Đổi vật liệu lấy nhà - Cuộc chơi một mất một còn
Một số chuyên gia cho rằng đổi vật liệu lấy nhà mà không bán được, chủ cửa hàng sẽ bị chôn vốn lâu hơn. Khi đó, vô hình trung "gậy ông sẽ đập lưng ông".
Căn bệnh "đói vốn" như cơn "đại hồng thủy" quét qua thị trường BĐS khiến hàng loạt dự án thuộc loại "siêu hot" cũng giảm giá đến chóng mặt.
Không ít "ông lớn" đang phải "vật vã" với những khoản nợ kếch xù, bên cạnh nhiều dự án còn dang dở. Thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) cũng phải chịu chung cảnh ngộ với "người anh em" này. Giới chuyên môn đánh giá, khó khăn của "hai đại gia" trên đã lên đến đỉnh điểm.
Chỉ là giải pháp "chống cháy"
Trao đổi với Người đưa tin, TS Trần Văn Huynh, chủ tịch Hội VLXD Việt Nam cho rằng: "Tôi cho rằng đây là một ý tưởng khá hay và táo bạo. Hàng đổi hàng, hai bên sẽ cùng có lợi. Tuy nhiên, doanh nghiệp VLXD và BĐS phải thực sự "bắt tay" quan hệ" không nên lợi dụng đẩy khó sang nhau. Thử lấy ví dụ, nếu đổi nhà về mà không bán được, doanh nghiệp BĐS có thể được cứu nhưng đối tác của họ sẽ "sống dở chết dở". Thực tế, không ít doanh nghiệp đã bị "dính bẫy", phải gánh bên mình một "cục nợ". Theo tôi, đây chỉ là giải pháp "chống cháy" ".
Ý tưởng hay nhưng thực tế không tưởng
Ông Phạm Chí Cường, chủ tịch HH Thép Việt Nam cũng cho rằng: "Các DN phải linh động, tùy trường hợp và dự án cụ thể để đưa ra "quyết sách" thích hợp. DN kinh doanh thép hay xi măng mà áp dụng "trò" này chắc chắn sẽ tự gánh lấy khó khăn. Kinh doanh BĐS khá rủi ro, đòi hỏi nhiều "chiêu bài" mà chỉ dân trong nghề mới biết. Là người ngoại đạo như VLXD, không thể hiểu được biến động khôn lường của thị trường. Đổi VLXD lấy BĐS chẳng khác gì đổi rủi ro cũ lấy mạo hiểm mới. Hơn nữa, những thủ tục pháp lý, thỏa thuận giữa bên bán VLXD và chủ đầu tư BĐS sẽ rất lằng nhằng. Nếu không chặt chẽ, sau rất dễ kiện tụng, tranh chấp. Có khi lại "tiền mất tật mang". ý tưởng thì hay nhưng lại là không tưởng".
Trước thực tế, chủ đầu tư BĐS cạn vốn, chủ cửa hàng VLXD loay hoay tìm đầu ra, họ đã chợt nghĩ đến ý tưởng "hàng đổi hàng". Theo đó, hai bên sẽ chấp nhận đổi căn hộ chung cư lấy VLXD để phục vụ khâu hoàn thiện. "Phát kiến" này được một số doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh đưa ra và ngay lập tức nhận được sự quan tâm của dư luận.
Anh Trần Văn Viên, chủ một đại lý VLXD tại Tp. HCM cho biết: "Thời gian vừa qua, nhiều mặt hàng như sắt thép, xi măng, đá ốp sàn, thiết bị vệ sinh cao cấp… hầu như "nằm chết" tại chỗ, không thể tiêu thụ. Đại lý chúng tôi đang rơi vào cảnh sống cầm hơi.
Mới đây, có người "hiến kế" nên đổi VLXD lấy nhà, vừa đẩy được hàng đi, vừa có nhà để bán. Thấy hay hay, tôi "rủ rê" chủ đầu tư và được họ đồng ý. Tôi phải chấp nhận cắt lỗ bằng cách giảm giá 10% để dễ dàng thanh lý "hàng"".
Anh Viên tính toán: "Tôi nghĩ cứ lấy nhà rồi và giảm giá 10% thì bán sẽ không khó. 10% đó coi như khoản chi phí bán hàng mà cửa hàng vẫn hay chiết khấu. Hơn nữa, tiêu thụ nhanh để lấy vốn xoay vòng. Nếu cứ ôm khư khư cả đống vật liệu có ngày phá sản".
Theo đánh giá của các chuyên gia, đổi căn hộ lấy VLXD là một "phát kiến" táo bạo, một cuộc chơi đầy may rủi. Bởi nếu đổi vật liệu lấy nhà mà không bán được, chủ cửa hàng vật liệu sẽ bị chôn vốn lâu hơn. Khi đó, vô hình trung "gậy ông sẽ đập lưng ông".
Đại diện kinh doanh của CTCP Vương Hải với thương hiệu gạch V -block cho biết: "Một số chủ đầu tư muốn đổi gạch của Công ty lấy chung cư, nhưng chúng tôi không dám nhận lời. Chung cư đang xây nên việc tiêu thụ không dễ, vốn có thể đọng vài ba năm. Hơn nữa, giá chung cư là do chủ đầu tư đưa ra, trong khi gạch của mình có đơn giá, định mức rõ ràng. Đã là sản xuất ai chả muốn bán được hàng, nhưng bán kiểu may rủi thì chúng tôi không làm".
