Dốc sức xây nhà xã hội
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị ngành xây dựng diễn ra hôm qua, 6.1 ở Hà Nội.
Công nhân đang sống tạm bợ
Trong năm 2012, Thủ tướng yêu cầu toàn ngành xây dựng, các địa phương tập trung toàn lực giải quyết nhà ở xã hội cho 8 nhóm đối tượng bao gồm: công nhân, sinh viên, người thu nhập thấp, quân nhân, cán bộ, viên chức, hộ nghèo, đồng bào vùng lũ… Năm 2011, theo Thủ tướng, việc phát triển nhà ở xã hội thu được nhiều kết quả. Nhà cho người nghèo ở khu vực nông thôn cơ bản được giải quyết, tuy nhiên nhà cho công nhân, sinh viên, người nghèo ở đô thị vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Tại nhiều khu công nghiệp (KCN), hầu như công nhân vẫn phải sống trong cảnh tạm bợ; người nghèo tại đô thị sống tại các khu nhà ổ chuột, dọc kênh mương... vẫn còn nhiều.
“Đề nghị anh Dũng (Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng - PV) phải đặt nhiệm vụ giải quyết nhà ở xã hội làm trọng tâm hàng đầu. Cụ thể hóa bằng chính sách, quyết định, cơ chế, chỉ tiêu phấn đấu hằng năm chứ tại Bình Dương, Đồng Nai… công nhân sống tạm bợ, còn rất khổ”, Thủ tướng chỉ đạo. Ông cũng nhắc nhở các địa phương phải tập trung nguồn lực. Mỗi năm tiền thu ngân sách từ đất (từ 1.000 đến 4.000 tỉ đồng tùy địa phương) nhà nước cho địa phương giữ lại toàn bộ, vì vậy phải dành một phần để xây nhà ở xã hội cho người dân. Tại các tỉnh miền Trung, quanh năm sống chung với lũ, Thủ tướng nói rằng đã có mô hình thí điểm xây nhà giá chỉ khoảng 20 triệu đồng/căn, có tầng 2 rộng 10m2, đủ chứa lương thực, đủ sức chứa vài người trong những ngày mưa lũ. Thời gian tới phải nhân rộng mô hình này.
Đối với thị trường bất động sản (BĐS), Thủ tướng lưu ý đây là thị trường vướng mắc nhiều nhất. Ông cũng đề cập tới câu chuyện “giá cao, chất lượng thấp” tại các công trình xây dựng: “Tôi nghe nhiều, mà cả xã hội lên tiếng về chất lượng xây dựng công trình thấp, giá thành lại cao. Nếu cứ làm trước, hư sau thì gay go quá”. Thủ tướng chỉ đạo Bộ cần nghiên cứu để khắc phục, ban hành tiêu chuẩn chất lượng, làm sao để hạ giá thành mà chất lượng vẫn đảm bảo: “Ở Hà Nội, cứ vài ngày lại thấy báo đăng tòa nhà cao tầng gì đó xảy ra sự cố mà không thấy trách nhiệm thuộc về ai. Phải nhận thấy, có trách nhiệm trong quản lý nhà nước của Bộ, từ đó mới cố gắng khắc phục”, Thủ tướng lưu ý.
Quy hoạch một đằng làm một nẻo
Theo báo cáo của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, tính đến nay cả nước có 755 đô thị gồm 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, 11 đô thị loại 1, 12 đô thị loại 2 và 44 đô thị loại 3, 54 đô thị loại 4 và 628 đô thị loại 5… Cả nước đang có 632 dự án khu đô thị mới, tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 31%, trong đó quy hoạch đô thị cả nước đạt 93%.
Thủ tướng tỏ ra lo ngại trước tình trạng “quy hoạch một đường, làm một nẻo” diễn ra phổ biến, dẫn tới các đô thị hình thành một cách manh mún, tự phát. Quy hoạch đô thị chung được phê duyệt, nhưng các địa phương không lập quy hoạch chi tiết. Khi chủ đầu tư trình dự án không theo quy hoạch, lãnh đạo tỉnh xuê xoa gật đầu cho qua dẫn tới vỡ quy hoạch, nảy sinh cơ chế xin - cho. Thủ tướng cũng lưu ý khâu bố trí đất trong quy hoạch còn nhiều bất cập, đặc biệt đất dành cho giao thông, giáo dục, y tế, vui chơi, giải trí còn quá ít.
