Nên đầu tư vào đâu?
Thị trường BĐS tuần qua sôi sục với thông tin NHNN có quyết định loại trừ khoản vay đối với dự án hoàn thành sau năm 2012 ra khỏi dư nợ BĐS.
Đây được xem là tín hiệu "cởi trói" cho các doanh nghiệp BĐS. Với lãi suất huy động được dự báo sẽ hạ xuống 10%/năm, một nguồn tiền lớn đang chực chờ rót vào thị trường BĐS. Tuy nhiên, ở thời điểm này đầu tư vào đâu có hiệu quả đang làm đau đầu nhiều NĐT.
Tin tốt đến từ phía đông bắc
Thông tin chiều 14.4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với TP.Hà Nội để xem xét bản quy hoạch chi tiết hai bên trục đường Nhật Tân - Nội Bài và chỉ đạo TP Hà Nội sớm đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt là nguồn lực tài chính để triển khai nhanh nhất quy hoạch này đã được giới đầu tư đón nhận như một thông tin tốt với thị trường BĐS vùng đông bắc sông Hồng. Đây được xem là cửa ngõ mới và đặc biệt quan trọng của Hà Nội, kết nối trực tiếp sân bay quốc tế Nội Bài với trung tâm chính trị Ba Đình. Trục đường với mặt cắt trên 100m này được đánh giá là cửa ngõ mới của thủ đô và sẽ kết nối hàng loạt đô thị khu vực bắc sông Hồng, mở ra hướng phát triển mới cho Hà Nội. Ở hai bên đường sẽ hình thành quần thể đô thị ASEAN City Hà Nội và trung tâm tài chính - NH mới của thành phố.
Cũng theo thông tin chính thức từ UBND TP.Hà Nội, trong giai đoạn 2011-2020, Hà Nội tập trung kêu gọi đầu tư nước ngoài vào khu vực phía đông vành đai 4 và khu vực Đông Anh, Mê Linh. Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, hoàn chỉnh các khu quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng huyện, các quy hoạch chuyên ngành... làm cơ sở để để xác định các dự án đầu tư trọng điểm để thực hiện đầu tư.
Ngoài việc tập trung phát triển khu đô thị, Hà Nội cũng đã định hướng tập trung đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Với định hướng, chỉ tiếp nhận các khu công nghiệp sách, sử dụng công nghệ cao, có quy mô đầu tư lớn, hiệu quả. Còn các khu công nghiệp nằm trong các quận nội thành và vùng đô thị hạt nhân theo quy hoạch vùng thủ đô từng bước chuyển đổi chức năng sang đô thị, dịch vụ hoặc chuyển đổi tính chất sang công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao...
Lợi thế về giá
Theo ông Nguyễn Văn An – GĐ sàn BĐS Đất Vàng, so với mặt bằng đất khu vực phía tây thì giá đất khu vực phía đông và phía bắc sông Hồng quả thực đang ở mức khá hấp dẫn. Các khu đô thị mới Cienco5 Mê Linh, Hà Phong... đến thời điểm này đã hoàn thành cơ sở hạ tầng, chuẩn bị bàn giao sổ đỏ cho NĐT nhưng giá cũng chỉ dao động chưa đến 20 triệu đồng/m2. Giá đất mặt đường Nguyễn Văn Cừ chưa đến 200 triệu đồng/m2, đất trong ngõ to từ 3,5-5m gần mặt đường giá khoảng 80 triệu đồng/m2... Đây là mức giá tốt so với giá đất mặt đường ở nhiều khu vực khác của Hà Nội.
Thậm chí, với mức giá hiện tại của khu vực phía đông bắc Hà Nội, CBRE Việt Nam – một Cty có thâm niên lâu năm về nghiên cứu thị trường BĐS Việt Nam, còn cho rằng, năm 2012 sẽ có một sự dịch chuyển đầu tư từ phía tây sang khu vực này. Cty này phân tích, sở dĩ lâu nay thị trường BĐS phía đông bắc chưa nhận được nhiều sự quan tâm của NĐT do tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông chưa thuận lợi, tâm lý của người dân vẫn ngại qua sông. Tuy nhiên, với việc thông xe một loạt cầu như cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy và tới đây là cầu Nhật Tân, khoảng cách giữa trung tâm thủ đô với bên kia sông Hồng đã được rút ngắn, làm tăng thêm giá trị BĐS khu vực này.
Bên cạnh đó, việc nhiều DN BĐS lớn như Vincom, Berjaya, Him Lam, Guamada Land... đã không ngần ngại đổ tiền vào phía đông bắc, hình thành các KĐT mới giáp ranh với trung tâm thành phố đã làm khu vực này trở thành một khu vực đông dân cư, với hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, cũng là những yếu tố quan trọng để khẳng định giá trị BĐS khu vực.
Được biết, một "ông lớn" trong ngành xây dựng: Tập đoàn Nhà và Phát triển đô thị (HUD) - vừa đề nghị TP.Hà Nội giao triển khai 2 khu vệ tinh là Phú Xuyên và Sóc Sơn và cho biết, tập đoàn này sẽ tập trung đầu tư hạ tầng chính, hạ tầng khung 2 khu vệ tinh trên. Theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh gồm đô thị Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm. Như vậy, không có lý không tin tưởng tới đây thị trường BĐS phía đông bắc Hà Nội không khởi sắc!
