"Ngã ngửa", choáng váng sau 1 tháng "săn" nhà giá thấp
Vui mừng vì có trong tay hơn 1 tỷ để mua nhà nhưng khi khảo sát thực tế, vợ chồng tôi mới ngã ngửa vì nhiều chuyện bi hài.
Mặc dù thời gian qua, trên nhiều phương tiện truyền thông đã đề cập đến những khó khăn, cơ hội cũng như bất trắc có thể gặp phải với những người có nhu cầu về căn hộ giá thấp trong thời điểm này. Tuy nhiên, nếu thử một lần theo chân người dân đi "săn" nhà giá thấp mới thấy hết những gian nan đến mức bi hài của nó. Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam xin đăng tải câu chuyện "săn" nhà giá thấp của một đôi vợ chồng mới cưới dưới đây để giúp bạn đọc có thêm một góc nhìn khác về thị trường BĐS này.
"Tôi suýt bỏ tiền tỷ mua... tầng tum"
Gần 1 tháng tìm kiếm nhà ở, đến giờ tôi mới thật sự thấm thía câu nói "cửa miệng" của những người đi trước “tìm nhà giá thấp, khó như lên giời”.
Với quỹ tiền hơn 1 tỷ trong tay, trước đó tôi đã vạch ra nhiều phương án: Thứ nhất: Mua nhà dự án theo kiểu trả góp. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế thị trường khó khăn, bất động sản trầm lắng, nhiều doanh nghiệp nhà đất đã phá sản, đầu tư cho một dự án BĐS nào đó trong thời điểm này khá... nguy hiểm. Khó ai có thể dám chắc rằng chúng không bị chậm tiến độ, mà chúng tôi lại đang cần ở nhà ngay, nên phương án này bị loại.
Lựa chọn thứ hai là nhà tập thể. Tuy nhiên, những căn hộ dạng này thường được xây dựng từ lâu với diện tích nhỏ hẹp, phòng ngủ như phòng khách, không tách bạch, riêng rẽ, khiến những người trẻ tuổi như chúng tôi lần đầu tiên nhìn thấy đã lắc đầu, xua tay.
Phương án thứ 3 dường như khả quan, phù hợp nhất hiện nay với những người ít tiền đó là nhà chung cư mini với diện tích từ 30 – 60m2, tầm tiền từ 800 – 1,5 tỷ đồng. Loại hình nhà này mấy năm gần đây nở rộ nhất là khi Nghị định 71 ra đời, công nhận tính pháp lý của chung cư mini. Chỉ cần một lệnh search trên mạng, người mua có thể tìm kiếm được hàng loạt các rao vặt, tư vấn, mua bán. Rôm rả nhất là tại các ngõ nhỏ thuộc các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình, Đống Đa và huyện Từ Liêm.
Căn nhà đầu tiên chúng tôi xem được giới thiệu là tọa lạc trên vị trí đắc địa, ngay sát khu đô thị mới Xuân Phương, cách thị trấn cầu diễn 1,2 km, căn 45 m2 được rao bán với giá 850 triệu đồng/căn. Mức giá này có thể coi là hấp dẫn với số tiền trên 1 tỷ mà chúng tôi đang có.
Chưa kịp vui mừng, khi tới xem xét thực tế, chúng tôi lại sầm mặt lại vì căn 45m2 này chỉ có một phòng ngủ. “Ở mỗi 2 vợ chồng thì được nhưng khi có cháu nhỏ, bà nội lên chăm cần một phòng ngủ riêng thì nhà có 1 phòng ngủ lại quá bất tiện và chật chội”, ông xã tôi nhận xét. Hơn nữa, chất lượng thi công của tòa nhà rất kém, kiểm tra sàn nhà bằng gỗ, chúng tôi cảm tưởng rất ọp ẹp, bập bềnh như kiểu đang đi trên sóng...
Rời Xuân Phương, qua một người quen giới thiệu, chúng tôi tìm tới căn hộ ở Đại Mỗ (Từ Liêm). Với diện tích 50m2, căn hộ này được thiết kế rất khoa học, vuông vức với 2 phòng ngủ, một vệ sinh, một bếp, một ban công. Điều tôi thích nhất ở căn hộ này đó là sự bày trí thông minh, tạo cho người mua cảm giác căn hộ này rộng rãi và thoải mái. Tất cả các phòng từ tầng 1 tới tầng 6 đều đã bán hết, chỉ còn tầng 7 và tầng 8 là còn phòng trống.
