Thị trường BĐS 2012: "Khéo co thì ấm" - Tin thị trường - Tin tức
Tin tức | Kiến trúc thiết kế | Kiến thức tra cứu | Phong thủy | Công ty địa ốc | Thế giới quanh ta | Hỏi chuyên gia

Thị trường BĐS 2012: "Khéo co thì ấm" - Tin thị trường - Tin tức

Thị trường BĐS 2012: "Khéo co thì ấm"

 


Một góc kiến trúc TP.HCM 
PGS-TS Nguyễn Văn Hiệp, một chuyên gia trong ngành xây dựng nhận định, thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc rõ nét trong năm 2012.

 Trong một thời gian dài, sự phát triển của thị trường BĐS tại Việt Nam phát triển mạnh nhờ một số tiền đề như: tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn bình quân của thế giới và châu Á; có nhiều BĐS cũ bị hư hại, xuống cấp, cần cải tạo và xây dựng mới; kinh tế chung của đất nước phát triển kéo theo nhu cầu về nhà ở của tầng lớp khá giả và trung lưu; và chính sách định hướng vĩ mô với cơ chế thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, trên bước đường phát triển, thị trường BĐS cũng tồn tại không ít “lỗ hổng”: Diện tích đất công bị thu hẹp, đầu cơ đất nhiều nhưng khả năng thu hồi lại để sử dụng đúng mục đích rất thấp, hỗ trợ tín dụng cho BĐS khá dễ dãi, giá chuyển nhượng BĐS khá cao so với thu nhập. Đến khi thị trường BĐS thoái trào, xuất hiện tình trạng cung nhiều hơn cầu khiến doanh nghiệp BĐS phải đối mặt với sự tồn đọng vốn và các khoản nợ tín dụng.

Từ đầu năm 2012 đến nay, ông Hiệp cho biết, có rất nhiều dự án bị ngưng trệ vì nhiều lý do, trong đó, nhiều nhà đầu tư lo ngại không thu hồi được vốn vì sự ảm đạm của thị trường.

Sai lầm phổ biến của các nhà đầu tư BĐS là tâm lý “bầy đàn”, nghĩ rằng BĐS sẽ liên tục lên giá, lãi cao nên quyết định đầu tư vào lĩnh vực mà mình không có chuyên môn, không nghiên cứu kỹ. Do đó, phần nào dẫn đến việc đầu tư lệch phân khúc.

Trong khi nhu cầu của thị trường tập trung vào nhà ở có diện tích và giá cả trung bình thì hầu hết các dự án đều đánh mạnh vào căn hộ cao cấp có diện tích lớn.

Ngoài ra, hiện nay giá nhà ở Việt Nam mà đặc biệt là ở TP.HCM và Hà Nội đã rất cao so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới.

Tại TP.HCM, số lượng nhà ở xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu dù thành phố có chính sách phát triển. Vì vậy, một số DN linh động xin phép thay đổi diện tích căn hộ lớn thành nhiều không gian nhỏ hơn nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và khai thác hiệu quả dự án.

Tuy nhiên, theo ông Hiệp, ý tưởng này khó khả thi về nhiều mặt như kết cấu, không gian sống, quản lý hành chính tại địa phương. Đây không phải là bài thuốc đúng cho mô hình nhà ở xã hội.

Hiện nay, DN tham gia các dự án nhà ở xã hội phải tự đi vay, tự đầu tư nhưng quyết định giá bán là Nhà nước. Dù được phép cho thuê nhưng lại phát sinh nhiều vấn đề đau đầu cho doanh nghiệp.

Cơ chế chưa hợp lý này khiến không ít DN ngán ngại đầu tư cho phân khúc này. Mô hình phù hợp nhất, theo ông Hiệp đó là: DN đầu tư, TP mua lại và quản lý (theo hình thức đổi dự án).

Để cải thiện và xây dựng thị trường BĐS lành mạnh, ông Hiệp đề xuất, về mặt quản lý vĩ mô, Nhà nước cần sớm hạ lãi suất, đẩy mạnh các công trình nhà ở xã hội, nhà giá thấp bằng nguồn ngân sách, nguồn vay ưu đãi, kể cả việc mua lại dự án, sản phẩm của DN.

Bên cạnh đó, cần thành lập đơn vị quản lý và phát triển quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước; hình thành và xã hội hóa các công ty chuyên ngành quản lý BĐS; cân nhắc những loại hình đầu tư nào là sản xuất, phi sản xuất để có chính sách phù hợp; điều chỉnh các chính sách ưu đãi cho DN đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để đáp ứng nhu cầu thực sự của thị trường.

Với các nhà đầu tư BĐS, ông Hiệp cho rằng ở thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư nên chuyển hướng sang đầu tư đúng cầu thị trường, tập trung vào phân khúc nhà ở xã hội.

Với những dự án BĐS thương mại đang thiếu vốn, nhà đầu tư nên đăng ký xây dựng nhà ở xã hội bằng vốn ưu đãi (không khuyến khích vay để giải phóng mặt bằng).

