cửa hàng kinh doanh dọc theo các tuyến đường Nguyễn Trãi (quận 1, 5), Lê Văn Sỹ (quận 3, Phú Nhuận) cũng vắng khách thuê trong 3 tháng đầu năm.
Báo cáo của Công ty Savills cho thấy, trong ba tháng qua, TP HCM có khoảng 30% tòa nhà văn phòng giảm giá so với quý trước. Khách thuê đang có xu hướng dịch chuyển từ các tòa hạng cao xuống hạng thấp hơn nhằm giảm chi phí.
Viễn cảnh ế ẩm triền miên đang đè nặng thị trường văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại tại TP HCM. Ảnh: Vũ Lê |
Tại Hà Nội, nhiều văn phòng cho thuê đồng loạt giảm giá. Tòa nhà Mipec (Tây Sơn) quý 4/2011 giá thuê lên tới 24 USD nay hạ nhiệt còn 19 USD mỗi m2 một tháng. Keangnam Landmark cũng giảm giá chào thuê từ 30 USD xuống còn 28 USD. Hàng loạt tòa nhà ở khu vực phố Duy Tân, Nguyễn Thị Định (quận Cầu Giấy) cũng chỉ còn 12 - 15 USD, giảm 5-7 USD.
Nhận định về thị trường văn phòng Hà Nội, Công ty bất động sản Cushman &Wakefield cho hay, tình trạng ế ẩm đang diễn ra trên diện rộng. Tỷ lệ lấp đầy hai hạng A - B lần lượt là 65% và 78%. Đây là quý thứ 3 liên tiếp diện tích trống tòa hạng B tăng mạnh. Đơn vị tư vấn này lý giải, để tăng diện tích lấp đầy, chủ đầu tư buộc phải giảm giá để thu hút khách hàng.
Theo Nghiên cứu của Knight Frank, giá thuê văn phòng Việt Nam đang tụt hạng từ vị trí thứ 19 trên thế giới hồi quý 1/2011 xuống 29 trong quý 1/2012. Sự sụt giảm này là do nguồn cung tăng trong khi các công ty đang củng cố, tinh gọn bộ máy hơn là mở rộng quy mô. Việc thuê văn phòng vì thế bị ảnh hưởng bởi ngân sách tài chính của doanh nghiệp quá hạn hẹp.
Các tòa tháp ở khu vực phố Duy Tân, Cầu Giấy giảm giá mạnh. Ảnh: Hoàng Lan. |
Tương tự văn phòng, thị trường mặt bằng bán lẻ cũng được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. CBRE cho hay, giá thuê tại các khu trung tâm thương mại ở trung tâm thành phố giảm 1,3% còn hơn 57 USD mỗi m2. Tại các sảnh bán lẻ, giá thuê giảm 3,5% so với quý trước. Khu vực ngoài trung tâm thương mại giảm tới gần 14%, còn 27 USD mỗi m2 một tháng. Tỷ lệ trống khu vực ngoài trung tâm tăng từ 13,8% lên gần 15%.
Giới kinh doanh cho rằng, hoạt động bán lẻ trong quý 1/2012 kém sôi nổi hơn so với cùng kỳ năm ngoái vì mối lo lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua của người tiêu dùng. Khách hàng cắt giảm chi tiêu và trở nên nhạy cảm hơn với giá cả dẫn đến nhiều đơn vị bán lẻ ế ẩm không thuê mặt bằng nữa. Theo các đơn vị tư vấn bất động sản, để đối phó với tình trạng trên, nhiều tòa cao ốc phải tính đến việc chuyển đổi công năng, thậm chí tiếp tục khuyến mãi giảm giá.
Theo VnExpress