Lãi suất cao bóp nghẹt sản xuất
Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011; các giải pháp 6 tháng cuối năm, ĐBQH cho rằng tình hình kinh tế-xã hội đang có một số chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Điều này khiến sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đời sống người lao động bị ảnh hưởng nặng nề.
Lãi suất cao vì “bong bóng” BĐS
Bí thư Thành ủy Hà Nội, đại biểu Phạm Quang Nghị cho rằng cần có cơ chế để quỹ bình ổn hàng hóa thật sự hiệu quả, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ việc tiếp nhận hỗ trợ từ quỹ này. Những biện pháp can thiệp kinh tế kiểu như quỹ bình ổn giá chỉ thực sự có ý nghĩa khi đến được tay người tiêu dùng.
“Cần hỗ trợ trực tiếp đối với những chỗ khó khăn nhất hiện nay, đó là các DN phải chịu lãi suất vay quá cao. Khó khăn của DN sẽ dẫn đến những bất ổn chung: thiếu việc làm, thất nghiệp. Nếu DN dừng sản xuất, hàng hóa khan hiếm, giá cả sẽ khó kiểm soát” - ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (Hà Nội) đánh giá.
Một số ĐB cho rằng với lãi suất quá cao như hiện nay, DN khó mà kinh doanh có lãi, bởi ít nhất phải có lợi nhuận 25% mới đủ chi phí. Việc để tự thỏa thuận lãi suất huy động, có lúc lên tới 17-18%, thậm chí cao hơn, đẩy lãi suất cho vay lên cao. Hậu quả, tính minh bạch của hệ thống ngân hàng bị phá vỡ. Theo ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội), CPI đã vượt xa chỉ tiêu cả năm, chắc không dừng lại ở 15% hay 17% và tăng trưởng GDP cố gắng lắm cũng chỉ đạt khoảng 6%. Các chỉ số cho thấy khó khăn mà người dân đang gặp phải. Xảy ra đình công là hệ quả tất yếu của lạm phát. Nhiều DN đau đớn thu hẹp sản xuất, từ bỏ thị trường, sa thải lao động.
Nếu không quan tâm đến đời sống người lao động, số hộ nghèo cả nước (hơn 3 triệu hộ nghèo, 1,6 hộ cận nghèo) chắc còn tăng lên. “Cần tiếp tục kiểm soát việc cắt giảm đầu tư công. Đồng thời minh bạch thông tin để DN có định hướng kinh doanh và biết lãi suất đi về đâu, ở mức bao nhiêu. Người dân cũng biết để yên tâm hơn” - ĐB Hường nói.
Phó Chủ tịch UBT.Ư MTTQ Việt Nam Đào Văn Bình cho rằng, quản lý thị trường chưa tốt. Lãi suất cao vì “bong bóng” bất động sản. Làng ngoại thành cách trung tâm Hà Nội 20km giá đất 180 triệu đồng/m2 người ta vẫn đổ xô vay tiền mua.
Nhập siêu cao, bộ bàn ghế Trung Quốc giá 90 triệu, mang về bán 200 triệu đồng! Thực phẩm tăng giá, lẽ ra mừng cho nông dân nhưng dân không được hưởng. Để giá thực phẩm tăng 24% từ đầu năm đến nay là có vấn đề về quản lý.
“Tinh thần NQ 11 là kiềm chế lạm phát, nhưng lạm phát, nhập siêu vẫn tăng, ngân sách tiếp tục bội chi. Cần phải xem xét một cách thấu đáo các giải pháp đưa ra của Chính phủ trong 6 tháng cuối năm” - ĐB Trần Hoàng Ngân (TPHCM) kiến nghị.