Căn bệnh "đói vốn" như cơn "đại hồng thủy" quét qua thị trường BĐS khiến hàng loạt dự án thuộc loại "siêu hot" cũng giảm giá đến chóng mặt.
Giới chuyên gia cho rằng, đổi nhà lấy vật liệu là cuộc chơi một mất một còn.
Không ít "ông lớn" đang phải "vật vã" với những khoản nợ kếch xù, bên cạnh nhiều dự án còn dang dở. Thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) cũng phải chịu chung cảnh ngộ với "người anh em" này. Giới chuyên môn đánh giá, khó khăn của "hai đại gia" trên đã lên đến đỉnh điểm.
Chỉ là giải pháp "chống cháy"
Trao đổi với Người đưa tin, TS Trần Văn Huynh, chủ tịch Hội VLXD Việt Nam cho rằng: "Tôi cho rằng đây là một ý tưởng khá hay và táo bạo. Hàng đổi hàng, hai bên sẽ cùng có lợi. Tuy nhiên, doanh nghiệp VLXD và BĐS phải thực sự "bắt tay" quan hệ" không nên lợi dụng đẩy khó sang nhau. Thử lấy ví dụ, nếu đổi nhà về mà không bán được, doanh nghiệp BĐS có thể được cứu nhưng đối tác của họ sẽ "sống dở chết dở". Thực tế, không ít doanh nghiệp đã bị "dính bẫy", phải gánh bên mình một "cục nợ". Theo tôi, đây chỉ là giải pháp "chống cháy" ".
Ý tưởng hay nhưng thực tế không tưởng
Ông Phạm Chí Cường, chủ tịch HH Thép Việt Nam cũng cho rằng: "Các DN phải linh động, tùy trường hợp và dự án cụ thể để đưa ra "quyết sách" thích hợp. DN kinh doanh thép hay xi măng mà áp dụng "trò" này chắc chắn sẽ tự gánh lấy khó khăn. Kinh doanh BĐS khá rủi ro, đòi hỏi nhiều "chiêu bài" mà chỉ dân trong nghề mới biết. Là người ngoại đạo như VLXD, không thể hiểu được biến động khôn lường của thị trường. Đổi VLXD lấy BĐS chẳng khác gì đổi rủi ro cũ lấy mạo hiểm mới. Hơn nữa, những thủ tục pháp lý, thỏa thuận giữa bên bán VLXD và chủ đầu tư BĐS sẽ rất lằng nhằng. Nếu không chặt chẽ, sau rất dễ kiện tụng, tranh chấp. Có khi lại "tiền mất tật mang". ý tưởng thì hay nhưng lại là không tưởng".
Trước thực tế, chủ đầu tư BĐS cạn vốn, chủ cửa hàng VLXD loay hoay tìm đầu ra, họ đã chợt nghĩ đến ý tưởng "hàng đổi hàng". Theo đó, hai bên sẽ chấp nhận đổi căn hộ chung cư lấy VLXD để phục vụ khâu hoàn thiện. "Phát kiến" này được một số doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh đưa ra và ngay lập tức nhận được sự quan tâm của dư luận.
Anh Trần Văn Viên, chủ một đại lý VLXD tại Tp. HCM cho biết: "Thời gian vừa qua, nhiều mặt hàng như sắt thép, xi măng, đá ốp sàn, thiết bị vệ sinh cao cấp… hầu như "nằm chết" tại chỗ, không thể tiêu thụ. Đại lý chúng tôi đang rơi vào cảnh sống cầm hơi.
Mới đây, có người "hiến kế" nên đổi VLXD lấy nhà, vừa đẩy được hàng đi, vừa có nhà để bán. Thấy hay hay, tôi "rủ rê" chủ đầu tư và được họ đồng ý. Tôi phải chấp nhận cắt lỗ bằng cách giảm giá 10% để dễ dàng thanh lý "hàng"".
Anh Viên tính toán: "Tôi nghĩ cứ lấy nhà rồi và giảm giá 10% thì bán sẽ không khó. 10% đó coi như khoản chi phí bán hàng mà cửa hàng vẫn hay chiết khấu. Hơn nữa, tiêu thụ nhanh để lấy vốn xoay vòng. Nếu cứ ôm khư khư cả đống vật liệu có ngày phá sản".
Theo đánh giá của các chuyên gia, đổi căn hộ lấy VLXD là một "phát kiến" táo bạo, một cuộc chơi đầy may rủi. Bởi nếu đổi vật liệu lấy nhà mà không bán được, chủ cửa hàng vật liệu sẽ bị chôn vốn lâu hơn. Khi đó, vô hình trung "gậy ông sẽ đập lưng ông".
Đại diện kinh doanh của CTCP Vương Hải với thương hiệu gạch V -block cho biết: "Một số chủ đầu tư muốn đổi gạch của Công ty lấy chung cư, nhưng chúng tôi không dám nhận lời. Chung cư đang xây nên việc tiêu thụ không dễ, vốn có thể đọng vài ba năm. Hơn nữa, giá chung cư là do chủ đầu tư đưa ra, trong khi gạch của mình có đơn giá, định mức rõ ràng. Đã là sản xuất ai chả muốn bán được hàng, nhưng bán kiểu may rủi thì chúng tôi không làm".
Theo Người Đưa Tin