Sau khi xem xong, chủ đầu tư liên tục hối thúc chúng tôi quyết định sớm, giá tiền mà họ ưu đãi cho chúng tôi cũng khá mềm: 1,050 tỷ đồng. “Nếu ưng ý thì đặt cọc trước vì nhiều người hỏi lắm. Khu này xa trung tâm nên mới có giá thế, chứ bây giờ lên mấy khu trung tâm như Đống Đa, Tôn Đức Thắng… giá trên 1,5 tỷ đồng/căn, diện tích cũng chỉ 40m2 đổ lại”, chủ đầu tư nói chắc nịch.
Bụng mừng thầm vì tìm được căn nhà ưng ý, tuy nhiên tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi mới vỡ lẽ: khu chung cư mini này mới chỉ có giấy phép xây dựng 6 tầng (tầng 7 hoặc tầng 8 mà chúng tôi định mua thực chất là tầng tum). Những người dân sống ở đây cũng đang đấu tranh với chủ đầu tư về diện tích nhà để xe quá chật, bị cắt xén để xây thêm căn hộ ở ngay dưới tầng hầm.
“Sống ở chung cư mini là vậy, đã không có các tiện ích cho con trẻ như sân chơi, hồ bơi, phòng sinh hoạt cộng đồng,… mà đến chỗ để xe cũng chật kín. Ngõ ngách khó đi lại, hơn 100 người chui trong một cái cầu thang máy, nếu có hỏa hoạn, chắc chỉ còn đường chết” – chị H., dân cư tại chung cư mini Đại Mỗ than thở với tôi.
Dường như muốn tạo niềm tin và sự an toàn cho những người sống trong khu vực, nhiều khu chung cư mini đều được thiết kế khá kín cổng cao tường, dốc đứng theo hình chữ nhật thon dài. Bên cạnh đó, việc nếu khu chung cư không khóa cổng thì sẽ không đảm bảo an ninh, trật tự, nhưng nếu khóa chặt cổng rồi nếu xảy ra cháy, nổ thì đúng là... khó lòng chạy nhanh được!
Sổ đỏ vẫn là chuyện “khó lắm, còn xem xét dài dài”
Để mua chung cư mini, điều khiến vợ chồng tôi đau đầu nhất là vấn đề sổ đỏ. Mặc dù luật pháp cho phép cấp giấy chứng nhận nhưng giao dịch ở nhiều nơi vẫn chỉ là hợp đồng viết tay, thậm chí, chính anh Lâm – chủ đầu tư chung cư mini ở Hồ Tùng Mậu cũng thừa nhận với tôi: “Khó lắm, các quận, các huyện sẽ đùn đẩy nhau, người này bảo người kia, còn xem xét dài dài”.
Lý giải về điều này, một số lãnh đạo sở xây dựng cho rằng: Nó xuất phát từ việc không tuân thủ của chủ sở hữu chung cư mini.
Hầu hết các chủ hộ đều xin giấy phép xây dựng dưới dạng nhà ở. Trong khi lẽ ra họ phải nói rõ mục đích chia thành nhiều căn hộ để bán. Khi đó UBND quận, huyện sẽ xét đến quy hoạch, hạ tầng, quy mô dân số của khu vực... để quyết định cho xây hay không.
Nếu từ nhà riêng lẻ biến thành chung cư mini thì khi bán căn hộ, cơ quan chức năng sẽ xem xét và nếu không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chung cư thì cơ quan có thẩm quyền không công nhận việc mua bán giữa các bên với nhau.
Hơn nữa, khi tiến hành các giao dịch tại các chung cư mini hầu hết các chủ đầu tư đều hứa rằng đảm bảo đủ các loại giấy tờ, quy hoạch, giấy phép. Tình trạng chung các chung cư mi ni được xây dựng trong các ngõ ngách, nhưng hầu hết đều bất chấp những quy định an toàn về xây dựng, cấp phép hay những quy định về diện tích, không gian, phòng cháy chữa cháy…
Sau tất cả, tôi tự đặt ra câu hỏi: Có nên chăng khi tôi bỏ tiền tỷ ra để mua lấy cái bực mình, ẩn họa còn chưa lường hết, hay tôi đi thuê nhà vẫn bảo toàn được nguồn vốn, gửi tiết kiệm ngân hàng, hàng tháng có một khoản lãi? Nhưng nếu thuê nhà, cái cảm giác “sống tạm bợ” khiến tôi lại rùng mình.
Tôi tự nhủ: Những người thu nhập thấp như chúng tôi đến bao giờ mới được an cư lạc nghiệp?!