KĐT sinh thái Vincom Village được đánh giá là KĐT làm thay đổi diện mạo thị trường BĐS phía đông Hà Nội. Ảnh: Bình An |
Đây được xem là tín hiệu "cởi trói" cho các doanh nghiệp BĐS. Với lãi suất huy động được dự báo sẽ hạ xuống 10%/năm, một nguồn tiền lớn đang chực chờ rót vào thị trường BĐS. Tuy nhiên, ở thời điểm này đầu tư vào đâu có hiệu quả đang làm đau đầu nhiều NĐT.
Tin tốt đến từ phía đông bắc
Thông tin chiều 14.4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với TP.Hà Nội để xem xét bản quy hoạch chi tiết hai bên trục đường Nhật Tân - Nội Bài và chỉ đạo TP Hà Nội sớm đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt là nguồn lực tài chính để triển khai nhanh nhất quy hoạch này đã được giới đầu tư đón nhận như một thông tin tốt với thị trường BĐS vùng đông bắc sông Hồng. Đây được xem là cửa ngõ mới và đặc biệt quan trọng của Hà Nội, kết nối trực tiếp sân bay quốc tế Nội Bài với trung tâm chính trị Ba Đình. Trục đường với mặt cắt trên 100m này được đánh giá là cửa ngõ mới của thủ đô và sẽ kết nối hàng loạt đô thị khu vực bắc sông Hồng, mở ra hướng phát triển mới cho Hà Nội. Ở hai bên đường sẽ hình thành quần thể đô thị ASEAN City Hà Nội và trung tâm tài chính - NH mới của thành phố.
Cũng theo thông tin chính thức từ UBND TP.Hà Nội, trong giai đoạn 2011-2020, Hà Nội tập trung kêu gọi đầu tư nước ngoài vào khu vực phía đông vành đai 4 và khu vực Đông Anh, Mê Linh. Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, hoàn chỉnh các khu quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng huyện, các quy hoạch chuyên ngành... làm cơ sở để để xác định các dự án đầu tư trọng điểm để thực hiện đầu tư.
Ngoài việc tập trung phát triển khu đô thị, Hà Nội cũng đã định hướng tập trung đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Với định hướng, chỉ tiếp nhận các khu công nghiệp sách, sử dụng công nghệ cao, có quy mô đầu tư lớn, hiệu quả. Còn các khu công nghiệp nằm trong các quận nội thành và vùng đô thị hạt nhân theo quy hoạch vùng thủ đô từng bước chuyển đổi chức năng sang đô thị, dịch vụ hoặc chuyển đổi tính chất sang công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao...
Lợi thế về giá
Theo ông Nguyễn Văn An – GĐ sàn BĐS Đất Vàng, so với mặt bằng đất khu vực phía tây thì giá đất khu vực phía đông và phía bắc sông Hồng quả thực đang ở mức khá hấp dẫn. Các khu đô thị mới Cienco5 Mê Linh, Hà Phong... đến thời điểm này đã hoàn thành cơ sở hạ tầng, chuẩn bị bàn giao sổ đỏ cho NĐT nhưng giá cũng chỉ dao động chưa đến 20 triệu đồng/m2. Giá đất mặt đường Nguyễn Văn Cừ chưa đến 200 triệu đồng/m2, đất trong ngõ to từ 3,5-5m gần mặt đường giá khoảng 80 triệu đồng/m2... Đây là mức giá tốt so với giá đất mặt đường ở nhiều khu vực khác của Hà Nội.
Thậm chí, với mức giá hiện tại của khu vực phía đông bắc Hà Nội, CBRE Việt Nam – một Cty có thâm niên lâu năm về nghiên cứu thị trường BĐS Việt Nam, còn cho rằng, năm 2012 sẽ có một sự dịch chuyển đầu tư từ phía tây sang khu vực này. Cty này phân tích, sở dĩ lâu nay thị trường BĐS phía đông bắc chưa nhận được nhiều sự quan tâm của NĐT do tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông chưa thuận lợi, tâm lý của người dân vẫn ngại qua sông. Tuy nhiên, với việc thông xe một loạt cầu như cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy và tới đây là cầu Nhật Tân, khoảng cách giữa trung tâm thủ đô với bên kia sông Hồng đã được rút ngắn, làm tăng thêm giá trị BĐS khu vực này.
Bên cạnh đó, việc nhiều DN BĐS lớn như Vincom, Berjaya, Him Lam, Guamada Land... đã không ngần ngại đổ tiền vào phía đông bắc, hình thành các KĐT mới giáp ranh với trung tâm thành phố đã làm khu vực này trở thành một khu vực đông dân cư, với hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, cũng là những yếu tố quan trọng để khẳng định giá trị BĐS khu vực.
Được biết, một "ông lớn" trong ngành xây dựng: Tập đoàn Nhà và Phát triển đô thị (HUD) - vừa đề nghị TP.Hà Nội giao triển khai 2 khu vệ tinh là Phú Xuyên và Sóc Sơn và cho biết, tập đoàn này sẽ tập trung đầu tư hạ tầng chính, hạ tầng khung 2 khu vệ tinh trên. Theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh gồm đô thị Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm. Như vậy, không có lý không tin tưởng tới đây thị trường BĐS phía đông bắc Hà Nội không khởi sắc!
Theo Lao động