Phố không tên
Khu phố này nằm trên địa bàn xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn – TPHCM với hơn 700 căn nhà xây dựng không phép và gần 10.000 nhân khẩu sinh sống
Đến khu vực ấp 5, xã Đông Thạnh, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ khi chứng kiến nhà cửa mọc san sát, trong đó có rất nhiều nhà xây kiên cố, có nhà đổ 2, 3 tấm với tường rào, cửa sắt chắc chắn. Dọc các con hẻm thông nhau, hẻm nào nhà cũng san sát, không còn đất trống. Những con đường bùn đất khi xưa được người dân tự góp tiền đổ bê tông, làm cống thoát nước.
Chiếm đất phân lô bán nền
Nhìn bề ngoài, khu dân cư này chẳng khác mấy so với các khu dân cư lâu đời tại địa phương, chỉ khác một điều là do hình thành tự phát, xây dựng không phép nên nhà được đánh bằng số thứ tự rất lạ: từ STT 001 đến STT… mấy chục hoặc mấy trăm, đến khi hết nhà thì thôi.
Theo người dân địa phương, nhà ở đây chỉ mới được gắn số gần một năm nay để công an xã dễ quản lý. Khu này được chia làm 7 tổ, từ tổ 1 đến tổ 7, ngoại trừ tổ 3 là khu dân cư tồn tại lâu đời, còn lại đều được xây dựng từ năm 2004 trở về sau.
Ông Nguyễn Quang Chung, tổ phó tổ 5, ấp 5, trưng ra một số giấy tờ mà ông khư khư giữ gần chục năm qua và coi như thứ quý giá chứng minh nguồn gốc khu đất này. Ông Chung kể: Năm 2004, qua giới thiệu, ông tìm gặp ông N.V.V và ông N.V.H – được xem là “chủ sở hữu” khu đất 10.500 m2 này. Theo lời ông V. và ông H., khu đất này do cha các ông chưa hoàn tất thủ tục thuế với Nhà nước nên chưa được làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (?!).
Sau đó, ông V. và ông H. phân lô bán đất cho nhiều người, trong đó có khu đất hơn 80 m2 được ông Chung mua lại với giá 152 triệu đồng. Khi mua, ông Chung được ông V. đứng ra làm hợp đồng mua bán và sao y “tờ trích sao sổ địa bộ do Trung tâm Thông tin lưu trữ tư liệu – địa chính nhà đất” được xem là nguồn gốc khu đất. Sau khi giao đủ tiền, ông Chung và nhiều hộ dân mang giấy tờ trên ra UBND xã Đông Thạnh để hỏi thì được cán bộ nơi đây trả lời: “Khu đất trên là của quân đội!”.
Từ đó đến nay, ông Chung và nhiều hộ dân sống trong khu này không được làm các thủ tục hợp thức hóa giấy tờ nhà đất, chỉ được đăng ký tạm vắng, tạm trú ngắn hạn, nhiều quyền lợi khác liên quan đến việc học hành của con cháu không được trọn vẹn.
Chưa có hướng xử lý
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khu đất khoảng 50.000 m2 này có nguồn gốc là đất công. Ban đầu có một số hộ dân trồng cây, thả cá, sau này dần dà khu đất bị lấn chiếm, rồi đầu nậu nhảy vào phân lô, bán nền hoặc xây nhà để bán. Nhiều căn nhà trong khu phố này được rao bán công khai từ năm 2006 đến 2009, việc chào mời đều thông qua nhiều “cò”, có “cò” môi giới vài chục căn nhà là chuyện bình thường. Qua tìm hiểu từ nhiều hộ dân thuộc tổ 2, chúng tôi được biết gần 20 hộ mua nhà ở đây đều thông qua “cò” M. (ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Long An). Mỗi căn nhà “cò” M. rao bán chỉ có hợp đồng mua bán bằng giấy tay do hai bên tự thỏa thuận, ngoài hợp đồng còn có thêm đơn tường trình nguồn gốc đất do ông M. tự viết và đưa cho người mua ký tên, sau đó ông ta ra UBND xã đóng mộc xác nhận chữ ký. Trong tờ khai nguồn gốc này, chúng tôi thấy rất mơ hồ, như mục nguồn gốc đất ghi: “Của ông N.V.N cư ngụ tổ 3, ấp 5, sử dụng trước năm 1975, sang nhượng lại cho bà T.T.S (vợ “cò” M. - PV)”. Còn mục nguồn gốc căn nhà ghi: “Nhà tự xây, không bị phạt, không tranh chấp, hiện đang ở ổn định”.
Về hướng giải quyết, chính quyền huyện Hóc Môn cho biết phải chờ ý kiến chỉ đạo của UBND TP, đồng thời xác định lại ranh giới khu đất. Trước mắt, chính quyền xã vẫn tiếp tục giải quyết các chính sách liên quan đến đời sống dân sinh như đăng ký tạm vắng, tạm trú, học hành của con em các hộ dân, điện, nước, cấp số nhà tạm để quản lý an ninh trật tự...
