Trăm nẻo “tín dụng đen” nhà đất
Không chỉ các cá nhân thực hiện vay mượn lãi suất cao, không ít DN trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản đang coi tín dụng đen như một cứu cánh. Dự báo sẽ còn nhiều vụ nổ tín dụng, trong đó, không ít vụ liên quan đến bất động sản xuất phát từ tình trạng huy động ào ạt vốn để đầu cơ quá mức trong những năm trước, còn hiện tại, thị trường đang đóng băng.
Chủ một DN tư nhân trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản tại Thanh Xuân từ 2 năm nay đứng cái gom hụi từ cán bộ nhân viên trong công ty, người thân quen của những cán bộ này. Mức lãi suất ở thời điểm hiện tại được trả là 9%/tháng, tương đương 108%/năm. Sức hút của lãi suất cao lớn đến nỗi ngay một số cán bộ kế toán, thủ quỹ trong công ty cũng huy động tiền của họ hàng, người thân và giới thiệu người quen đến cho vay. Trong số những khách hàng của vị giám đốc này có cả các kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, những người vốn được cho là khá hiểu biết xã hội.
"Nghệ thuật" huy động tiền của DN trên không mới. Bắt đầu từ những lời rủ rỉ với một số người quen, bạn bè bằng đề nghị vay vốn để đầu tư bất động sản và cam kết trả lãi suất cao, thời gian thanh toán ngắn hạn, đúng hẹn. Những giao dịch đầu tiên đã được "con nợ" thực hiện nghiêm túc. Từ việc nhận tiền vay trực tiếp, các "con nợ" này đã hình thành những "vệ tinh" đi gom tiền, hiện các "chủ nợ" không hề biết việc sử dụng tiền của "con nợ" ra sao. Trong các vụ bể tín dụng đen vừa qua, nhiều người được thanh toán tiền lãi, song thực chất, đó chỉ là thủ thuật lấy tiền vay của người này trả lãi cho người khác. Khi số nợ lên quá cao, "con nợ" không thể xoay được tiền để trả lãi, hoặc việc làm ăn không thuận lợi, sự đổ bể diễn ra là tất yếu.
Ông Lê Hoàng Châu, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM nêu ra thực trạng đáng lo ngại: hiện ngân hàng không cho vay vốn, khách hàng không mua sản phẩm, trong khi DN buộc phải hoàn thiện các dự án dở dang. Vì thế, nhiều DN bất động sản buộc phải vay vốn tín dụng đen bên ngoài từ 6%/tháng đến 9%/tháng. Điều này rất nguy hiểm cho DN và cả nền kinh tế.
Tìm hiểu của ĐTCK cho thấy, khi TTCK ảm đạm, thị trường bất động sản đóng băng, một số đại gia trong lĩnh vực này đứng ra cho vay nặng lãi, mức thấp nhất hiện là 7%/tháng. Một đầu mối cho vay nói, bà không ham cho vay nhiều mà phải nắm chắc đối tượng cho vay. Nắm chắc ở đây được hiểu là biết rõ ngọn nguồn, gia thế của người vay, đồng thời nắm cả sổ đỏ những lô đất mà bên vay sở hữu. Trước khi cho vay, hai bên sẽ đến văn phòng công chứng thực hiện hợp đồng ủy quyền với nội dung "đến ngày X, Y, Z, nếu bên A không trả đủ số tiền cho bên B thì bên B được lập, ký các giấy tờ theo quy định của pháp luật, quyết định mọi vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bên A không thắc mắc gì".
Theo nhận xét của Đại tá Đinh Văn Toản, Phó giám đốc Công an Hà Nội, hiện có hàng trăm dự án bất động sản đóng băng, hàng nghìn căn hộ không bán được. Đặc biệt, năm 2009 -2010, giá bất động sản bị thổi lên quá cao, cung và cầu không khớp nhau dẫn đến các khu đô thị trên địa bàn thủ đô có hàng trăm biệt thự bị bỏ hoang. Khi ngân hàng không cho vay thì người dân, DN phải tự huy động để trả vòng quanh cho nhau. Để huy động được tiền nhàn rỗi trong dân, những kẻ vay tiền phải dùng thủ đoạn đưa lãi suất cao lên và cứ thế lãi mẹ đẻ lãi con. Có trường hợp vay 1 triệu đồng thì trả lãi đến 7.000 - 10.000 đồng/ngày. Ông Toản cũng khuyến cáo rủi ro khi người dân có sổ đỏ làm thế chấp cho vay. Trên thực tế, nhiều trường hợp sổ đỏ khi đã qua công chứng ủy quyền bị đem đi cầm cố, thế chấp để cho vay chỗ khác hòng kiếm số tiền lớn hơn. Công an Hà Nội đã tiếp nhận trường hợp thu gom được hàng trăm sổ đỏ để mang tới ngân hàng thế chấp.
Dưới góc độ kinh tế, hầu như không có DN, cá nhân nào kinh doanh có thể có lãi 7 - 8%/ tháng. Với tình trạng vay mượn lòng vòng trên thị trường nhà đất như trên, rất có thể những vụ nổ tín dụng đen như tại Phú Xuyên, Đan Phượng, Hà Đông… vừa qua có thể còn tiếp diễn, nếu những người có tiền nhàn rỗi còn lóa mắt trước lãi suất cao mà "giao trứng cho ác".