Để chấn chỉnh tình trạng này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng trong năm 2012 phải rà soát lại toàn bộ quy hoạch hiện có trên cả nước.
Công nhân đang sống tạm bợ
Trong năm 2012, Thủ tướng yêu cầu toàn ngành xây dựng, các địa phương tập trung toàn lực giải quyết nhà ở xã hội cho 8 nhóm đối tượng bao gồm: công nhân, sinh viên, người thu nhập thấp, quân nhân, cán bộ, viên chức, hộ nghèo, đồng bào vùng lũ… Năm 2011, theo Thủ tướng, việc phát triển nhà ở xã hội thu được nhiều kết quả. Nhà cho người nghèo ở khu vực nông thôn cơ bản được giải quyết, tuy nhiên nhà cho công nhân, sinh viên, người nghèo ở đô thị vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Tại nhiều khu công nghiệp (KCN), hầu như công nhân vẫn phải sống trong cảnh tạm bợ; người nghèo tại đô thị sống tại các khu nhà ổ chuột, dọc kênh mương... vẫn còn nhiều.
Việc quản lý thị trường bất động sản thời gian qua gặp nhiều lúng túng - Ảnh: D.Đ.Minh
Cả xã hội lên tiếng về chất lượng xây dựng công trình thấp, giá thành lại cao. Nếu cứ làm trước, hư sau thì gay go quá Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng |
Đối với thị trường bất động sản (BĐS), Thủ tướng lưu ý đây là thị trường vướng mắc nhiều nhất. Ông cũng đề cập tới câu chuyện “giá cao, chất lượng thấp” tại các công trình xây dựng: “Tôi nghe nhiều, mà cả xã hội lên tiếng về chất lượng xây dựng công trình thấp, giá thành lại cao. Nếu cứ làm trước, hư sau thì gay go quá”. Thủ tướng chỉ đạo Bộ cần nghiên cứu để khắc phục, ban hành tiêu chuẩn chất lượng, làm sao để hạ giá thành mà chất lượng vẫn đảm bảo: “Ở Hà Nội, cứ vài ngày lại thấy báo đăng tòa nhà cao tầng gì đó xảy ra sự cố mà không thấy trách nhiệm thuộc về ai. Phải nhận thấy, có trách nhiệm trong quản lý nhà nước của Bộ, từ đó mới cố gắng khắc phục”, Thủ tướng lưu ý.
Quy hoạch một đằng làm một nẻo
Theo báo cáo của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, tính đến nay cả nước có 755 đô thị gồm 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, 11 đô thị loại 1, 12 đô thị loại 2 và 44 đô thị loại 3, 54 đô thị loại 4 và 628 đô thị loại 5… Cả nước đang có 632 dự án khu đô thị mới, tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 31%, trong đó quy hoạch đô thị cả nước đạt 93%.
Thủ tướng tỏ ra lo ngại trước tình trạng “quy hoạch một đường, làm một nẻo” diễn ra phổ biến, dẫn tới các đô thị hình thành một cách manh mún, tự phát. Quy hoạch đô thị chung được phê duyệt, nhưng các địa phương không lập quy hoạch chi tiết. Khi chủ đầu tư trình dự án không theo quy hoạch, lãnh đạo tỉnh xuê xoa gật đầu cho qua dẫn tới vỡ quy hoạch, nảy sinh cơ chế xin - cho. Thủ tướng cũng lưu ý khâu bố trí đất trong quy hoạch còn nhiều bất cập, đặc biệt đất dành cho giao thông, giáo dục, y tế, vui chơi, giải trí còn quá ít.
Để chấn chỉnh tình trạng này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng trong năm 2012 phải rà soát lại toàn bộ quy hoạch hiện có trên cả nước.
Theo Thanh Niên