Sân golf vỡ mộng vì chạy theo trào lưu
Hết trào lưu xây nhà cao cấp lại đến xin đất xây khu công nghiệp, lập khu kinh tế, rồi “mạnh tay” cấp phép dự án thép, nhưng “đỉnh” nhất là lấy đất làm sân golf.
Xã hội đang bàn nhiều đến “trào lưu” của giới trẻ, nào là trào lưu phim Hàn Quốc, trào lưu ăn bận phi giới tính, trào lưu quay clip yêu đương nhí nhố...
Mải trách tụi nhỏ, người lớn lại quên đi mình cũng đang theo những “trào lưu” còn lớn hơn. Hết trào lưu xây nhà cao cấp lại đến xin đất xây khu công nghiệp, lập khu kinh tế, rồi “mạnh tay” cấp phép dự án thép, nhưng “đỉnh” nhất là lấy đất làm sân golf.
Thậm chí, khoảng thời gian từ 2007 - đầu 2008, hàng loạt địa phương thi nhau cấp phép. Hồi đó, Long An bỗng dưng qua mặt Tp.HCM, Bình Dương... khi chủ trương thu nạp 13 dự án sân golf (sau đó rút còn 8 dự án).
Năm tháng qua đi, đứa con gái cập kê ngày nào cũng hiểu ra cái bồng bột của tuổi mới lớn. Cũng giống như câu chuyện làm sân golf, mới đây, UBND tỉnh Long An cũng đã có văn bản “thông tin về quá trình tiếp nhận và chủ trương giải quyết đối với 8 dự án có mục tiêu sân golf đã được chấp thuận địa điểm từ 2005-2007”.
Theo đó, tỉnh đã tiến hành thu hồi 1 dự án và 1 dự án đã có chủ trương thu hồi (là Công ty CP Việt Hàn, chủ đầu tư dự án khu vui chơi, giải trí, dân cư cao cấp 240ha tại xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc; trong đó sân golf chiếm 90ha). Đồng thời, 5 dự án còn lại đã chuyển đổi mục đích sử dụng (không có sân golf).
Như vậy, từ một địa phương “bội thực” sân golf, đến nay, Long An chỉ còn 1 dự án duy nhất (dự án 196ha của Công ty CP Đầu tư Quốc tế C.S.Q tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa) đang triển khai.
Điều đáng nói là trong số những dự án vừa nêu, có dự án chủ đầu tư đã “bặt vô âm tín” dù phía Long An nhiều lần triệu hồi. Nếu chỉ “đích danh” thì là Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Hyoil (Hàn Quốc).
Thực tế, không chỉ riêng Long An, ngay cả Tp.HCM, trong thời gian qua, một số dự án sân golf cũng đã thực hiện việc chuyển nhượng hoặc như một dự án sân golf ở quận 9 đã được chủ đầu tư nước ngoài chuyển đổi mục đích sử dụng đất (thành đất biệt thự) và “sang tay” cho nhà đầu tư khác.
Ban đầu, theo đề xuất từ Sở Quy hoạch Kiến trúc, Tp.HCM có 13 địa điểm để xây dựng sân golf, nhưng sau đó chỉ có 6 dự án sân golf được cấp phép.Trong đó, sân golf ở Thủ Đức đã bị rút phép (1 đã đi vào hoạt động), 4 dự án còn lại vẫn ì ạch triển khai.
Nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế, từ giải phóng mặt bằng, năng lực nhà đầu tư...Trên thực tế, việc xác định năng lực chủ đầu tư và tính khả thi của dự án lại là chuyện của bên cấp dự án.
Ông Lương Văn Lý, nguyên Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.HCM, nhấn mạnh, thông thường, các dự án đầu tư trên 1 triệu USD đều có “Luận chứng kinh tế kỹ thuật” (bao gồm: kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính và phần thông số kỹ thuật của dự án...).
Bên cấp phép cần phải thẩm định kỹ lưỡng vì những phát sinh sau đó của dự án đều nằm trong tài liệu này (kể cả vấn đề môi trường).
Như vậy, sau hơn 4 năm, trào lưu sân golf chính thức hạ nhiệt nhưng việc chuyển đổi mục đích của các dự án sân golf trước mắt đã khiến “quy hoạch vùng” chạy theo quy hoạch dự án.
Điều này quả giống với trường hợp 8 dự án thép ở Bà Rịa - Vũng Tàu cấp phép vượt quy hoạch chung cả nước lẫn nguồn năng lượng cung ứng từ địa phương. Và để giải quyết “êm thấm”, tỉnh chỉ còn cách “bổ sung quy hoạch”.
Với trường hợp 8 dự án sân golf ở Long An, cuối cùng, 5 dự án không nằm trong quy hoạch của Chính phủ đã thực hiện “động tác” chuyển mục đích.