Minh bạch hóa hoạt động ngân hàng
ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng, báo cáo của Chính phủ quá lạc quan. Theo ông, tình hình kinh tế - xã hội phản ánh chất lượng bộ máy nhà nước. Chính phủ vừa tổng kết Đề án 30 chỉ ra rất nhiều căn bệnh của nền hành chính, nhưng tiếp theo cần làm gì để xử lý những căn bệnh đó thì không đề cập. Báo cáo chỉ có 2 dòng nói về vấn đề này. Đây là vấn đề đáng buồn, nhiều căn bệnh của bộ máy đang ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội.
Nhìn vào chính sách tiền tệ, lãi suất, ĐB Quyền cho rằng do qui định quá mở, ngân hàng mọc lên như nấm, sản xuất đình đốn nhưng lãi suất liên tục tăng. “Phải rà soát lại điều kiện thành lập và quản lý ngân hàng. Vì sao vai trò của NHNN rất mờ nhạt, bất lực trước hiện tượng lãi suất ngầm?”- ĐB Quyền đặt vấn đề.
Theo ĐB Trần Du Lịch (TPHCM), bội chi ngân sách là một căn bệnh. Ông kiến nghị “cần phải có kỷ luật ngân sách cứng”. Có ĐB đề nghị tới đây cần có giải pháp minh bạch hóa hoạt động ngân hàng, thậm chí cần thanh, kiểm tra các hoạt động của ngân hàng.
Để thực hiện mục tiêu trong thời gian tới và cả nhiệm kỳ, ĐB Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TPHCM cho rằng phải đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ chỗ chủ yếu theo chiều rộng hiện nay sang chiều sâu một cách hợp lý. Thế nhưng, việc đưa nghị quyết vào cuộc sống như thế nào, chưa thấy có gì rõ nét. Theo ông, cần dành nguồn vốn ưu đãi, thúc đẩy đầu tư. Ví như ở TPHCM nhờ kích cầu đầu tư trong 12 năm đã huy động được 12.000 tỷ đồng tại 677 dự án. Đồng thời, cần có chính sách mạnh mẽ hơn để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, chuẩn bị cho 5-10 năm tới.
Điều này khiến sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đời sống người lao động bị ảnh hưởng nặng nề.
ĐB Nguyễn Đình Quyền đặt vấn đề: Vì sao Ngân hàng Nhà nước bất lực trước hiện tượng lãi suất ngầm. Ảnh: Hồng Vĩnh. |
Lãi suất cao vì “bong bóng” BĐS
Bí thư Thành ủy Hà Nội, đại biểu Phạm Quang Nghị cho rằng cần có cơ chế để quỹ bình ổn hàng hóa thật sự hiệu quả, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ việc tiếp nhận hỗ trợ từ quỹ này. Những biện pháp can thiệp kinh tế kiểu như quỹ bình ổn giá chỉ thực sự có ý nghĩa khi đến được tay người tiêu dùng.
“Cần hỗ trợ trực tiếp đối với những chỗ khó khăn nhất hiện nay, đó là các DN phải chịu lãi suất vay quá cao. Khó khăn của DN sẽ dẫn đến những bất ổn chung: thiếu việc làm, thất nghiệp. Nếu DN dừng sản xuất, hàng hóa khan hiếm, giá cả sẽ khó kiểm soát” - ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (Hà Nội) đánh giá.
Một số ĐB cho rằng với lãi suất quá cao như hiện nay, DN khó mà kinh doanh có lãi, bởi ít nhất phải có lợi nhuận 25% mới đủ chi phí. Việc để tự thỏa thuận lãi suất huy động, có lúc lên tới 17-18%, thậm chí cao hơn, đẩy lãi suất cho vay lên cao. Hậu quả, tính minh bạch của hệ thống ngân hàng bị phá vỡ. Theo ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội), CPI đã vượt xa chỉ tiêu cả năm, chắc không dừng lại ở 15% hay 17% và tăng trưởng GDP cố gắng lắm cũng chỉ đạt khoảng 6%. Các chỉ số cho thấy khó khăn mà người dân đang gặp phải. Xảy ra đình công là hệ quả tất yếu của lạm phát. Nhiều DN đau đớn thu hẹp sản xuất, từ bỏ thị trường, sa thải lao động.
