Mỏi mắt chờ Luật Kiến trúc sư
Diện mạo kiến trúc nhiều nơi hiện nay nhộn nhạo đòi hỏi sự ra đời Luật Kiến trúc sư (KTS) để góp phần chấn chỉnh, thay đổi. Nhưng đề xuất thì đã lâu, còn hiện thực hóa thì chưa biết đến khi nào.
Nhộn nhạo vì thiếu… luật
Việc cần có luật hành nghề của kiến trúc sư được bàn thảo từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Nhưng, cho đến nay mong ước về một văn bản pháp luật đủ cơ sở để quản lý, điều chỉnh các hoạt động hành nghề của KTS vẫn chưa thành hiện thực. Trong khi vấn đề “đô thị hóa” đang diễn ra ồn ào khắp nơi thì nhiều cơ quan chức năng vẫn nghĩ về Luật KTS rất đơn giản, và cho rằng chưa cần thiết.
Thực tế cho thấy, kiến trúc đang lộn xộn bởi thiếu sự điều tiết. Những công trình với kiểu dáng “khó coi” hiện diện khắp đường to, phố nhỏ. Từ lâu người ta đã quen với việc xây dựng ồ ạt mà thiếu một cái nhìn tổng thể và những quy định về kiến trúc. Những mẫu nhà “thậm xấu” được nhân lên nhanh chóng. Những ngôi nhà thô cứng, đối lập với thiên nhiên môi trường mọc lên khắp nơi. Không chỉ nhà dân mà hình dáng nhiều “cơ ngơi” của các cơ quan công quyền, tổ chức cũng không lấy gì làm thanh nhã và đảm bảo công năng hoạt động. Nhận xét về “khúc biến tấu” của kiến trúc Hà Nội, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam cho rằng: “Bản giao hưởng kiến trúc Hà Nội vẫn mải miết tấu lên với đủ loại thanh âm sai cung, lỗi nhịp… không gian đô thị đầy bản sắc thấm đẫm lịch sử ông cha của thành phố nghìn năm tuổi này đang bị cái gọi là “phát triển” phá vỡ”. Kiến tạo nên diện mạo ngổn ngang trên, ngoài những “quan niệm trọc phú”, tùy tiện, thiếu thẩm mĩ của những người bỏ tiền ra xây nhà, không thể không kể thêm hậu quả từ những bản vẽ, phương án thiết kế thiếu nghiêm túc, trình độ hạn chế. KTS Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, xây dựng thì nhiều nhưng tác phẩm ít, chất lượng không cao. Các công ty kiến trúc ra đời một cách tùy tiện. Nhiều sinh viên ra trường, vài năm là có thể thiết kế mẫu nhà. Bên cạnh đó còn là sự can thiệp “thô bạo” của các chủ đầu tư khiến các KTS khi thiết kế nhất nhất phải tuân thủ theo ý muốn của những người có tiền.
Chờ đến bao giờ?
Nhiều quốc gia trên thế giới đã có luật để quản lý hoạt động kiến trúc, hành nghề của KTS, dù hoàn cảnh, bản sắc mỗi nước khác nhau, nhưng nhìn chung Luật đều quy định rõ về năng lực hành nghề, trình độ của KTS cũng như chất lượng sáng tạo. Thực tế kiến trúc và thiết kế, sáng tác mẫu kiến trúc ở nước ta đặt ra vấn đề theo dõi tư cách, hiệu quả hành nghề của KTS, việc cấp chứng chỉ để đảm bảo năng lực KTS, vấn đề hành nghề đối với những người làm công tác giảng dạy hoặc quản lý, vấn đề quản lý và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của các công ty kiến trúc… Cả nước hiện có tới hơn 15.000 KTS và rất nhiều công ty kiến trúc đang hoạt động, nhưng khi các công trình được xây dựng không đảm bảo tính thẩm mỹ, không phục vụ tốt đời sống, hiệu quả không cao hoặc phải sửa chữa hay phá bỏ gây tốn kém thì chưa có quy định gì về trách nhiệm của những người vẽ nên những mẫu công trình đó.
Thời gian qua, Hội KTS Việt Nam đã và đang nghiên cứu, tham khảo luật của một số nước, trong đó có các nước Đông Nam Á và căn cứ vào thực tế trong nước để phác thảo đề cương, tiến tới xây dựng Luật KTS (hoặc Luật Hành nghề KTS hay Luật Kiến trúc). Theo KTS Nguyễn Tấn Vạn, về nguyên tắc thì việc xây dựng luật do các bộ chủ quản, nhưng tổ chức nghề nghiệp như Hội KTS có thể đề nghị việc xây dựng và khi được phép, có thể cố vấn, tham gia vào nghiên cứu soạn thảo. KTS Nguyễn Tấn Vạn cho biết thêm, Hội đã đề nghị các cơ quan như Bộ Xây dựng, Chính phủ, Quốc hội nhằm hướng tới các thủ tục đệ trình, đưa vấn đề Luật KTS vào chương trình nghị sự năm 2013 của Quốc hội.
Nếu được đồng thuận để bắt tay vào soạn thảo thì khoảng năm 2015, Luật KTS mới có khả năng ra đời. Như vậy, cho đến thời điểm rất được hy vọng đó, chắc vẫn có không ít ngôi nhà, công trình “không đẹp” mọc lên trong tình hình xây dựng ồ ạt hiện nay.