Chủ một DN tư nhân trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản tại Thanh Xuân từ 2 năm nay đứng cái gom hụi từ cán bộ nhân viên trong công ty, người thân quen của những cán bộ này. Mức lãi suất ở thời điểm hiện tại được trả là 9%/tháng, tương đương 108%/năm. Sức hút của lãi suất cao lớn đến nỗi ngay một số cán bộ kế toán, thủ quỹ trong công ty cũng huy động tiền của họ hàng, người thân và giới thiệu người quen đến cho vay. Trong số những khách hàng của vị giám đốc này có cả các kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, những người vốn được cho là khá hiểu biết xã hội.
Nhà đất là địa hạt rộng nhất của tín dụng đen hiện nay |
"Nghệ thuật" huy động tiền của DN trên không mới. Bắt đầu từ những lời rủ rỉ với một số người quen, bạn bè bằng đề nghị vay vốn để đầu tư bất động sản và cam kết trả lãi suất cao, thời gian thanh toán ngắn hạn, đúng hẹn. Những giao dịch đầu tiên đã được "con nợ" thực hiện nghiêm túc. Từ việc nhận tiền vay trực tiếp, các "con nợ" này đã hình thành những "vệ tinh" đi gom tiền, hiện các "chủ nợ" không hề biết việc sử dụng tiền của "con nợ" ra sao. Trong các vụ bể tín dụng đen vừa qua, nhiều người được thanh toán tiền lãi, song thực chất, đó chỉ là thủ thuật lấy tiền vay của người này trả lãi cho người khác. Khi số nợ lên quá cao, "con nợ" không thể xoay được tiền để trả lãi, hoặc việc làm ăn không thuận lợi, sự đổ bể diễn ra là tất yếu.
Ông Lê Hoàng Châu, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM nêu ra thực trạng đáng lo ngại: hiện ngân hàng không cho vay vốn, khách hàng không mua sản phẩm, trong khi DN buộc phải hoàn thiện các dự án dở dang. Vì thế, nhiều DN bất động sản buộc phải vay vốn tín dụng đen bên ngoài từ 6%/tháng đến 9%/tháng. Điều này rất nguy hiểm cho DN và cả nền kinh tế.
Tìm hiểu của ĐTCK cho thấy, khi TTCK ảm đạm, thị trường bất động sản đóng băng, một số đại gia trong lĩnh vực này đứng ra cho vay nặng lãi, mức thấp nhất hiện là 7%/tháng. Một đầu mối cho vay nói, bà không ham cho vay nhiều mà phải nắm chắc đối tượng cho vay. Nắm chắc ở đây được hiểu là biết rõ ngọn nguồn, gia thế của người vay, đồng thời nắm cả sổ đỏ những lô đất mà bên vay sở hữu. Trước khi cho vay, hai bên sẽ đến văn phòng công chứng thực hiện hợp đồng ủy quyền với nội dung "đến ngày X, Y, Z, nếu bên A không trả đủ số tiền cho bên B thì bên B được lập, ký các giấy tờ theo quy định của pháp luật, quyết định mọi vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bên A không thắc mắc gì".
Theo nhận xét của Đại tá Đinh Văn Toản, Phó giám đốc Công an Hà Nội, hiện có hàng trăm dự án bất động sản đóng băng, hàng nghìn căn hộ không bán được. Đặc biệt, năm 2009 -2010, giá bất động sản bị thổi lên quá cao, cung và cầu không khớp nhau dẫn đến các khu đô thị trên địa bàn thủ đô có hàng trăm biệt thự bị bỏ hoang. Khi ngân hàng không cho vay thì người dân, DN phải tự huy động để trả vòng quanh cho nhau. Để huy động được tiền nhàn rỗi trong dân, những kẻ vay tiền phải dùng thủ đoạn đưa lãi suất cao lên và cứ thế lãi mẹ đẻ lãi con. Có trường hợp vay 1 triệu đồng thì trả lãi đến 7.000 - 10.000 đồng/ngày. Ông Toản cũng khuyến cáo rủi ro khi người dân có sổ đỏ làm thế chấp cho vay. Trên thực tế, nhiều trường hợp sổ đỏ khi đã qua công chứng ủy quyền bị đem đi cầm cố, thế chấp để cho vay chỗ khác hòng kiếm số tiền lớn hơn. Công an Hà Nội đã tiếp nhận trường hợp thu gom được hàng trăm sổ đỏ để mang tới ngân hàng thế chấp.
Dưới góc độ kinh tế, hầu như không có DN, cá nhân nào kinh doanh có thể có lãi 7 - 8%/ tháng. Với tình trạng vay mượn lòng vòng trên thị trường nhà đất như trên, rất có thể những vụ nổ tín dụng đen như tại Phú Xuyên, Đan Phượng, Hà Đông… vừa qua có thể còn tiếp diễn, nếu những người có tiền nhàn rỗi còn lóa mắt trước lãi suất cao mà "giao trứng cho ác".
Theo Đầu tư