Với những nhà đầu tư có đủ vốn thì đây là thời điểm không nên vội vàng, cần tập trung mạnh vào khâu “chuẩn bị đầu tư”: tính toán cụ thể, chi tiết chi phí để giảm giá thành, giá bán và đẩy mạnh các hình thức ưu đãi khách hàng. Trong tình huống xấu nhất, sẵn sàng chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác.

Tuy thị trường BĐS Việt Nam hiện nay còn không ít khó khăn nhưng đã có định hướng phát triển lành mạnh trong tương lai. Với Chỉ thị 2196/CT-TTg ban hành ngày 6/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS, các nhà đầu tư có thể tìm thấy cho mình một hướng đi phù hợp với thực tế thị trường và những điều kiện mà chính sách hỗ trợ.

Theo DNSG

 

 

Dự án bất động sản nổi bật

Chung cư cao cấp Golden Land Building

Dự án tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở Golden Land Building, Hà Nội do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (thuộc Tập đoàn

Căn hộ cao cấp Kim Tâm Hải

Dự án nằm tại quận 12, TP HCM gồm 16 tầng với 168 căn hộ (diện tích từ 6 đến 116 m2, 2 hoặc 3 phòng ngủ) thiết kế theo

Cao ốc căn hộ Ngọc Lan

Ngọc Lan Apartment tại TP HCM được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 5.400 m2 là tòa nhà cao 18 tầng với 275 căn hộ diện tích từ 53

Trung tâm Thương mại Lái Thiêu

Trung tâm thương mại Lái Thiêu tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích hơn 77.700 m2 với vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Công ty địa

Khu phức hợp Hesco Dominium

Trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư cao tầng Hesco là một trong những dự án trọng điểm nhà chung cư cho người có thu nhập trung bình khá,

Khu căn hộ Lotus Garden

Dự án được đầu tư với tổng số vốn 30 triệu USD. Lotus Garden xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 9.000 m2 gồm 2 block nhà cao

Căn hộ cao cấp Him Lam Riverside

Him Lam Riverside chiếm diện tích 1,3 ha trong tổng thể 58,4 ha của khu đô thị mới Him Lam Kênh Tẻ. Dự án được trang bị đầy đủ tiện

Khu biệt thự, nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng

Vinpearl Đà Nẵng Luxury Resort & Residences tọa lạc tại vị trí đắc địa của bãi biển Sơn Trà - Điện Ngọc, Đà Nẵng, rộng 15,4 ha và được đầu

Chung cư cao cấp CT2A - khu đô thị mới Nghĩa Đô

Khu đô thị mới Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội rộng 8,2 ha bao gồm các khu biệt thự, nhà vườn sang trọng được thiết kế theo phong cách châu

Khu căn hộ và thương mại Tricon Towers

Tricon Towers cao 44 tầng, được xây dựng trên diện tích 1,7 ha gồm ba tòa tháp nối kết trên một khối đế cao 5 tầng. Nơi đây có các

Khu đô thị sinh thái sông Cà Lồ

 Khu đô thị sinh thái sông Cà Lồ có qui mô khoảng 450ha, thuộc địa phận xã Bắc Hồng (huyện Đông Anh) và xã Phú Minh, Phú Cường (huyện Sóc

Tân Phong Shopping Complex

Khu phức hợp Tân Phong là một mô hình mới trong hướng đầu tư sắp tới của công ty cổ phần đầu tư phát triển Saigon Co.op (SCID). Được đặt tại

Lê Văn Lương Residential

Ngày 7/10 Tập đoàn Nam Cường đã tiến hành khởi công toà nhà văn phòng cao cấp 27 tầng trên đường Lê Văn Lương nối dài. Đây là công trình

VietinBank Tower

VietinBank Tower được xây dựng tại khu đất rộng 30.000m2 thuộc Khu đô thị Ciputra (Hà Nội) với tổng mức đầu tư khoảng 400 triệu USD, tương đương gần 8.000

Trung tâm Thương mại Minh Khai

 Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ khởi công xây dựng Chợ chuyên doanh vật liệu xây dựng cao cấp (Trung tâm thương mại Minh

Vietcombank Tower TP HCM

Công ty liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday - Benthanh, chủ đầu tư tòa nhà 35 tầng tại trung tâm TPHCM sẽ cho khởi công dự án Vietcombank Tower TP

Cao ốc văn phòng FPT Láng Hạ

Tổng quan Các khu chức năng chính gồm có tầng hầm để xe ôtô, xe máy và các phòng kỹ thuật, sảnh đón, khu trưng bày, các phòng họp và hội

Cát Bà Amatina

Dự án tọa lạc tại thị trấn Cát Bà và xã Trân Châu, huyện Cát Hải, Hải Phòng, Việt Nam, do Công ty CP Đầu tư và phát triển du

Saigon Airport Plaza

Với tổng diện tích 1,6 hecta và vị trí tiện lợi gần sân bay Tân Sơn Nhất, dự án Saigon Airport Plaza với quy mô xây dựng khu phức hợp