Nếu không quan tâm đến đời sống người lao động, số hộ nghèo cả nước (hơn 3 triệu hộ nghèo, 1,6 hộ cận nghèo) chắc còn tăng lên. “Cần tiếp tục kiểm soát việc cắt giảm đầu tư công. Đồng thời minh bạch thông tin để DN có định hướng kinh doanh và biết lãi suất đi về đâu, ở mức bao nhiêu. Người dân cũng biết để yên tâm hơn” - ĐB Hường nói.
Phó Chủ tịch UBT.Ư MTTQ Việt Nam Đào Văn Bình cho rằng, quản lý thị trường chưa tốt. Lãi suất cao vì “bong bóng” bất động sản. Làng ngoại thành cách trung tâm Hà Nội 20km giá đất 180 triệu đồng/m2 người ta vẫn đổ xô vay tiền mua.
Nhập siêu cao, bộ bàn ghế Trung Quốc giá 90 triệu, mang về bán 200 triệu đồng! Thực phẩm tăng giá, lẽ ra mừng cho nông dân nhưng dân không được hưởng. Để giá thực phẩm tăng 24% từ đầu năm đến nay là có vấn đề về quản lý.
“Tinh thần NQ 11 là kiềm chế lạm phát, nhưng lạm phát, nhập siêu vẫn tăng, ngân sách tiếp tục bội chi. Cần phải xem xét một cách thấu đáo các giải pháp đưa ra của Chính phủ trong 6 tháng cuối năm” - ĐB Trần Hoàng Ngân (TPHCM) kiến nghị.
Minh bạch hóa hoạt động ngân hàng
ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng, báo cáo của Chính phủ quá lạc quan. Theo ông, tình hình kinh tế - xã hội phản ánh chất lượng bộ máy nhà nước. Chính phủ vừa tổng kết Đề án 30 chỉ ra rất nhiều căn bệnh của nền hành chính, nhưng tiếp theo cần làm gì để xử lý những căn bệnh đó thì không đề cập. Báo cáo chỉ có 2 dòng nói về vấn đề này. Đây là vấn đề đáng buồn, nhiều căn bệnh của bộ máy đang ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội.
Nhìn vào chính sách tiền tệ, lãi suất, ĐB Quyền cho rằng do qui định quá mở, ngân hàng mọc lên như nấm, sản xuất đình đốn nhưng lãi suất liên tục tăng. “Phải rà soát lại điều kiện thành lập và quản lý ngân hàng. Vì sao vai trò của NHNN rất mờ nhạt, bất lực trước hiện tượng lãi suất ngầm?”- ĐB Quyền đặt vấn đề.
Theo ĐB Trần Du Lịch (TPHCM), bội chi ngân sách là một căn bệnh. Ông kiến nghị “cần phải có kỷ luật ngân sách cứng”. Có ĐB đề nghị tới đây cần có giải pháp minh bạch hóa hoạt động ngân hàng, thậm chí cần thanh, kiểm tra các hoạt động của ngân hàng.
Để thực hiện mục tiêu trong thời gian tới và cả nhiệm kỳ, ĐB Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TPHCM cho rằng phải đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ chỗ chủ yếu theo chiều rộng hiện nay sang chiều sâu một cách hợp lý. Thế nhưng, việc đưa nghị quyết vào cuộc sống như thế nào, chưa thấy có gì rõ nét. Theo ông, cần dành nguồn vốn ưu đãi, thúc đẩy đầu tư. Ví như ở TPHCM nhờ kích cầu đầu tư trong 12 năm đã huy động được 12.000 tỷ đồng tại 677 dự án. Đồng thời, cần có chính sách mạnh mẽ hơn để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, chuẩn bị cho 5-10 năm tới.
Theo Tiền Phong