Mặc dù thời gian qua, trên nhiều phương tiện truyền thông đã đề cập đến những khó khăn, cơ hội cũng như bất trắc có thể gặp phải với những người có nhu cầu về căn hộ giá thấp trong thời điểm này. Tuy nhiên, nếu thử một lần theo chân người dân đi "săn" nhà giá thấp mới thấy hết những gian nan đến mức bi hài của nó. Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam xin đăng tải câu chuyện "săn" nhà giá thấp của một đôi vợ chồng mới cưới dưới đây để giúp bạn đọc có thêm một góc nhìn khác về thị trường BĐS này.
"Tôi suýt bỏ tiền tỷ mua... tầng tum"
Gần 1 tháng tìm kiếm nhà ở, đến giờ tôi mới thật sự thấm thía câu nói "cửa miệng" của những người đi trước “tìm nhà giá thấp, khó như lên giời”.
Với quỹ tiền hơn 1 tỷ trong tay, trước đó tôi đã vạch ra nhiều phương án: Thứ nhất: Mua nhà dự án theo kiểu trả góp. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế thị trường khó khăn, bất động sản trầm lắng, nhiều doanh nghiệp nhà đất đã phá sản, đầu tư cho một dự án BĐS nào đó trong thời điểm này khá... nguy hiểm. Khó ai có thể dám chắc rằng chúng không bị chậm tiến độ, mà chúng tôi lại đang cần ở nhà ngay, nên phương án này bị loại.
Lựa chọn thứ hai là nhà tập thể. Tuy nhiên, những căn hộ dạng này thường được xây dựng từ lâu với diện tích nhỏ hẹp, phòng ngủ như phòng khách, không tách bạch, riêng rẽ, khiến những người trẻ tuổi như chúng tôi lần đầu tiên nhìn thấy đã lắc đầu, xua tay.
Một căn hộ chung cư mini giá rẻ được rao bán trên mạng.
Phương án thứ 3 dường như khả quan, phù hợp nhất hiện nay với những người ít tiền đó là nhà chung cư mini với diện tích từ 30 – 60m2, tầm tiền từ 800 – 1,5 tỷ đồng. Loại hình nhà này mấy năm gần đây nở rộ nhất là khi Nghị định 71 ra đời, công nhận tính pháp lý của chung cư mini. Chỉ cần một lệnh search trên mạng, người mua có thể tìm kiếm được hàng loạt các rao vặt, tư vấn, mua bán. Rôm rả nhất là tại các ngõ nhỏ thuộc các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình, Đống Đa và huyện Từ Liêm.
Căn nhà đầu tiên chúng tôi xem được giới thiệu là tọa lạc trên vị trí đắc địa, ngay sát khu đô thị mới Xuân Phương, cách thị trấn cầu diễn 1,2 km, căn 45 m2 được rao bán với giá 850 triệu đồng/căn. Mức giá này có thể coi là hấp dẫn với số tiền trên 1 tỷ mà chúng tôi đang có.
Chưa kịp vui mừng, khi tới xem xét thực tế, chúng tôi lại sầm mặt lại vì căn 45m2 này chỉ có một phòng ngủ. “Ở mỗi 2 vợ chồng thì được nhưng khi có cháu nhỏ, bà nội lên chăm cần một phòng ngủ riêng thì nhà có 1 phòng ngủ lại quá bất tiện và chật chội”, ông xã tôi nhận xét. Hơn nữa, chất lượng thi công của tòa nhà rất kém, kiểm tra sàn nhà bằng gỗ, chúng tôi cảm tưởng rất ọp ẹp, bập bềnh như kiểu đang đi trên sóng...
Cầu thang bộ đồng thời là nơi thoát hiểm duy nhất ở chung cư mini. (Ảnh: Lê Linh)
Rời Xuân Phương, qua một người quen giới thiệu, chúng tôi tìm tới căn hộ ở Đại Mỗ (Từ Liêm). Với diện tích 50m2, căn hộ này được thiết kế rất khoa học, vuông vức với 2 phòng ngủ, một vệ sinh, một bếp, một ban công. Điều tôi thích nhất ở căn hộ này đó là sự bày trí thông minh, tạo cho người mua cảm giác căn hộ này rộng rãi và thoải mái. Tất cả các phòng từ tầng 1 tới tầng 6 đều đã bán hết, chỉ còn tầng 7 và tầng 8 là còn phòng trống.
Sau khi xem xong, chủ đầu tư liên tục hối thúc chúng tôi quyết định sớm, giá tiền mà họ ưu đãi cho chúng tôi cũng khá mềm: 1,050 tỷ đồng. “Nếu ưng ý thì đặt cọc trước vì nhiều người hỏi lắm. Khu này xa trung tâm nên mới có giá thế, chứ bây giờ lên mấy khu trung tâm như Đống Đa, Tôn Đức Thắng… giá trên 1,5 tỷ đồng/căn, diện tích cũng chỉ 40m2 đổ lại”, chủ đầu tư nói chắc nịch.