Trên nguyên tắc xin giấy chứng nhận đầu tư, một dự án khu vui chơi, giải trí (có sân golf) chắc chắn sẽ khác xa với một dự án chỉ đơn thuần là nhà ở. Vấn đề còn lại là những hộ trong vùng giải tỏa giờ cũng “tan” ý định “có một chân” làm việc ở sân golf.
Mải trách tụi nhỏ, người lớn lại quên đi mình cũng đang theo những “trào lưu” còn lớn hơn. Hết trào lưu xây nhà cao cấp lại đến xin đất xây khu công nghiệp, lập khu kinh tế, rồi “mạnh tay” cấp phép dự án thép, nhưng “đỉnh” nhất là lấy đất làm sân golf.
Thậm chí, khoảng thời gian từ 2007 - đầu 2008, hàng loạt địa phương thi nhau cấp phép. Hồi đó, Long An bỗng dưng qua mặt Tp.HCM, Bình Dương... khi chủ trương thu nạp 13 dự án sân golf (sau đó rút còn 8 dự án).
Năm tháng qua đi, đứa con gái cập kê ngày nào cũng hiểu ra cái bồng bột của tuổi mới lớn. Cũng giống như câu chuyện làm sân golf, mới đây, UBND tỉnh Long An cũng đã có văn bản “thông tin về quá trình tiếp nhận và chủ trương giải quyết đối với 8 dự án có mục tiêu sân golf đã được chấp thuận địa điểm từ 2005-2007”.
Theo đó, tỉnh đã tiến hành thu hồi 1 dự án và 1 dự án đã có chủ trương thu hồi (là Công ty CP Việt Hàn, chủ đầu tư dự án khu vui chơi, giải trí, dân cư cao cấp 240ha tại xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc; trong đó sân golf chiếm 90ha). Đồng thời, 5 dự án còn lại đã chuyển đổi mục đích sử dụng (không có sân golf).
Như vậy, từ một địa phương “bội thực” sân golf, đến nay, Long An chỉ còn 1 dự án duy nhất (dự án 196ha của Công ty CP Đầu tư Quốc tế C.S.Q tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa) đang triển khai.
Điều đáng nói là trong số những dự án vừa nêu, có dự án chủ đầu tư đã “bặt vô âm tín” dù phía Long An nhiều lần triệu hồi. Nếu chỉ “đích danh” thì là Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Hyoil (Hàn Quốc).
Thực tế, không chỉ riêng Long An, ngay cả Tp.HCM, trong thời gian qua, một số dự án sân golf cũng đã thực hiện việc chuyển nhượng hoặc như một dự án sân golf ở quận 9 đã được chủ đầu tư nước ngoài chuyển đổi mục đích sử dụng đất (thành đất biệt thự) và “sang tay” cho nhà đầu tư khác.
Ban đầu, theo đề xuất từ Sở Quy hoạch Kiến trúc, Tp.HCM có 13 địa điểm để xây dựng sân golf, nhưng sau đó chỉ có 6 dự án sân golf được cấp phép.Trong đó, sân golf ở Thủ Đức đã bị rút phép (1 đã đi vào hoạt động), 4 dự án còn lại vẫn ì ạch triển khai.
Nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế, từ giải phóng mặt bằng, năng lực nhà đầu tư...Trên thực tế, việc xác định năng lực chủ đầu tư và tính khả thi của dự án lại là chuyện của bên cấp dự án.
Ông Lương Văn Lý, nguyên Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.HCM, nhấn mạnh, thông thường, các dự án đầu tư trên 1 triệu USD đều có “Luận chứng kinh tế kỹ thuật” (bao gồm: kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính và phần thông số kỹ thuật của dự án...).
Bên cấp phép cần phải thẩm định kỹ lưỡng vì những phát sinh sau đó của dự án đều nằm trong tài liệu này (kể cả vấn đề môi trường).
Như vậy, sau hơn 4 năm, trào lưu sân golf chính thức hạ nhiệt nhưng việc chuyển đổi mục đích của các dự án sân golf trước mắt đã khiến “quy hoạch vùng” chạy theo quy hoạch dự án.
Điều này quả giống với trường hợp 8 dự án thép ở Bà Rịa - Vũng Tàu cấp phép vượt quy hoạch chung cả nước lẫn nguồn năng lượng cung ứng từ địa phương. Và để giải quyết “êm thấm”, tỉnh chỉ còn cách “bổ sung quy hoạch”.
Với trường hợp 8 dự án sân golf ở Long An, cuối cùng, 5 dự án không nằm trong quy hoạch của Chính phủ đã thực hiện “động tác” chuyển mục đích.
Trên nguyên tắc xin giấy chứng nhận đầu tư, một dự án khu vui chơi, giải trí (có sân golf) chắc chắn sẽ khác xa với một dự án chỉ đơn thuần là nhà ở. Vấn đề còn lại là những hộ trong vùng giải tỏa giờ cũng “tan” ý định “có một chân” làm việc ở sân golf.
Theo DNSG