Hợp đồng góp vốn: Đường nào khách hàng cũng chịu rủi ro
Cho dù hợp đồng giữa chủ đầu tư và khách hàng thiếu chặt chẽ thì khả năng lấy lại tiền của khách hàng cũng là rất khó, bởi đa số các nhà đầu tư đang trong tình trạng "đói vốn".
Nếu như cách đây 2 - 3 năm, thị trường bất động sản (BĐS) nhộn nhịp kẻ bán người mua, các dự án dù cách xa trung tâm mấy chục cây số người ta cũng lặn lội “săn lùng” với hy vọng sẽ mang lại những khoản lợi nhuận kếch xù từ việc đầu tư này thì giờ đây, sự nhộn nhịp đó không còn nữa.
Tại thời điểm đó, quan hệ giữa chủ đầu tư và khách hàng quả là thân thiết, bởi ai cũng nhìn thấy món lợi từ việc bắt tay này. Thời thế đổi thay, khi thị trường BĐS ảm đạm, đồng tiền trở nên khan hiếm, các ngân hàng thắt chặt tín dụng, một số dự án phải “đắp chiếu” vì đói vốn, các khách hàng không còn mặn mà với việc mua nhà tại các dự án nữa, họ liền quay sang đòi tiền các chủ đầu tư.
Thời gian qua, tại một số dự án ở Vân Canh, Xuân Phương, Hà Đông (Hà Nội) đã xảy ra tình trạng này. Thương lượng với nhau mãi không đến hồi kết, một số khách hàng khởi kiện đến tòa án.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những khiếu nại liên quan đến các dự án nhà ở chủ yếu do các chủ đầu tư đã lợi dụng triệt để những lỗ hổng pháp lý. Theo quy định của Luật Nhà ở, chủ đầu tư chỉ được bán nhà khi thiết kế công trình đã được phê duyệt và đã xây dựng xong phần móng.
Song nhiều chủ đầu tư đã “lách” luật thông qua hợp đồng huy động vốn, góp vốn, vay vốn để thực hiện quá trình mua bán nhà trên giấy. Theo đó, khách hàng sẽ tự nguyện góp với chủ đầu tư một khoản tiền tương đương với số tiền mua nhà, đất. Đổi lại, họ sẽ được ưu tiên mua căn hộ ở vị trí đẹp, thậm chí mua nhiều căn hộ một lúc.
Với những hợp đồng góp vốn chặt chẽ thì khách hàng chỉ còn nước chịu thua. Tuy nhiên, nếu hợp đồng giữa chủ đầu tư và khách hàng thiếu chặt chẽ thì khả năng lấy lại tiền của khách hàng cũng là rất khó, bởi nhà đầu tư đang trong tình trạng “cạn kiệt”.
Các luật sư cảnh báo rằng, ngay cả khi các chủ đầu tư phá sản thì khả năng lấy lại một phần tài sản của khách hàng cũng là việc không dễ bởi sau khi phá sản, tài sản phát mại để lấy tiền trả các chủ nợ có bảo đảm trước (thường là các ngân hàng trước đó các chủ đầu tư đã vay vốn), nếu còn dư mới đến lượt khách hàng mua nhà (chủ nợ không đảm bảo).
Bài học sâu sắc dành cho các khách hàng sau khi đã bỏ ra một khoản tiền lớn để mua nhà trên giấy chính là sự cẩn trọng khi tìm hiểu kỹ các nguồn thông tin về dự án cũng như năng lực thật sự của các chủ đầu tư.
Lý do thật đơn giản, BĐS là tài sản có giá trị rất lớn nên việc mua bán, trao đổi, sang nhượng cần phải rõ ràng, minh bạch, càng cụ thể càng tốt. Chỉ có như thế, người mua nhà mới có cái nhìn tỉnh táo trước khi quyết định một việc hệ trọng và tránh được những rủi ro có thể xảy ra
Tại thời điểm đó, quan hệ giữa chủ đầu tư và khách hàng quả là thân thiết, bởi ai cũng nhìn thấy món lợi từ việc bắt tay này. Thời thế đổi thay, khi thị trường BĐS ảm đạm, đồng tiền trở nên khan hiếm, các ngân hàng thắt chặt tín dụng, một số dự án phải “đắp chiếu” vì đói vốn, các khách hàng không còn mặn mà với việc mua nhà tại các dự án nữa, họ liền quay sang đòi tiền các chủ đầu tư.
Ảnh minh họa |
Thời gian qua, tại một số dự án ở Vân Canh, Xuân Phương, Hà Đông (Hà Nội) đã xảy ra tình trạng này. Thương lượng với nhau mãi không đến hồi kết, một số khách hàng khởi kiện đến tòa án.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những khiếu nại liên quan đến các dự án nhà ở chủ yếu do các chủ đầu tư đã lợi dụng triệt để những lỗ hổng pháp lý. Theo quy định của Luật Nhà ở, chủ đầu tư chỉ được bán nhà khi thiết kế công trình đã được phê duyệt và đã xây dựng xong phần móng.
Song nhiều chủ đầu tư đã “lách” luật thông qua hợp đồng huy động vốn, góp vốn, vay vốn để thực hiện quá trình mua bán nhà trên giấy. Theo đó, khách hàng sẽ tự nguyện góp với chủ đầu tư một khoản tiền tương đương với số tiền mua nhà, đất. Đổi lại, họ sẽ được ưu tiên mua căn hộ ở vị trí đẹp, thậm chí mua nhiều căn hộ một lúc.
Với những hợp đồng góp vốn chặt chẽ thì khách hàng chỉ còn nước chịu thua. Tuy nhiên, nếu hợp đồng giữa chủ đầu tư và khách hàng thiếu chặt chẽ thì khả năng lấy lại tiền của khách hàng cũng là rất khó, bởi nhà đầu tư đang trong tình trạng “cạn kiệt”.
Các luật sư cảnh báo rằng, ngay cả khi các chủ đầu tư phá sản thì khả năng lấy lại một phần tài sản của khách hàng cũng là việc không dễ bởi sau khi phá sản, tài sản phát mại để lấy tiền trả các chủ nợ có bảo đảm trước (thường là các ngân hàng trước đó các chủ đầu tư đã vay vốn), nếu còn dư mới đến lượt khách hàng mua nhà (chủ nợ không đảm bảo).
Bài học sâu sắc dành cho các khách hàng sau khi đã bỏ ra một khoản tiền lớn để mua nhà trên giấy chính là sự cẩn trọng khi tìm hiểu kỹ các nguồn thông tin về dự án cũng như năng lực thật sự của các chủ đầu tư.
Lý do thật đơn giản, BĐS là tài sản có giá trị rất lớn nên việc mua bán, trao đổi, sang nhượng cần phải rõ ràng, minh bạch, càng cụ thể càng tốt. Chỉ có như thế, người mua nhà mới có cái nhìn tỉnh táo trước khi quyết định một việc hệ trọng và tránh được những rủi ro có thể xảy ra
(Theo CAND)