Nhiều ngôi nhà có điều kiện ra đời vì thiếu quy định quản lý hành nghề |
Nhộn nhạo vì thiếu… luật
Việc cần có luật hành nghề của kiến trúc sư được bàn thảo từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Nhưng, cho đến nay mong ước về một văn bản pháp luật đủ cơ sở để quản lý, điều chỉnh các hoạt động hành nghề của KTS vẫn chưa thành hiện thực. Trong khi vấn đề “đô thị hóa” đang diễn ra ồn ào khắp nơi thì nhiều cơ quan chức năng vẫn nghĩ về Luật KTS rất đơn giản, và cho rằng chưa cần thiết.
Thực tế cho thấy, kiến trúc đang lộn xộn bởi thiếu sự điều tiết. Những công trình với kiểu dáng “khó coi” hiện diện khắp đường to, phố nhỏ. Từ lâu người ta đã quen với việc xây dựng ồ ạt mà thiếu một cái nhìn tổng thể và những quy định về kiến trúc. Những mẫu nhà “thậm xấu” được nhân lên nhanh chóng. Những ngôi nhà thô cứng, đối lập với thiên nhiên môi trường mọc lên khắp nơi. Không chỉ nhà dân mà hình dáng nhiều “cơ ngơi” của các cơ quan công quyền, tổ chức cũng không lấy gì làm thanh nhã và đảm bảo công năng hoạt động. Nhận xét về “khúc biến tấu” của kiến trúc Hà Nội, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam cho rằng: “Bản giao hưởng kiến trúc Hà Nội vẫn mải miết tấu lên với đủ loại thanh âm sai cung, lỗi nhịp… không gian đô thị đầy bản sắc thấm đẫm lịch sử ông cha của thành phố nghìn năm tuổi này đang bị cái gọi là “phát triển” phá vỡ”. Kiến tạo nên diện mạo ngổn ngang trên, ngoài những “quan niệm trọc phú”, tùy tiện, thiếu thẩm mĩ của những người bỏ tiền ra xây nhà, không thể không kể thêm hậu quả từ những bản vẽ, phương án thiết kế thiếu nghiêm túc, trình độ hạn chế. KTS Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, xây dựng thì nhiều nhưng tác phẩm ít, chất lượng không cao. Các công ty kiến trúc ra đời một cách tùy tiện. Nhiều sinh viên ra trường, vài năm là có thể thiết kế mẫu nhà. Bên cạnh đó còn là sự can thiệp “thô bạo” của các chủ đầu tư khiến các KTS khi thiết kế nhất nhất phải tuân thủ theo ý muốn của những người có tiền.
Chờ đến bao giờ?
Nhiều quốc gia trên thế giới đã có luật để quản lý hoạt động kiến trúc, hành nghề của KTS, dù hoàn cảnh, bản sắc mỗi nước khác nhau, nhưng nhìn chung Luật đều quy định rõ về năng lực hành nghề, trình độ của KTS cũng như chất lượng sáng tạo. Thực tế kiến trúc và thiết kế, sáng tác mẫu kiến trúc ở nước ta đặt ra vấn đề theo dõi tư cách, hiệu quả hành nghề của KTS, việc cấp chứng chỉ để đảm bảo năng lực KTS, vấn đề hành nghề đối với những người làm công tác giảng dạy hoặc quản lý, vấn đề quản lý và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của các công ty kiến trúc… Cả nước hiện có tới hơn 15.000 KTS và rất nhiều công ty kiến trúc đang hoạt động, nhưng khi các công trình được xây dựng không đảm bảo tính thẩm mỹ, không phục vụ tốt đời sống, hiệu quả không cao hoặc phải sửa chữa hay phá bỏ gây tốn kém thì chưa có quy định gì về trách nhiệm của những người vẽ nên những mẫu công trình đó.
Thời gian qua, Hội KTS Việt Nam đã và đang nghiên cứu, tham khảo luật của một số nước, trong đó có các nước Đông Nam Á và căn cứ vào thực tế trong nước để phác thảo đề cương, tiến tới xây dựng Luật KTS (hoặc Luật Hành nghề KTS hay Luật Kiến trúc). Theo KTS Nguyễn Tấn Vạn, về nguyên tắc thì việc xây dựng luật do các bộ chủ quản, nhưng tổ chức nghề nghiệp như Hội KTS có thể đề nghị việc xây dựng và khi được phép, có thể cố vấn, tham gia vào nghiên cứu soạn thảo. KTS Nguyễn Tấn Vạn cho biết thêm, Hội đã đề nghị các cơ quan như Bộ Xây dựng, Chính phủ, Quốc hội nhằm hướng tới các thủ tục đệ trình, đưa vấn đề Luật KTS vào chương trình nghị sự năm 2013 của Quốc hội.
Nếu được đồng thuận để bắt tay vào soạn thảo thì khoảng năm 2015, Luật KTS mới có khả năng ra đời. Như vậy, cho đến thời điểm rất được hy vọng đó, chắc vẫn có không ít ngôi nhà, công trình “không đẹp” mọc lên trong tình hình xây dựng ồ ạt hiện nay.
Theo An Ninh Thủ Đô