Đến khu vực ấp 5, xã Đông Thạnh, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ khi chứng kiến nhà cửa mọc san sát, trong đó có rất nhiều nhà xây kiên cố, có nhà đổ 2, 3 tấm với tường rào, cửa sắt chắc chắn. Dọc các con hẻm thông nhau, hẻm nào nhà cũng san sát, không còn đất trống. Những con đường bùn đất khi xưa được người dân tự góp tiền đổ bê tông, làm cống thoát nước.
Chiếm đất phân lô bán nền
Nhìn bề ngoài, khu dân cư này chẳng khác mấy so với các khu dân cư lâu đời tại địa phương, chỉ khác một điều là do hình thành tự phát, xây dựng không phép nên nhà được đánh bằng số thứ tự rất lạ: từ STT 001 đến STT… mấy chục hoặc mấy trăm, đến khi hết nhà thì thôi.
Theo người dân địa phương, nhà ở đây chỉ mới được gắn số gần một năm nay để công an xã dễ quản lý. Khu này được chia làm 7 tổ, từ tổ 1 đến tổ 7, ngoại trừ tổ 3 là khu dân cư tồn tại lâu đời, còn lại đều được xây dựng từ năm 2004 trở về sau.
Ông Nguyễn Quang Chung, tổ phó tổ 5, ấp 5, trưng ra một số giấy tờ mà ông khư khư giữ gần chục năm qua và coi như thứ quý giá chứng minh nguồn gốc khu đất này. Ông Chung kể: Năm 2004, qua giới thiệu, ông tìm gặp ông N.V.V và ông N.V.H – được xem là “chủ sở hữu” khu đất 10.500 m2 này. Theo lời ông V. và ông H., khu đất này do cha các ông chưa hoàn tất thủ tục thuế với Nhà nước nên chưa được làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (?!).
Khu nhà “lậu” tồn tại nhiều năm qua đang chờ hướng xử lý từ chính quyền địa phương
Sau đó, ông V. và ông H. phân lô bán đất cho nhiều người, trong đó có khu đất hơn 80 m2 được ông Chung mua lại với giá 152 triệu đồng. Khi mua, ông Chung được ông V. đứng ra làm hợp đồng mua bán và sao y “tờ trích sao sổ địa bộ do Trung tâm Thông tin lưu trữ tư liệu – địa chính nhà đất” được xem là nguồn gốc khu đất. Sau khi giao đủ tiền, ông Chung và nhiều hộ dân mang giấy tờ trên ra UBND xã Đông Thạnh để hỏi thì được cán bộ nơi đây trả lời: “Khu đất trên là của quân đội!”.
Từ đó đến nay, ông Chung và nhiều hộ dân sống trong khu này không được làm các thủ tục hợp thức hóa giấy tờ nhà đất, chỉ được đăng ký tạm vắng, tạm trú ngắn hạn, nhiều quyền lợi khác liên quan đến việc học hành của con cháu không được trọn vẹn.
Chưa có hướng xử lý
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khu đất khoảng 50.000 m2 này có nguồn gốc là đất công. Ban đầu có một số hộ dân trồng cây, thả cá, sau này dần dà khu đất bị lấn chiếm, rồi đầu nậu nhảy vào phân lô, bán nền hoặc xây nhà để bán. Nhiều căn nhà trong khu phố này được rao bán công khai từ năm 2006 đến 2009, việc chào mời đều thông qua nhiều “cò”, có “cò” môi giới vài chục căn nhà là chuyện bình thường. Qua tìm hiểu từ nhiều hộ dân thuộc tổ 2, chúng tôi được biết gần 20 hộ mua nhà ở đây đều thông qua “cò” M. (ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Long An). Mỗi căn nhà “cò” M. rao bán chỉ có hợp đồng mua bán bằng giấy tay do hai bên tự thỏa thuận, ngoài hợp đồng còn có thêm đơn tường trình nguồn gốc đất do ông M. tự viết và đưa cho người mua ký tên, sau đó ông ta ra UBND xã đóng mộc xác nhận chữ ký. Trong tờ khai nguồn gốc này, chúng tôi thấy rất mơ hồ, như mục nguồn gốc đất ghi: “Của ông N.V.N cư ngụ tổ 3, ấp 5, sử dụng trước năm 1975, sang nhượng lại cho bà T.T.S (vợ “cò” M. - PV)”. Còn mục nguồn gốc căn nhà ghi: “Nhà tự xây, không bị phạt, không tranh chấp, hiện đang ở ổn định”.
Về hướng giải quyết, chính quyền huyện Hóc Môn cho biết phải chờ ý kiến chỉ đạo của UBND TP, đồng thời xác định lại ranh giới khu đất. Trước mắt, chính quyền xã vẫn tiếp tục giải quyết các chính sách liên quan đến đời sống dân sinh như đăng ký tạm vắng, tạm trú, học hành của con em các hộ dân, điện, nước, cấp số nhà tạm để quản lý an ninh trật tự...
“Chúng tôi rất mong địa phương xác định rõ ranh giới khu đất, khu nào là đất quốc phòng, khu nào là đất của dân để tiến hành hợp thức hóa chứ hiện nay ranh giới này còn mập mờ, sống trong tình cảnh nhà không số, phố không tên thì lo lắm!” - ông Nguyễn Quang Chung nói.
Theo Người Lao Động