Nhiều DN BĐS chọn phương án “ngược dòng”
Trong bối cảnh phần lớn các doanh nghiệp bất động sản thiếu vốn, phải dừng triển khai, thì thị trường lại xuất hiện một số doanh nghiệp “lội ngược dòng” chọn đây là thời điểm triển khai dự án.
Bởi với những lợi thế là có được nguồn vốn tự có ổn định, không chịu áp lực nhiều bởi lãi vay ngân hàng, thì cơ bản những dự án này sẽ có ưu thế cạnh tranh về giá hơn hẳn so với những dự án chịu áp lực lớn về lãi vay. Đó là chưa kể triển khai trong lúc này, họ sẽ có được những sản phẩm đón đầu khi thị trường hồi phục.
Sẵn sàng trong tay lượng tiền mặt vài trăm tỷ đồng, không phải vay ngân hàng, cộng với ưu thế là tự thi công, không phải thuê máy móc thiết bị, công ty đầu tư xây lắp và thương mại 36 đã chọn thời điểm này là thời điểm triển khai dự án. Mặc dù đây được xem là thời điểm bất lợi với thị trường BĐS, nhất là khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt, thị trường đi xuống và tình trạng nhiều chủ đầu tư phải giảm giá mạnh, bán tháo để có tiền trả nợ ngân hàng.
Đại tá Nguyễn Đăng Giáp, Đại diện chủ đầu tư dự án cho rằng, khó khăn là nhìn thấy, tuy nhiên những tín hiệu đi xuống hiện nay của thị trường chỉ là tạm thời, do nguồn cung tiền bị thắt chặt. Việc người mua không mua trong lúc này phần lớn xuất phát từ tâm lý đám đông, thấy thị trường xuống thì không ai mua. Trong khi nhìn sâu xa, nguồn cung cho thị trường đang lâm vào cảnh bị tắc do doanh nghiệp BĐS không có tiền triển khai dự án. Nguồn cung thời gian tới sẽ giảm mạnh, bởi vậy triển khai lúc này sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị sẵn nguồn cung khi thị trường hồi phục.
Tổng Giám đốc công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long, ông Nguyễn Trí Dũng cũng cùng nhận định: Thực tế là nhiều dự án dừng triển khai không phải vì họ không muốn làm, mà vì không thể nào tiếp cận với nguồn vốn. Bởi vậy, những doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính mạnh, sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác. Nhất là khi không phải vay ngân hàng, họ đã tiết kiệm được khoản chi phí tài chính lên tới gần 30%/năm. Trong khi nhiều DN BĐS đang phải đối mặt với chi phí tài chính từ sự tăng giá của vật liệu, nhân công, đặc biệt là chi phí lãi vay lên tới gần 40%.
Theo nguồn tin từ một số ban ngành của thành phố Hà Nội, nhiều dự án được thông qua từ đợt rà soát giai đoạn 1 cách đây gần 1 năm vẫn chưa triển khai do không thu xếp được nguồn vốn. Nếu tình trạng thiếu vốn này vẫn kéo dài, thì không ngoại trừ khả năng, thị trường phải đối mặt với khả năng khan hiếm nguồn cung trong thời gian tới. Và rất có thể đây sẽ là cơ hội cho các dự án được khởi công và đẩy mạnh tiến độ ngay từ bây giờ.
Bởi với những lợi thế là có được nguồn vốn tự có ổn định, không chịu áp lực nhiều bởi lãi vay ngân hàng, thì cơ bản những dự án này sẽ có ưu thế cạnh tranh về giá hơn hẳn so với những dự án chịu áp lực lớn về lãi vay. Đó là chưa kể triển khai trong lúc này, họ sẽ có được những sản phẩm đón đầu khi thị trường hồi phục.
Sẵn sàng trong tay lượng tiền mặt vài trăm tỷ đồng, không phải vay ngân hàng, cộng với ưu thế là tự thi công, không phải thuê máy móc thiết bị, công ty đầu tư xây lắp và thương mại 36 đã chọn thời điểm này là thời điểm triển khai dự án. Mặc dù đây được xem là thời điểm bất lợi với thị trường BĐS, nhất là khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt, thị trường đi xuống và tình trạng nhiều chủ đầu tư phải giảm giá mạnh, bán tháo để có tiền trả nợ ngân hàng.
Đại tá Nguyễn Đăng Giáp, Đại diện chủ đầu tư dự án cho rằng, khó khăn là nhìn thấy, tuy nhiên những tín hiệu đi xuống hiện nay của thị trường chỉ là tạm thời, do nguồn cung tiền bị thắt chặt. Việc người mua không mua trong lúc này phần lớn xuất phát từ tâm lý đám đông, thấy thị trường xuống thì không ai mua. Trong khi nhìn sâu xa, nguồn cung cho thị trường đang lâm vào cảnh bị tắc do doanh nghiệp BĐS không có tiền triển khai dự án. Nguồn cung thời gian tới sẽ giảm mạnh, bởi vậy triển khai lúc này sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị sẵn nguồn cung khi thị trường hồi phục.
Tổng Giám đốc công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long, ông Nguyễn Trí Dũng cũng cùng nhận định: Thực tế là nhiều dự án dừng triển khai không phải vì họ không muốn làm, mà vì không thể nào tiếp cận với nguồn vốn. Bởi vậy, những doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính mạnh, sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác. Nhất là khi không phải vay ngân hàng, họ đã tiết kiệm được khoản chi phí tài chính lên tới gần 30%/năm. Trong khi nhiều DN BĐS đang phải đối mặt với chi phí tài chính từ sự tăng giá của vật liệu, nhân công, đặc biệt là chi phí lãi vay lên tới gần 40%.
Theo nguồn tin từ một số ban ngành của thành phố Hà Nội, nhiều dự án được thông qua từ đợt rà soát giai đoạn 1 cách đây gần 1 năm vẫn chưa triển khai do không thu xếp được nguồn vốn. Nếu tình trạng thiếu vốn này vẫn kéo dài, thì không ngoại trừ khả năng, thị trường phải đối mặt với khả năng khan hiếm nguồn cung trong thời gian tới. Và rất có thể đây sẽ là cơ hội cho các dự án được khởi công và đẩy mạnh tiến độ ngay từ bây giờ.
Theo VTV