Bụng mừng thầm vì tìm được căn nhà ưng ý, tuy nhiên tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi mới vỡ lẽ: khu chung cư mini này mới chỉ có giấy phép xây dựng 6 tầng (tầng 7 hoặc tầng 8 mà chúng tôi định mua thực chất là tầng tum). Những người dân sống ở đây cũng đang đấu tranh với chủ đầu tư về diện tích nhà để xe quá chật, bị cắt xén để xây thêm căn hộ ở ngay dưới tầng hầm.
Vì diện tích nhỏ hẹp nên các khu chung cư đều xây thẳng đứng, kín cổng cao tường, khi có cháy nổ xảy ra rất nguy hiểm. |
“Sống ở chung cư mini là vậy, đã không có các tiện ích cho con trẻ như sân chơi, hồ bơi, phòng sinh hoạt cộng đồng,… mà đến chỗ để xe cũng chật kín. Ngõ ngách khó đi lại, hơn 100 người chui trong một cái cầu thang máy, nếu có hỏa hoạn, chắc chỉ còn đường chết” – chị H., dân cư tại chung cư mini Đại Mỗ than thở với tôi.
Dường như muốn tạo niềm tin và sự an toàn cho những người sống trong khu vực, nhiều khu chung cư mini đều được thiết kế khá kín cổng cao tường, dốc đứng theo hình chữ nhật thon dài. Bên cạnh đó, việc nếu khu chung cư không khóa cổng thì sẽ không đảm bảo an ninh, trật tự, nhưng nếu khóa chặt cổng rồi nếu xảy ra cháy, nổ thì đúng là... khó lòng chạy nhanh được!
Sổ đỏ vẫn là chuyện “khó lắm, còn xem xét dài dài”
Để mua chung cư mini, điều khiến vợ chồng tôi đau đầu nhất là vấn đề sổ đỏ. Mặc dù luật pháp cho phép cấp giấy chứng nhận nhưng giao dịch ở nhiều nơi vẫn chỉ là hợp đồng viết tay, thậm chí, chính anh Lâm – chủ đầu tư chung cư mini ở Hồ Tùng Mậu cũng thừa nhận với tôi: “Khó lắm, các quận, các huyện sẽ đùn đẩy nhau, người này bảo người kia, còn xem xét dài dài”.
Lý giải về điều này, một số lãnh đạo sở xây dựng cho rằng: Nó xuất phát từ việc không tuân thủ của chủ sở hữu chung cư mini.
Hầu hết các chủ hộ đều xin giấy phép xây dựng dưới dạng nhà ở. Trong khi lẽ ra họ phải nói rõ mục đích chia thành nhiều căn hộ để bán. Khi đó UBND quận, huyện sẽ xét đến quy hoạch, hạ tầng, quy mô dân số của khu vực... để quyết định cho xây hay không.
Nếu từ nhà riêng lẻ biến thành chung cư mini thì khi bán căn hộ, cơ quan chức năng sẽ xem xét và nếu không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chung cư thì cơ quan có thẩm quyền không công nhận việc mua bán giữa các bên với nhau.
Kết quả kiểm tra đột xuất tại 16 xã, phường thuộc 11 quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội tháng 5/2011 vừa qua cho thấy, không chung cư mini nào đáp ứng đầy đủ các quy định để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. |
Hơn nữa, khi tiến hành các giao dịch tại các chung cư mini hầu hết các chủ đầu tư đều hứa rằng đảm bảo đủ các loại giấy tờ, quy hoạch, giấy phép. Tình trạng chung các chung cư mi ni được xây dựng trong các ngõ ngách, nhưng hầu hết đều bất chấp những quy định an toàn về xây dựng, cấp phép hay những quy định về diện tích, không gian, phòng cháy chữa cháy…
Sau tất cả, tôi tự đặt ra câu hỏi: Có nên chăng khi tôi bỏ tiền tỷ ra để mua lấy cái bực mình, ẩn họa còn chưa lường hết, hay tôi đi thuê nhà vẫn bảo toàn được nguồn vốn, gửi tiết kiệm ngân hàng, hàng tháng có một khoản lãi? Nhưng nếu thuê nhà, cái cảm giác “sống tạm bợ” khiến tôi lại rùng mình.
Tôi tự nhủ: Những người thu nhập thấp như chúng tôi đến bao giờ mới được an cư lạc nghiệp?!
Theo GDVN